Vai trò kết nối nguồn lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò công tác xã hội trong việc thực hiện chương trình 135 tại huyện kim bôi, tỉnh hòa bình giai đoạn II (2006 2010) (Trang 94 - 101)

- Gửi thư hỏi đáp Đề xuất ý kiến

3.1.6 Vai trò kết nối nguồn lực

Vai trò người kết nối nguồn lực: Đây là một vai trò quan trọng của

nhân viên CTXH với tư cách là người trung gian kết nối thân chủ, người nghèo với các nguồn lực cần thiết. Nguồn lực này có thể là các cá nhân, tổ chức, ban ngành, đồn thể có liên quan đến vấn đề cần giải quyết của thân chủ; hoặc cũng có thể là các dịch sẵn có trong cộng đồng. Người nghèo có rất

nhiều nhu cầu nhu cầu như: được hỗ trợ vay vốn, được tạo việc làm, được trợ giúp về pháp lý, chăm sóc sức khỏe, đào tạo nghề,... Bởi vậy, để đảm bảo được vai trò này, nhân viên CTXH cần hiều rõ các dịch vụ, lựa chọn dịch vụ

phù hợp với thân chủ của mình và trực tiếp giúp họ tiếp cận với các dịch vụ, kết nối người nghèo với các nguồn lực.

Với vai trò là kết nối những người thực hiện vai trị CTXH giúp các hộ nghèo có thêm tiềm lực để phát triển. Một xã nghèo muốn thoát nghèo nhanh thì cần sự tổng hợp các nguồn lực (nội lực và ngoại lực) không chỉ dựa trên sự trợ giúp của Chính phủ, cần có thêm ngân sách từ địa phương, cần huy động sự ủng hộ, quyên góp của các tổ chức, doanh nghiệp, hoạt động trên địa bàn

các xã. Ban LĐ TB&XH cũng MTTQ các cấp cùng hội cựu chiến binh đóng vai trị rất quan trọng trong việc kết nối nguồn lực. Kết nối nguồn lực thể hiện

ở ba khía cạnh sau:

Thứ nhất, về nguồn vốn vay, cần huy động thông qua việc tổ chức các

buổi tuyên truyền, kêu gọi sự tài trợ của các cơ quan, cơng ty, xí nghiệp đang hoạt động trên địa bàn mà CT đang triển khai để huy động sự đóng góp, tham gia của các lực lượng trong xã hội cùng chung tay góp sức vào công cuộc giảm nghèo. Huy động nguồn lực toàn xã hội, ngoài việc phát động “Tháng cao điểm vì người nghèo”, MTTQ và phịng LĐ TB&XH cấp huyện và cấp

xã phối hợp với ban vận động vì người nghèo áp dụng nhiều hình thức vận động phù hợp với từng đối tượng, thời điểm. Huyện Kim Bôi đã đẩy mạnh

cuộc phát động kêu gọi cán bộ, công nhân, viên chức tự nguyện trích ít nhất

một ngày lương ủng hộ người nghèo, mỗi năm Ban vận động vì người nghèo huyện đều có thêm một khỏan tiền để chăm lo cho những hộ cịn nhiều khó khăn nhân dịp lễ, tết

Bên cạnh đó, với phương châm đa dạng hóa các hình thức giúp đỡ hộ nghèo, ban vận động “Ngày vì người nghèo” của Phòng LĐ TB & XH thành lập ở mỗi xã, cùng MTTQ các cấp trong huyện tuyên truyền, vận động hội

viên, đồn viên tích cực hưởng ứng cuộc vận động bằng những việc làm cụ

thể, thông qua giúp nhau kiến thức, kinh nghiệm làm ăn; thành lập các tổ

nhóm tiết kiệm, tổ nhóm vay vốn; phân cơng hội viên khá giúp đỡ hộ nghèo; hỗ trợ các trường hợp khó khăn đột xuất, tặng quà dịp lễ, tết… Chia sẻ về

thành tích này ơng Bùi Văn O, chủ tịch ủy ban MTTQ tự hào nói: “Trong

năm 2010, toàn huyện đã huy động quyên góp xây dựng quỹ “Vì người

nghèo” được 3.398.903.000 đồng. Từ nguồn quỹ này, MTTQ huyện đã triển

khai làm đựơc 65 nhà đại đồn kết, nhà tình nghĩa trị giá 54 triệu đồng trong

đó MTTQ huyện 19 nhà, Hội chữ thập đỏ 9 nhà, Hội doanh nghiệp nhỏ và

vừa 16 nhà, Hội người cao tuổi 3 nhà, quĩ tỉnh 18 nhà. Ngoài ra, còn tổ chức thực hiện cuộc vận động ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do cơn bão số 9 năm

2008 gây ra được trên 218 triệu đồng từ việc trích ngày lương của các cán bộ trong từ cấp xã đến huyện; Phối hợp với các tổ chức thành viên thăm hỏi tặng quà chúc tết gia đình chính sách, thương binh, nạn nhân chất độc da cam, hộ gia đình nghèo, người già cơ đơn tàn tật không nơi nương tựa với 1.092 xuất quà trị giá 286 triệu đồng. MTTQ huyện đã phối hợp với Phòng LĐ-TBXH và các tổ chức thành viên tuyên truyền sâu rộng ý nghĩa và có hành động thiết

thực xây dựng ủng hộ qũy “Đền ơn đáp nghĩa”, thăm hỏi tặng q cho hộ gia

đình chính sách, gia đình thương bệnh binh, người có cơng 558 xuất quà trị

người nghèo, giải quyết chế độ chính sách cho các đối tượng chưa được

hưởng và tổng hợp hộ nghèo và cận nghèo năm 2009, cấp bổ sung 1.769 thẻ khám chữa bệnh cho người nghèo. Phối hợp với Hội chữ thập đỏ, Phòng y tế, Bệnh viện đa khoa khám, cấp thuốc miễn phí cho 387 đối tượng gia đình

chính sách, nạn nhân chất độc da cam tại 3 xã trị giá 58 triệu đồng... Đồng

thời phối hợp với HĐND, Ban đại diện Hội người cao tuổi huyện tổ chức hội nghị triển khai xây dựng quĩ chăm sóc người cao tuổi, mua áo ấm tặng người cao tuổi nghèo...” (Ông Bùi Văn O, 42 tuổi, chủ tịch MTTQ huyện Kim Bơi,

tỉnh Hịa Bình).

Thứ hai, tìm đầu ra cho các sản phẩm của bà con, tránh tình trạng ép

giá đang phổ biến ở một số vùng nơng thơn như hiện nay, vì hiện nay tình

trạng “được mùa thì mất giá” hay “ người dân lãi một thì thương lái lãi mười”

đang phổ biến hầu khắp các địa phương khiến người dân dù chăm làm quanh

năm cày cuốc nhưng vẫn nghèo nối tiếp nghèo.

Nghịch lý lớn nhất của sản xuất lúa gạo tại Việt Nam là điệp khúc

“được mùa – rớt giá, được giá – mất mùa”. Vì phải loay hoay với nguồn tín dụng “vay – trả, đáo hạn – vay”, người nông dân không thể trữ lúa lại để chờ giá lên rồi bán. Khi phải bán như “chạy giặc” vào mùa lúa rộ đồng thì sẽ làm lượng cung lớn hơn cầu, giá thành sẽ hạ xuống, người nơng dân khơng thể có lời. Vấn đề này chủ yếu nằm ở khâu sản xuất. Người dân cứ trồng, ai mua thì khơng biết, khi lúa chín thì nháo nhào tìm người tiêu thụ. Lúc này, dù biết bị “ép” thế nào cũng phải “cắn răng” mà chịu, nông dân luôn trong tư thế bị

động. Chính vì thiếu kiến thức, không nắm rõ thị trường, khi lúa được giá thì

khâu trung gian ln “no” nhưng khi mùa màng thất bát thì người nơng dân “đói” triền miên.

Đối với sản xuất nông nghiệp thị trường là nhân tố rất quan trọng trong

dân. Do vậy, Phòng LĐ TB&XH huyện cùng cán bộ địa phương cần có các

chiến lược tạo một thị trường ổn định cho người dân yên tâm sản xuất kinh

doanh. Các chiến lược này gồm:

Đẩy mạnh hoạt động sản xuất, chế biến nông sản. Thành lập các trung

tâm, các tổ hợp chuyên đứng ra thu mua nông sản, liên kết với các cơng ty, xí nghiệp, nhà máy chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Có cơ chế, hoạt động cung ứng sản phẩm đầu vào cho nông dân một

cách ổn định, lâu dài.

Tìm kiếm các thị trường mới, tăng cường giới thiệu, quảng cáo sản phầm của địa phương. Nắm bắt nhu cầu của thị trường để có chiến lược sản xuất chế biến cho phù hợp.

Về lâu dài, cần triển khai ngay việc tái cơ cấu, tổ chức ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất gắn với hệ thống giết mổ, phân phối thực phẩm, sao cho người chăn nuôi tiếp cận được gần nhất với người tiêu dùng. Theo đó, chăn

ni trang trại, chăn nuôi nông hộ phải cùng liên kết, tạo thuận lợi trong việc vừa mua được thức ăn giá rẻ, vừa bớt đi những đầu mối thu mua nhỏ lẻ, hạn chế tình trạng người chăn ni bị ép giá, trong khi đó thương lái gia súc, gia cầm lại kiếm siêu lợi nhuận. Ðồng thời, Nhà nước cũng cần tăng cường cung cấp thông tin, dự báo về cung - cầu nguồn thực phẩm trong và ngồi nước, để người chăn ni có định hướng rõ ràng trong đầu tư, xác định quy mô và phân khúc thị trường phù hợp cho sản phẩm làm ra.

Bên cạnh đó, nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ nơng dân thành lập những loại hình: hợp tác xã, công ty cổ phần… do nông dân làm chủ. Từ

đó có thể tập hợp những hộ nơng dân canh tác nhỏ lẻ, manh múng vào dây

chuyền sản xuất quy mơ. Ngồi ra, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật về tận đồng ruộng để tăng năng suất cây trồng, giảm chi phí. Khi nơng dân có thể làm chủ

sản phẩm mình tạo ra thì mới mong thốt nghèo, góp phần phát triển đất nước giàu mạnh được.

Thứ ba, tạo việc làm nâng cao thu nhập, kết nối với các cơ quan xí

nghiệp xin việc làm cho nguời dân.

Hiện nay, lao động nông thôn chiếm tới 76% dân số trong độ tuổi lao động. Đặc biệt là lực lượng lao động trẻ, thanh niên. Đây là lực lượng lao động có vai trị quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Song thực tế hiện nay, lực lượng lao động nông thôn được đào tạo và bồi

dưỡng kiến thức về nghề nghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp, hầu hết các kiến thức, kinh nghiệm người lao động sử dụng đều thông qua sự đúc rút kinh nghiệm

trong quá trình làm việc và sự truyền dạy lại của các thế hệ trước. Chính vì vậy, tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở nông thôn hiện nay là rất cao, công việc chỉ mang tính thời vụ cịn những thời gian rảnh rỗi nơng nhàn thì chẳng có việc gì để làm, việc làm thêm hay nghề phụ khơng có, đất canh tác thì càng ngày càng ít chỉ có mấy xào ruộng khiến cuộc sống của người nông dân càng ngày càng nghèo hơn. Đất không sinh sơi thêm cịn dân cư thì càng ngày càng

đơng đúc dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp càng nhiều. Thêm vào đó 1 hệ lụy nữa kéo

theo là “nhàn cư vi bất thiện” ở các vùng nơng thơn lại có phong tục tập qn cỗ bàn kéo dài mấy ngày liền, ăn uống nhậu nhẹt rồi cờ bạc... làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của từng hộ gia đình và an ninh chung của cộng đồng.

Việc tìm việc làm, giới thiệu và kết nối người dân nghèo với các cơ quan, doanh nghiệp, xí nghiệp là rất quan trọng để giúp người nơng dân thóat nghèo bền vững hơn. Phịng LĐ TB&XH huyện Kim Bơi kết nối việc làm cho các hộ nghèo đến làm việc tại các cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện như: cơ

sở xưởng gỗ, cơ sở mây tre đan, cơ sở dệt thổ cẩm.... Thông qua việc trợ vốn sản xuất cho các doanh nghiệp này với điều kiện nhận mỗi lao động phổ

thông vào làm việc tại xí nghiệp,cơ sở thì sẽ được vay 10 triệu đồng, tối đa

vay không quá 200 triệu/ 1 cơ sở sản xuất. Với cách giải quyết cả hai bên cùng có lợi, cơ sở sản xuất vừa có thêm vốn người lao động lại có việc làm để tăng thu nhập cho gia đình. Tâm sự rất thật lịng của em T, một thanh niên

nghèo học hết cấp 2 ở nhà làm ruộng và rất mong muốn tìm thêm việc làm để phụ giúp bố mẹ nuôi 2 em đang học: “Em cũng như nhiều bạn khác trong xóm

may mắn được giới thiệu việc làm đến cơ sở sản xuất mây tre đan Cát

Phượng, mỗi tháng chúng em được 2.5 triệu tiền lương, lại được nuôi ăn cơm trưa, sáng và tối chúng em về nhà ăn cơm cùng gia đình, từ khi có việc làm

bố mẹ em đỡ phải lên rừng lấy củi đem bán cho 2 em đi học mà em lại thấy

vui vì giúp ích được cho bố mẹ” (Em Lê Văn T, 22 tuổi, xóm Ci, xã Bình

Sơn, huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình).

Xuất phát từ nhu cầu thực tế, nhiều địa phương đã kết nối doanh nghiệp với người lao động thơng qua các chương trình, nguồn quỹ hỗ trợ tạo việc làm. Phòng LĐ TB&XH kết nối với NHCSXH sau khi thống kê và thẩm định các doanh nghiệp cần thêm nhân lực và vốn kinh doanh, phòng đã hướng dẫn các doanh nghiệp làm phương án, thủ tục vay vốn. Trong vòng từ 7 đến 30 ngày, các cơ sở sẽ được giải ngân nguồn vốn giá rẻ. Trong 2 năm 2009 và năm 2010 tòan huyện có 34 dự án vừa và nhỏ tạo việc làm cho hơn 800 lao động khó

khăn với thu nhập khoảng từ 70.000 - 90.000 đồng/ngày.

Hàng năm phịng LĐ TB&XH cùng NHCSXH tiến hành rà sốt số lao

động nghèo đang thiếu việc làm trên địa bàn nhằm nắm bắt nhu cầu để giới

thiệu việc làm phù hợp, ổn định. Huyện cũng đặt vấn đề kết nối, cung cấp

thông tin việc làm với các doanh nghiệp mới và cũ. Trong bối cảnh các chế độ an sinh xã hội chưa bao phủ tồn diện thì việc làm đối với người nghèo là

công cụ an sinh quan trọng nhất. “Việc làm là nguồn tạo thu nhập quan trọng

rộng cơ hội việc làm giúp người nghèo thoát nghèo bền vững” (nhận định của

ông Trương Xuân Tr, trưởng phịng LĐ TB & XH huyện Kim Bơi)

Để giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn một yêu cầu không kém

phần quan trọng cần được quan tâm là đào nghề và nâng cao trình độ, năng

lực cho người dân nơng thơn để họ có tay nghề, hiểu biết và tiếp cận với trình

độ khoa học kỹ thuật tiến bộ nhanh hơn và theo kịp, quản lý một số khâu

quang trọng trong sản xuất các cơ sở, doanh nghiệp. Có như vậy thì mới nâng cao được thu nhập cho người dân và về lâu dài có thể một số thành viên khá giỏi có thể mạnh dạn đứng ra vay vốn để tự mở cơ sở sản xuất mới và tao

thêm nguồn thu nhập cho những người nghèo khác.

Đói nghèo vẫn là tình trạng khá phổ biến ở các vùng nông thôn hiện

nay ở nước ta đặc biệt là các vùng sâu, vùng sa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Những người nghèo gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày cả về vật chất và tinh thần, họ rất cần sự giúp đỡ, Phịng LĐ TB&XH thơng qua các hoạt động hỗ trợ khác nhau là vô cùng quan trọng. Các vai trị này khơng tách rời nhau mà được thực hiện đồng thời, đan xen và hỗ trợ lẫn nhau, giúp

cho q trình hỗ trợ được tịan diện, liền mạch và hiệu quả. Tuy chưa được

chuyên nghiệp, chưa được đào tạo như nhân viên CTXH nhưng họ đã làm rất tốt đó cũng chính là vai trò một nhân viên CTXH sau khi ra trường về địa

phương triển khai và thực hiện. Hi vọng rằng, từ các CTMTQG về XĐGN cùng với sự quan tâm của các cơ quan, ban ngành và sự phát huy có hiệu quả vai trị của phịng LĐ TB&XH sẽ có nhiều cơ hội cho các hộ nghèo vươn lên thóat nghèo bền vững, ổn định cuộc sống hịa nhập chung cùng sự phát triển của đất nước theo đúng mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò công tác xã hội trong việc thực hiện chương trình 135 tại huyện kim bôi, tỉnh hòa bình giai đoạn II (2006 2010) (Trang 94 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)