Thuyết hệ thống sinh thá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò công tác xã hội trong việc thực hiện chương trình 135 tại huyện kim bôi, tỉnh hòa bình giai đoạn II (2006 2010) (Trang 34 - 37)

Lý thuyết hệ thống trong CTXH có hai nhóm là lý thuyết hệ thống chung và lý thuyết hệ thống sinh thái. Sự hình thành hai nhóm lý thuyết này xuất phát từ lịch sử hình thành lý thuyết còn trong ứng dụng thường được kết hợp. Lý thuyết hệ thống được đưa vào CTXH trong những năm 1970 chính

nhằm mục đích phê phán lý thuyết tâm lý động học khơng có mấy hiệu quả.

Cịn lý thuyết hệ thống sinh thái xuất hiện tại Mỹ lại bao gồm lý thuyết tâm lý

động học.

Lý thuyết hệ thống trong CTXH ứng dụng các khái niệm về hệ thống

nói chung coi mỗi hệ thống có một ranh giới nhất định; một hệ thống có thể

bao gồm các hệ thống phụ và nằm trong một hệ thống lớn hơn; các hệ thống có thể trao đổi với nhau (hệ thống mở) hay khép kín (hệ thống đóng); một tác

động đầu vào sẽ dẫn tới một sản phẩm đầu ra qua hệ thống; một hệ thống có

thể ổn định hay biến động. Lý thuyết hệ thống trong CTXH nhấn mạnh yếu tố xã hội (đối lập lại với tư vấn và công tác xã hội trường hợp), song lại được sử dụng để làm việc với các cá thể, quan tâm chính của nó là làm thể nào các cá thể sống có hành vi phù hợp với xã hội (khác với lý thuyết cấp tiến).

Quan niệm hệ thống được đưa vào quản lý và tâm lý từ những năm

sinh học coi các cơ thể là các hệ thống; chúng nằm trong hệ thống lớn hơn và bao gồm các hệ thống nhỏ hơn.

Thuyết hệ thống là một trong những lý thuyết quan trọng được áp dụng trong công tác xã hội nhằm chỉ cho thân chủ những gì họ thấy. Những hệ thống trợ giúp nào có thể tiếp cận và tham gia, bởi trọng tâm của hệ thống là hướng đến cái tổng thể và mang tính hồ nhập.

Dưới góc độ của CTXH hệ thống hệ thống là tập hợp các nhân tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất.

Hệ thống có thể được quan niệm dưới góc độ cấu trúc, góc độ q trình, góc độ trạng thái, góc độ chuyển dịch, góc độ bản chất.

Lý thuyết hệ thống hỗ trợ cho nghề công tác xã hội như: cung cấp cho người thực hành một khn khổ để phân tích sự tương tác luôn thay đổi,

không ổn định của con người trong môi trường của họ (môi trường gồm môi trường vật chất và môi trường xã hội). Khi môi trường sống đầy đủ về tài

nguyên cho sự tăng trưởng và phát triển của con người thì con người có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Ngược lại khi môi trường sống thiếu thốn tài nguyên thì sự phát triển về thể chất, xã hội, tình cảm sẽ bị ảnh hưởng.

Ứng dụng thuyết hệ thống trong nghiên cứu

Thực hành CTXH dựa trên lý thuyết hệ thống, nhân viên CTXH thường làm việc với 4 hệ thống liên quan như sau:

Bảng 1.1: Bảng mô tả hệ thống giữa nhân viên CTXH và thân chủ

Hệ thống Mô tả Thông tin kèm theo

Hệ thống nhân viên Bao gồm nhân viên xã hội và các tổ chức họ làm việc

Hệ thống khách hàng thân chủ

Nhân dân, nhóm, gia đình, cộng đồng tìm sự giúp đỡ và sẵn sang làm việc

với hệ thống nhân viên

Những khách hàng hiện nay nhận sự giúp đỡ và tự nguyện tham gia; Những người có khả

năng là khách hàng mà nhân viên CTXH thấy cần phải tham gia giúp đỡ.

Hệ thống nhắm vào mục đích

Những người mà khi thay đổi hệ

thống nhân viên CTXH tìm cách thay

đổi để đạt được mục đích.

Khách hàng và hệ thống đích

có thể là một cũng có thể khơng phải là một.

Hệ thống hành động

Những người mà khi hệ thống nhân viên thay đổi hành động để đạt được

mục đích

Khách hàng và hệ thống đích

có thể là một cũng có thể khơng phải là một.

Ý tưởng hệ thống có thể giúp duy trì sự nhất qn trong thực hành. Ý tưởng này yêu cầu người ta phải bắt đầu từ bối cảnh. Chính bối cảnh sẽ quyết

định mục đích và đáp ứng. Nó cũng có thể cho biết nơi nào cần được thay đổi.

Lý thuyết hệ thống nhấn mạnh đến đặc tính q trình nói lên các mối liên

quan và tương tác xẩy ra như thế nào, cũng như nội dung và đầu ra như thế

nào. Tương tác với những người khác là một phần của lý thuyết hệ thống;

điều này nói lên nếu làm việc một cách gián tiếp với các gia đình hay với

những cơ quan khác, tổ chức khác sẽ giúp ảnh hưởng đến thân chủ nhiều hơn. Cùng nhau làm việc cũng là một sản phẩm của lý thuyết hệ thống, nhân viên xã hội sẽ cùng với hệ thống để làm việc có hiệu quả với thân chủ, bạn đồng nghiệp và cơ quan. Hệ thống với các ranh giới của nó có thể làm hạn

chế sự phức tạp. Hệ thống cũng có thể tạo ra điểm tập trung trong giao tiếp

giữa các đối tượng cùng ngụ cư. Vấn đề mọi người cùng sống trong một ranh giới có thể làm cho hệ thống dễ dàng tự điều chỉnh.

Trong nghiên cứu về vấn đề nghèo đói thuyết hệ thống xác định nhân

viên CTXH nằm trong hệ thống nào, thân chủ đang ở hệ thống nào để có sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò công tác xã hội trong việc thực hiện chương trình 135 tại huyện kim bôi, tỉnh hòa bình giai đoạn II (2006 2010) (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)