Vai trò người tham mưu, vận động và biện hộ chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò công tác xã hội trong việc thực hiện chương trình 135 tại huyện kim bôi, tỉnh hòa bình giai đoạn II (2006 2010) (Trang 71 - 74)

Tham mưu là khi một tổ chức hoặc một cá nhân tham gia (tham dự) và việc đề xuất thiết kế một kế hoạch, một chương trình và tổ chức thực hiện (thi cơng) các kế hoạch, chương trình của một chủ thể quyền lực lành đạo, quản lý nhất định.

Vai trò là người vận động/hoạt động xã hội: là nhà vận động xã hội tổ chức các hoạt động xã hội để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ, cổ vũ tuyên

truyền các chương trình chính sách của đảng, nhà nước đến cho người nghèo. Biện hộ trong CTXH là bảo vệ quyền lợi cho thân chủ, cho những người nghèo để họ được hưởng những dịch vụ, chính sách, quyền lợi của họ đặc biệt trong những trường hợp họ bị từ chối những dịch vụ, chính sách lẽ ra

họ được hưởng.

Bản thân nhân viên CTXH khơng có quyền lập chính sách nhưng trong việc thực hiện những chính sách Nhà nước có những chính sách chưa hợp lý, những chính sách mang lại bất lợi hay chưa phù hợp với những người nghèo thì nhân viên CTXH có thể đóng góp ý kiến, tham mưu để sửa đổi, bổ sung

nhằm mang lại những quyền lợi công bằng cho họ trong cuộc sống.

Khi chưa có nhân viên CTXH chính thức thì vai trị tham mưu, hoạch

định chính sách tại huyện Kim Bơi trong thực hiện giai đoạn II CT 135 được

thể hiện ở ban LĐ TB&XH các xã và phòng LĐ TB&XH huyện trong việc kiến nghị và tìm ra các giải pháp giúp xóa đói giảm nghèo hiệu quả nhất.

Đề xuất hỗ trợ tư liệu sản xuất, cây con giống. Ban LĐ TB&XH kiến

nghị để xuất lên phòng LĐ TB&XH huyện xây dựng các tiểu dự án cấp tư

liệu sản xuất cho hộ nghèo để vận động các cá nhân, tổ chức kinh tế - xã hội hỗ trợ cung cấp nguồn tư liệu sản xuất như: Dự án bò giảm nghèo, hỗ trợ gia

súc, gia cầm giống cho các hộ có điều kiện chăn ni phù hợp;…

Mỗi địa phương phù hợp với một loại cây trồng khác nhau, nên mỗi

ban LĐ TB&XH xã dựa trên nhu cầu thực tế của địa phương, những xã nào nhiều nước thì diện tích nên trồng lúa cịn những xã ở trên cao q khó khăn về nước thì xây dựng kế hoạch đề xuất lên cấp trên những cây trồng hợp lý

với đất cạn, những vùng đất núi đá vôi, đất cằn như trồng mía, trồng củ đậu,

trên xin cây con giống về phân phát cho các hộ nghèo khơng có tiền để mua

có cơ hội trồng cây ăn quả, cây lâu năm, cây lấy gỗ. Trên cơ sở đã tìm hiểu

nhu cầu địa bàn xã ban LĐTB&XH đề xuất các giống cây trồng và vật nuôi phù hợp lên cấp trên.

Đề nghị và làm hồ sơ cung cấp tài liệu kỹ thuật, tham quan mơ hình sản

xuất: Thơng qua các chương trình khuyến nơng của Phịng NN & PT NT, Phòng LĐ TB&XH từ nguồn vận động tài trợ, hỗ trợ của các chuyên gia tư

vấn, lập danh sách tổ chức cho các hộ nghèo đi tham quan thực tế, học tập mơ hình làm kinh tế giỏi, cung cấp tài liệu nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực sản xuất.

Tham mưu cho lãnh đạo huyện, xã về dự trù, phân bổ ngân sách cho từng hoạt động. Ban LĐ TB&XH là người sát thực với địa phương nhất nên

họ hiểu hơn ai hết địa phương mình trong năm tới cần đẩy mạnh đầu tư cho

hoạt động gì sản xuất hay giao thơng, thủy lợi.... Vì từ trên Trung ương tới

tỉnh tới huyện và tới xã là cứ theo phân bổ chỉ tiêu chung chung, nếu không có đề nghị và xét duyệt từ dưới lên thì ngẫu nhiên là phân bổ theo chỉ tiêu và như vậy sẽ bất hợp lý và không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Về xử lý rủi ro nợ xấu cho các hộ gia đình q khó khăn khơng thể trả nợ đúng hạn. Ban LĐ TB& XH xã trên cơ sở tìm hiểu thực tế khó khăn của gia đình và lập danh sách và hồ sơ gửi lên UBND xã, UBND xã gửi hồ sơ lên NHCSXH để xem xét và gia hạn nợ cho các hộ gia đình. Đối với các hộ gặp

rủi ro do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh hoặc các khó khăn bất khả kháng khác không trả được nợ, ban LĐ TB&XH gửi UBND xã biên bản xác nhận gửi

NHCSXH huyện tổng hợp báo cáo UBND huyện phê duyệt để gửi NHCSXH tỉnh tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, quyết định xóa nợ.

Nhiều hộ nghèo được hưởng các chính sách: hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ

thì lại bị từ chối khi tiếp cận các dịch vụ. Nhân viên CTXH chính là người trên lập trường của người nghèo để nói lên tiếng nói, ý kiến đề xuất của mình

để bảo vệ quyền lợi cho người nghèo.

Các hộ nghèo tết thường được hỗ trợ: tiền tết, quà tết, gạo.... nhưng

nhiều hộ gia đình khơng biết và đồng nghĩa điều này là mất luôn quyền lợi.

Nhiều địa phương cán bộ đã không phát quà cho người dân mặc dù có xin quà kèm danh sách các hộ nhận trợ cấp theo quy định. Số tiền này ngẫu nhiên vào túi cửa những người thực hiện.

Nhiều hộ dân nghèo được cấp thẻ BHYT miễn phí, nhưng nhiều thẻ bị làm sai và bị vứt xó, trong khi người dân nghèo có bệnh khơng dám đi khám, chữa bệnh... Chia sẻ về vấn đề này: “Gia đình tơi thuộc diện nghèo, có 3 nhân

khẩu được nhận thẻ BHYT miễn phí. Tơi sắp đến ngày sinh nở và tơi rất lo

lắng. Chả là gia đình tơi có cả 3 chiếc thẻ BHYT phát miễn phí nhưng đều bị làm sai. Vì thế, lẽ ra đi khám thai, tơi được miễn phí nhưng vì khơng thẻ nên phải mất tiền. Gia đình tơi vừa được hỗ trợ làm nhà, tiền bạc cũng túng bấn nên không tiền, không thẻ, tôi chẳng dám đi khám thai nữa”. Khi biết sai người dân có kiến nghị nhưng chờ thời gian sửa sai thì cũng là lúc thẻ BHYT sắp hết hạn. Người dân vẫn luôn là người khổ nhất và chịu thiệt thòi hơn cả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò công tác xã hội trong việc thực hiện chương trình 135 tại huyện kim bôi, tỉnh hòa bình giai đoạn II (2006 2010) (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)