Trợ giúp pháp lý là việc giúp đỡ pháp lý (tư vấn pháp luật, hòa giải, đại diện, bào chữa, kiến nghị) miễn phí của Nhà nước và xã hội cho người nghèo và đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật nhằm giải toả vướng mắc pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật để họ tự mình biết cách ứng xử phù hợp với pháp luật, thực hiện pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm công bằng xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội và xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Trong quá trình làm việc, tiếp xúc với nguời dân thuộc CT 135thực tế cho thấy có rất nhiều hộ dân khơng hiểu gì về các vấn đề pháp luật liên quan
đến cá nhân, quyền công dân, quyền lợi của họ. Các vấn đề chính người dân
gặp phải như:
Thứ nhất, vấn đề về vay vốn: Nhiều hộ gia đình dù được xếp vào diện
nghèo gắn với các quyền lợi nhất định nhưng họ lại không nắm được quyền
lợi của họ và cũng không đuợc hướng dẫn tiếp cận với các quyền lợi và dịch vụ họ được huởng. Các lợi ích của hộ gia đình khi được xếp vào diện hộ
nghèo: miễn giảm học phí và các khỏan đóng góp khác cho nhà trường; được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí hoặc cấp giấy chứng nhận nghèo để khám
chữa bệnh miễn phí; được tiếp cận tới vốn vay với lãi suất thấp; miễn lao động cơng ích bắt buộc; miễn thuế nơng nghiệp; miễn các đóng góp khác (tiền
an ninh quốc phịng, các đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, phịng chống thiên tai, các đóng góp cho các sự kiện diễn ra tại thơn, hội phí….); được cung cấp lương thực, thực phẩm giữa các mùa thu hoạch; được hỗ trợ quà tết..v…v…
Trong số này chỉ có tín dụng, miễn giảm học phí và viện phí là được
cung cấp trong khn khổ CT MTQG XĐGN, tức là đối tượng hộ nghèo sẽ
có giấy chứng nhận hoặc sổ hộ nghèo. Nhưng nhiều hộ nghèo không biết sử dụng sổ hộ nghèo thế nào và những dịch vụ gì mà họ được hưởng khi có sổ. Một số sổ khơng có ngày và trên thực tế sổ tới tay hộ nghèo chỉ 4-6 tháng trước khi hết hạn. Hơn nữa thường sổ không ghi đầy đủ thông tin để hướng dẫn hộ nghèo tiếp cận với các dịch vụ của CT. Đơn cử như, để có thể được
miễn giảm học phí, nhà trường u cầu phải có giấy chứng nhận (có dấu) của UBND xã. Do vậy, câu hỏi chính được trả lời ở đây là: tỷ lệ hộ nghèo được
tiếp cận tới lợi ích của CT là bao nhiêu và những trở ngại nào họ cần phải vượt qua để nhận được hỗ trợ?
Những hộ dân nghèo thường không đủ thông tin về các dịch vụ tài
chính cũng là một vấn đề. Người nghèo thường không biết các tiêu chuẩn, lãi suất và các điều kiện vay vốn khác. Thông tin về tín dụng chủ yếu đuợc
truyền tải thơng qua cán bộ tín dụng và thường không thống nhất.
Thứ hai, vấn đề miễn giảm học phí cho con em khi đi học: Những hộ có
giấy xác nhận hộ nghèo được hỗ trợ các khỏan theo quy định như được miễn hoặc giảm học phí; được cấp sách giáo khoa miễn phí; được miễn tiền xây
dựng trường; được cấp học bổng cho trẻ em nghèo vượt khó. v...v... Chế độ,
chính sách của CT là như vậy nhưng không phải hộ nào cũng biết về quy định này đặc biệt càng họ càng nghèo ở các xã vùng sâu vùng xa lại càng thiếu các thông tin, hiểu biết về quyền lợi của con em họ nên khơng ít các hộ đã phải cho con em mình nghỉ học khi mới học hết cấp 1. Qua số liệu điều tra tại địa phương cung cấp cho thấy một kết quả đáng buồn về trình độ văn hóa của các em, có 75% chỉ học hết cấp I; 50% học hết cấp II, chỉ có 20% học hết cấp 3 và 15% học lên trung cấp, cao đẳng và đại học (Nguồn: Báo cáo Phòng giáo
dục năm học 2006 -2007 của huyện Kim Bôi).
Lý do chủ yếu những người nghèo ít nhận được chế độ miễn giảm học phí là họ khơng biết họ có đủ tiêu chuẩn để được hưởng miễn giảm theo chính sách và các thủ tục để được miễn giảm học phí quá phúc tạp. Chia sẻ với vấn
đề này ơng T ban LĐ TB&XH xã Trung Bì cho biết: “Hiện tại tất cả các hộ
nghèo trong xã đã được cấp sổ hộ nghèo theo phân bổ từ cấp trên. Xã được phân bổ 240 hộ nghèo nhưng số hộ do người dân chọn thì cao hơn thế. Giải pháp là các hộ nghèo sẽ lần lượt được nhận sổ” (ơng Qch Văn T, xã Trung
Bì, huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình). Tức là các hộ nghèo thường chỉ được tiếp cận ít hơn những hỗ trợ mà họ đúng ra được hưởng. Với cách giải quyết vấn
nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống của các hộ một cách bền vững là rất khó khả thi.
Với những khó khăn của các hộ dân trong trợ giúp pháp lý về thủ tục vay vốn, về miễn giảm học phí cho con em nghèo đi học, về các dịch vụ y tế UBND huyện Kim Bôi đã giao cho phòng LĐ TB&XH huyện triển khai đến từng xã và thực hiện khá tốt tại các ban LĐ TB&XH. Ban LĐ TB&XH của mỗi xã thường tổ chức các buổi hội họp để phổ biến sâu rộng các chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến người nghèo. Hàng năm ngày 9/11
phòng LĐ TB&XH huyện triển khai xuống các xã thực hiện ngày Pháp luật Việt Nam tổ chức các cuộc thi tại mỗi xã, rồi từ các xã chọn giải nhất và thi cấp huyện. Trong các cuộc thi tập trung chủ yếu vào các nội dung, các câu hỏi liên quan đến thủ tục vay vốn, xử lý tình huống pháp luật hàng ngày, về
quyền sử dụng đất, thuế đất, các quyền lợi các xã nghèo thuộc CT 135, về thủ tục hồ sơ miễn giảm học phí cho con em nghèo đi học,...
Hịa giải cơ sở, hướng dẫn và hỗ trợ thủ tục cho các hộ vay vốn là những vai trò mà một nhân viên CTXH đảm nhiệm, tuy nhiên những người
trong ban LĐ TB & XH, hội phụ nữ đã và đang đảm nhiệm trong suốt giai đoạn II CT 135 (2006 – 2010). Họ không được đào tạo chuyên nghiệp, có
chăng chỉ là các lớp bồi dưỡng tập huấn 2 lần/năm vậy mà họ đã làm khá tốt công việc của mình. Họ là những người bán chuyên nghiệp trong vai trò là người trợ giúp pháp lý, hòa giải làm việc trực tiếp với các thân chủ. Với những khó khăn và hạn chế này một nhân viên CTXH chuyên nghiệp bằng những kỹ năng nghề nghiệp, tiến trình làm việc lập ra theo kế hoạch chắc chắn sẽ giải quyết các vấn đề còn tồn tại rất tốt trong giai đoạn III của CT 135 tiếp theo. Sẽ tìm đến người dân nhiều hơn thay vì người dân cịn phải tìm đến họ trong giai đoạn II CT 135.