Vai trò hướng dẫn (nhà giáo dục)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò công tác xã hội trong việc thực hiện chương trình 135 tại huyện kim bôi, tỉnh hòa bình giai đoạn II (2006 2010) (Trang 78 - 81)

Nhà giáo dục/người hướng dẫn: là người cung cấp kiến thức kỹ năng

liên quan tới vấn đề họ cần giải quyết, nâng cao năng lực cho cá nhân, gia đình, nhóm hay cộng đồng qua tập huấn, giáo dục cộng đồng để họ có hiểu

biết, tự tin và tự mình nhìn nhận vấn đề đánh giá vấn đề phân tích và tìm kiếm nguồn lực cho vấn đề cần giải quyết.

Vai trò này được thể hiện rõ ở cán bộ KNVTB trong việc cho các hộ

gia đình vay vốn phải có chương trình hướng dẫn người dân làm kinh tế, phát triển theo mơ hình kinh tế nào để phát huy tích cực, hiệu quả số vốn cho vay. Hướng dẫn người dân thực hiện các mơ hình sản xuất, chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức sản xuất. Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho các hộ dân về các mơ hình trồng cây gì và ni con gì để họ có kinh nghiệm, kiến thức trong

thực hành và sản xuất.

Trong vai trò này KNVTB họ là những người được tuyển chọn ở thôn

bản, họ hoạt động công tác khuyến nơng tại chính thơn bản mà họ sinh sống. Vì vậy, KNVTB là những người có trình độ tiêu biểu, nổi bật trong q trình sản xuất nơng lâm nghiệp tại thơn bản. Cũng do đặc thù đó, cho nên KNVTB là những người thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng, điều kiện sản xuất, phong tục tập quán của người nơng dân tại thơn bản mà họ phụ trách. Vì vậy, họ chính là một cầu nối quan trọng để chuyển giao có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới tới người nông dân bằng hình thức “cầm tay, chỉ việc” từ những kiến thức, kinh nghiệm của bản thân và qua thực tiễn trồng trọt, chăn nuôi của chính gia đình mình.

KNVTB là người ln tìm tịi, ưu tiên đưa các giống cây trồng, vật

nuôi mới có năng suất và chất lượng cao vào sản xuất, từng bước nâng cao năng suất cây trồng, vật ni, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân nông thôn. Để triển khai và nhân rộng thành cơng các mơ hình

giống mới trong sản xuất, cán bộ KNVTB đóng vai trị nịng cốt và có tính

quyết định. Vì họ chính là người vận động, gương mẫu đi đầu trong quá trình triển khai, nhân rộng diện tích cây trồng, vật ni, giống mới có năng suất và chất lượng cao dần thay thế các giống cây trồng và vật nuôi cũ năng suất thấp của địa phương.

Kết quả điều tra số liệu phòng NN&PTNT của huyện Kim Bôi năm

2009 cho thấy giai đoạn đầu CT 135 có rất ít các mơ hình trang trại, ao ni và đồng bãi cho năng suất lao động cao. Từ đầu năm 2008 có cán bộ KNVTB

ở mỗi thơn thì cho hiệu quả năng suất rõ rệt. Tính đến cuối năm 2009 trên địa

bàn huyện Kim Bôi, các giống cây trồng mới như giống lúa lai, ngô lai, đậu tương giống mới có năng suất cao gấp từ 1,7 – 2 lần so với các giống cũ của

địa phương đã chiếm ưu thế trong sản xuất từ 55 – 60 % diện tích; các mơ

hình chăn ni gia súc, gia cầm và thuỷ sản đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn so với tập quán chăn nuôi cũ của người dân từ 35 – 40 % là những minh chứng điển hình trong cơng tác xố đói giảm nghèo các xã CT 135 của huyện Kim Bơi trong đó có sự đóng góp thiết thiết thực và hiệu quả của đội

ngũ cán bộ KNVTB.

Điều này cho thấy, khuyến nông là một công cụ quan trọng để chuyển

giao tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ giúp chuyển đổi cơ cấu sản xuất,

nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng nhằm xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống cho đồng bào DTTS và người dân khu vực miền núi. Tuy

nhiên, sản xuất cũng rất đa dạng, ngay một huyện vùng cao cũng sản xuất rất nhiều loại cây trồng, vật nuôi khác nhau, đòi hỏi dịch vụ cung ứng khuyến

nông cũng phải đa dạng, nhưng khuyến nông nhà nước chưa đáp ứng được

nhu cầu này. Chia sẻ về những hạn chế này, một cán bộ Khuyến nông kiêm khuyến Lâm xã Đú Sáng nhận định: “Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở các địa phương rất đa dạng nhưng cán bộ khuyến nơng lại chỉ có năng lực

chuyên môn đơn ngành (trồng trọt, chăn ni, lâm nghiệp), rất ít người thành thạo và có kinh nghiệm tổng hợp. Ngoài ra, các kỹ năng tổ chức nông dân, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm,… lại chưa được chú ý trang bị cho cán bộ khuyến nơng” (anh Nguyễn Đình C, 36 tuổi, cán bộ Khuyến nông – khuyến lâm xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hịa Bình).

Cơng tác KNVTB được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực sản xuất từ trồng trọt, chăn nuôi đến các hoạt động lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…

KNVTB đã giúp cho người dân biết dựa vào nguồn lực có sẵn mà để phát

triển kinh tế hộ gia đình. Trong quá trình làm việc tiếp xúc, trao đổi kinh

nghiệm, mơ hình sản xuất, tập huấn… KNVTB đã tạo lập mối quan hệ thân

thiện với các hộ nơng dân, khơng cịn sự e ngại mang tính chất nơng dân với cán bộ. Có vậy thì các hộ mới thỏai mái đưa ra ý kiến đóng góp và hỏi các thắc mắc gặp phải trong khó khăn về chăn nuôi, sản xuất.

Bảng 3.1: Tác động của hoạt động KNVTB tới sản xuất các hộ dân

21% 0% 0% 79% Khơng ảnh hưởng Tác động xấu Tác động tốt

(Trích: Báo cáo cơng tác khuyến nông – khuyến lâm huyện Kim Bôi năm 2010)

Qua biểu đồ này cho thấy khơng có người nông dân nào trong số được hỏi cho rằng các hoạt động của KNVTB tác động xấu đến sản xuất kinh tế của họ. Chỉ có 21% cho rằng các hoạt động của KNVTB khơng ảnh hưởng gì tới họ (tức là có cũng được mà khơng có cũng được). Có 79% số người được hỏi cho rằng các hoạt động KNVTB tác động tích cực tới hoạt động sản xuất,

Trong trồng trọt: KNVTB giao các giống lúa, ngô, khoai tây, đậu tương, lạc.... chất lượng cao cho các hộ nông dân. Hướng dẫn họ thay đổi phương

thức canh tác cũ như tự để giống, ít phân bón, gieo trồng theo mùa khơng cần biết năm đó thời tiết thế nào.... các giống để lâu đã bị thóai hóa năng suất và

chất lượng thấp thay thế bằng các loại giống mới phù hợp với điều kiện canh tác thu hoạch cho sản lượng cao. Các mơ hình trình diễn, các lớp tập huấn kỹ thuật được mở ra đã giúp cho bà con nông dân học hỏi đuợc nhiều kinh

nghiệm và kỹ thuật thông qua các mơ hình mà bà con trực tiếp được tham

quan, do đó khả năng nhân rộng phát triển sản xuất nhanh và hiệu quả cao. Trong chăn nuôi: hàng năm KNVTB phối hợp với trạm thú y tiêm phòng cho các loại gia súc phòng trừ dịch bệnh. Mở lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăn sóc và phịng trừ dịch bệnh, các biện pháp tránh rét cho gia súc gia cầm. Nhờ có cơng tác này mà nhân dân chủ động hơn trong chăn nuôi

giúp giảm thiểu thiệt hại khi dịch bệnh xảy ra.

Duới đây là mơ hình hoạt động, tương tác qua lại giữa KNVTB với

người dân:

Bảng 3.2: Mơ hình hoạt động giữa KNVTB với người dân

Cán bộ KNVTB

-Tư vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò công tác xã hội trong việc thực hiện chương trình 135 tại huyện kim bôi, tỉnh hòa bình giai đoạn II (2006 2010) (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)