Kết cấu dòng ý thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn tự sự học (Trang 35 - 46)

CHƯƠNG 1 : NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN VÀ KẾT CẤU

1.2. Kết cấu trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh

1.2.3. Kết cấu dòng ý thức

Sau năm 1986, kiểu kết cấu theo dòng tâm tưởng đã được sử dụng rất có hiệu quả trong sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người. Các yếu tố về không gian, thời gian, điểm nhìn… được phối hợp chặt chẽ trong kết cấu theo dòng ý thức, tâm tưởng, phát huy tối đa vai trò của ký ức. Do đó rất phù

hợp với những tác phẩm viết về đề tài chiến tranh và Nỗi buồn chiến tranh là

Nỗi buồn chiến tranh phá vỡ kết cấu trần thuật tuân theo không gian,

thời gian tự nhiên, tạo nên kết cấu trần thuật theo không gian, thời gian tâm lý. Tác phẩm được kết cấu trên cơ sở lồng vào trong nó tiểu thuyết của một nhà văn, nhưng thực chất nó lại được kết cấu theo dòng ý thức. Ở đó, thời gian bị đảo lộn giữa quá khứ - hiện tại, giữa chiến tranh - hòa bình theo dòng ký ức cuồn cuộn, thay đổi liên tục của nhân vật Kiên.

Về cơ bản, toàn bộ tiểu thuyết được chia thành 7 phần dựa trên các cách trang thống nhất trong cả bốn bản in (năm 1990, 1991 và hai bản năm 2003). Cụ thể:

1 2 3 4 5 6 7

42 trang 79 trang 38 trang 36 trang 29 trang 48 trang 7 trang Đó là một bức tranh lắp ghép mà các mảnh vỡ bị đảo lộn lên, bị tung ra, lật nhào toàn bộ thứ tự, vị trí ban đầu của nó. Toàn bộ trong đó chỉ là những mảng ghép rời rạc trong dòng hồi ức của Kiên, như chính nhân vật này bộc bạch: “Ngay từ chương đầu tiên cuốn tiểu thuyết của anh đã buông lơi cốt truyện truyền thống, không gian và thời gian tự ý khuấy đảo không kể gì đến tính hợp lý, bố cục bấn loạn, dòng đời các nhân vật bị phó mặc cho ngẫu hứng…” [39; 54]. Các sự kiện không tuân theo trình tự thời gian. Thay vào đó, từng mảnh đời nhân vật bị chia cắt ra, bị phân tán vào ký ức lộn xộn, chắp nối và rời rạc của nhân vật chính.

Người đọc có cảm giác như văn học đã gần với các thủ pháp cắt xén, lắp ghép hình ảnh trong điện ảnh. Nếu xem 7 phần được phân chia kia gắn với 7 sự kiện thì nhìn vào chuỗi các sự kiện được thống kê ta có thể thấy được sự kiện thứ 1 và thứ 7 thực ra là một sự kiện liền mạch nhưng đã được cắt chia ra cho các mảnh ký ức 2, 3, 4, 5, 6 xen vào giữa. Người đọc có thể chắp nối

theo dòng ký ức của nhân vật. Kiên xuất hiện với hai tư cách: là nhà văn -

nhân vật chính của tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh; là tác giả của cuốn tiểu

thuyết viết về đề tài chiến tranh mãi mãi còn dang dở. Chính hành trình sáng tạo tiểu thuyết và kết cấu cuốn tiểu thuyết của nhà văn Kiên đã làm nên kết

cấu của Nỗi buồn chiến tranh.

Tác phẩm được dệt nên bằng hàng loạt những giấc mơ, ký ức đứt nối, hỗn loạn nhưng lại thống nhất trong một dòng chảy: Dòng ý thức của nhân vật Kiên. Hiện thực chiến tranh qua dòng ý thức của nhân vật, hiện lên đầy vẻ tử khí, với những gam màu chói, gắt: lửa, máu, tiếng gầm rú của xe tăng, của đại liên khạc đạn. Thích hợp với những giấc mơ, hồi ức dữ dội ấy là bóng đêm, không gian màu xám, cảnh tượng nhòe mờ hư ảo, những tiếng gọi hồn. Có hai tiếng gọi trong ký ức của Kiên: tiếng gọi âm u của những âm hồn, của cái chết, của lửa đạn và tiếng gọi tha thiết của tình yêu. Hai tiếng gọi ấy đẩy Kiên vào một đời sống mộng du, trầm uất, khó lòng hòa nhập với đời sống hậu chiến.

Ở Nỗi buồn chiến tranh, sự đồng hiện thời gian được thể hiện rất rõ. Phá vỡ trật tự thời gian thông thường, kết cấu dòng ý thức Nỗi buồn chiến

tranh là hệ quả của việc tạo ra một thời gian trần thuật chỉ phụ thuộc vào thời

gian tâm trạng, vào dòng tâm tư của nhân vật Kiên. Trong đó có sự đan cài giữa thời gian trần thuật và thời gian câu chuyện xoay quanh những hồi ức, những kỉ niệm và giấc mơ của nhân vật Kiên. Bùi Thị Hợi, trong luận văn “Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kì đổi mới”, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đã thống kể các mốc

Thời gian Sự kiện Mùa khô đầu

tiên

Kiên trong đội thu nhặt hài cốt tử sĩ từ bờ tây sông Pôcô đến truông Gọi Hồn

Cuối mùa khô năm 69

Tiểu đoàn 27 bị xóa sổ, Kiên và một vài người may mắn sống sót, cái truông núi vô danh, có tên là Gọi Hồn

Mùa mưa năm 1974

- Kiên và đám lính trinh sát lập bàn thờ cúng giỗ các linh hồn tiểu đoàn 27 và dân làng Hủi

- Chuyện Thịnh “con” giết nhầm người hủi mà anh tưởng là vượn

- Nhớ lại những ngày bình yên và sung sướng của lính trinh sát

- Cái chết của Vân, Thanh, Từ những đồng đội cùng tổ trinh sát với Kiên.

Cuối tháng 8/1974

- Ở truông Gọi Hồn, hoa hồng ma nở rộ, Kiên và đồng đội say sưa trong khói hồng ma với những cơn mộng mị. Thứ khói mà anh và đồng đội gọi là bả độc.

- Những câu chuyện ma quái và những ngày mưa mịt mùng trong khu rừng mà trung đoàn Kiên ẩn náu.

Mùa thu 9/1974

- Can bỏ trốn vì chán trường, khổ sở, nhớ nhà và chết trong đau đớn, nhục nhã.

- Chiến sự lớn lao ở miền cánh bắc, quân lính sống trong nơm nớp chờ vào trận.

Thời gian Sự kiện

Mùa mưa 1974

- Ở truông Gọi Hồn diễn ra một mối tình cuồng si của đám lính trinh sát với ba cô gái trong khu trại tăng gia bị bỏ quên giữa rừng.

- Ba cô gái bị bọn thám báo giết. Kiên và nhóm trinh sát tìm được chúng

Năm 1968 - Nhớ tới Hòa, cô giao liên hiền hậu đã hy sinh để cứu Kiên và đồng đội

Năm 1965 - Kiên đến Chèm thăm dượng, người chồng sau của mẹ, trước khi lên đường đi B

Trước khi chiến tranh xảy ra (trước 1965)

- Nhớ về cố Dụ và những người hàng xóm trong đó có Hạnh, người phụ nữ độc thân, xinh đẹp, làm dấy lên trong Kiên tình cảm bồng bột của tuổi mười bảy.

Cuối mùa thu 1976

- Trên chuyến tầu xuất ngũ ra Bắc, Kiên đã gặp Hiền, thương binh, người Nam Định, họ sống gấp với nhau những cây số cuối cùng của tuổi thanh xuân chiến hào.

Kiên trở về Hà Nội gặp lại Phương sau mười năm xa cách. Đêm đầu tiên của cuộc đời mới sau chiến tranh với những chuỗi ngày tiếp theo đau đớn vật vã và Phương bỏ đi.

Sau năm 1976 - Kiên tiếp tục vào đại học và trở thành nhà văn, bắt tay vào viết cuốn tiểu thuyết về mình và đồng đội…

Mùa khô 1976

- Tổ thu gom hài cốt tử sĩ đào trúng một ngôi mộ kết ở thung lũng Mo Rai bên bờ Sa Thầy

Thời gian Sự kiện luôn sống trong day dứt.

Mùa khô 1966

- Nhớ tới chết của Quảng, tiểu đội trưởng đầu tiên của Kiên ở chiến dịch Đông Sa Thầy để lại ấn tượng thương tâm suốt đời Kiên

Mùa khô 1976

- Đội thu nhặt hài cốt tìm thấy người điên ở đồi 300 bên bờ song Sa Thầy, phỏng đoán Tùng, đồng đội của Kiên bị một viên bom bị lọt vào não làm cho mất trí. Hình ảnh những người điên làm Kiên và những đồng đội buồn thương da diết.

Ngày 30/4/1975

- Cảnh lính tráng ăn uống, xả hơi sau chiến thắng.

- Chuyện xác chết của người đàn bà ở cửa Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất bị hành hạ, khiến Kiên nhớ đến cái chết của Oanh ở ty cảnh sát Buôn Ma Thuật cách đó hơn một tháng.

Đầu hạ 1965 - Buổi mít tinh “Ba sẵn sàng” của thầy trò trường Bưởi, Kiên và Phương đã trốn ra bơi ở Hồ Tây.

Mùa thu 1965

- Nhà ga Thanh Hóa sau trận mưa bom, hôm Phương tiễn Kiên đi B. Lần đầu tiên Kiên thấy người bị giết, thấy sự dã man của chiến tranh.

1968-1972

- Nhớ trận giáp lá cà dưới chân Ngọc Bơ Rẫy, những ngày tháng khổ đau của chiến trường Tây Nguyên hung tàn. - Cảnh Kiên và Tạo voi quỳ lên khẩu Ma Lai xả súng vào dòng thác tàn binh ngụy. Tạo hy sinh trong thời khắc đó. Mùa xuân 1965 - Cái chết về cha và những ký ức về ông khiến Kiên đau

Thời gian Sự kiện đớn.

- Kiên lầm lì cô độc, Phương bước sang tuổi mười bảy vút lên trở thành một thiếu nữ xinh đẹp, rực cháy sân trường Bưởi.

- Kiên bị thương, nằm ở Điều trị 8, trong đau đớn do vết thương, chập trờn trong những cơn mê man, anh đã nhầm tưởng cô y tá câm là Phương.

Mùa mưa 1969

- Kiên bị thương, nằm ở Điều trị 8, trong đau đớn do vết thương, chập trờn trong những cơn mê man, anh đã nhầm tưởng cô y tá câm là Phương.

Năm 1961

- Nhớ lại chuyện năm 13 tuổi Kiên cùng Phương, Toàn, Sinh được đi chơi tàu điện. Trong lần ấy, Phương đã thể hiện tình yêu trẻ con nhưng vô cùng mãnh liệt với Kiên. Năm 1965 - Gặp Phương trước khi vào Nam đi B, Kiên đã nhỡ đơn vị,

Phương cùng Kiên lên tàu vào ga Thanh Hóa.

8/1964

- Đoàn trường Chu Văn An tổ chức cắm trại ở Đồ Sơn, Phương đã hát bằng tất cả những dự cảm đầu tiên về cuộc chiến tranh đang đến gần.

Mùa hè 1965 - Kiên vào bộ đội

Mùa thu 1965 - Chuyến tàu đêm, Phương tiễn Kiên lên đường đi B. Họ đã đi nốt với nhau những cây số cuối cùng của mối tình đầu 30/4/1975 - Từ hy sinh vì sự trần trừ của Kiên khi tấn công vào dãy lầu

Thời gian Sự kiện

- Nhớ đến những đồng đội Oanh, Cừ, Thịnh “nhớn” và Hòa đã hy sinh bởi sự sống của Kiên và bao người khác.

1964 - Cuộc trò chuyện giữa Kiên với mẹ Phương và những lo lắng của bà cho cuộc đời Phương.

1965

- Kiên đến chào từ biệt mẹ Phương.

- Phương đàn tặng Kiên một bản Xônát để tiến anh ra trận. Kiên vô cùng xúc động.

1965

- Đoàn tầu trở Phương và Kiên đến ga Thanh Hóa bị địch oanh kích, Kiên tìm thấy Phương trên toa tầu hàng trong trạng thái vô hồn, đờ đẫn… Sau đó Kiên quyết định ra đi bỏ lại Phương ở Thanh Hóa…Từ đó bặt tin Phương.

1973

- Nhận được thư của Kì “tổ ong” từ mặt trận khu V, thanh minh cho Phương. Lá thư làm sống dậy trong Kiên niềm hy vọng về Phương.

Những ngày hòa bình

- Kiên sống âm thầm cô độc dốc trọn sức lực và tâm huyết để viết lên cuốn tiểu thuyết của đời mình và đồng đội.

- Rồi anh bỏ đi đâu không ai biết với gian phòng bừa bộn va một chồng bản thảo dang dở.

Từ bảng thống kê ta thấy, thời gian của tác phẩm không tuân theo thời gian lịch sử. Các sự kiện được tổ chức một các lộn xộn theo những ký ức của Kiên. Việc tổ chức thời gian đồng hiện theo kĩ thuật điện ảnh của tác giả giúp soi chiếu cặn kẽ con người hiện đại với nhiều chiều kích.

Bảo Ninh không phản ánh, không sao chép mà là sáng tạo ra hiện thực về cuộc chiến tranh: Đó là hiện thực tâm linh, một thế giới tâm lý đầy những dằn vặt, ẩn ức. Với lối viết sáng tạo này, những vùng mờ của vô thức, tiềm thức được khai lộ trước mắt người đọc. Trong ý thức của nhân vật, cùng lúc xuất hiện nhiều loại ký ức, có sự chen lấn của nhiều tiếng nói, xuất hiện nhiều bức tranh. Người ta gọi đó là thời gian đồng hiện. Cách dựng truyện của Bảo Ninh nhìn qua tưởng như đứt nối nhưng lại hoàn toàn phù hợp với sự luân chuyển ý thức của nhân vật chính. Chính nhờ hình thức đồng hiện này mà Bảo Ninh có thể nối kết những chuyện thuộc về những khoảng thời gian khác nhau và vì thế rút ngắn được thời gian kể. Ở đây, yếu tố giấc mơ trở thành phương thức tự sự hiệu quả để đi vào khám phá thế giới tâm linh con người, để mở rộng biên độ thời gian.

Giấc mơ xuất hiện rất nhiều nhằm đồng hiện nhiều mảng thời gian khác nhau, đảo trật tự tuyến tính. Kiên thường hay mơ về Phương - người phụ nữ đã đánh thức tình yêu trong Kiên thời tuổi trẻ, là nguồn sức mạnh chập chờn

trong quãng đời chiến trận của anh “những giấc mơ đậm đặc cảm giác, nóng

bỏng và ngọt lịm như mật ứa ra trào lên lấp đầy cõi mộng mị. Trong những đêm mưa ấy, từ giữa miền không gian xa xanh sâu thẳm khuất chìm sâu sương mù ký ức, người con gái của thành phố quê hương lại hiện lên và bước tới với anh trong bóng hình tiên nữ mờ ảo. Cả người gai lên, xương thịt chờn rợn, run rẩy, rung động trong nỗi khát khao thèm muốn được hưởng tới độ tột cùng cảm giác xúc tiếp êm ái, choáng ngợp, đáng kinh hãi với cái hình hài yêu dấu, mong manh, mềm mại như cánh hồng ấy” [39; 32]. Giấc mơ của

Kiên thường là thời gian hồi ức “trong mơ, trí nhớ khuấy đảo, lật tung tất cả, lần tìm trong đổ nát đam mê niềm đau buốt, vô hạn độ, vô bến bờ của anh đối với nàng từ tận những thuở hồng hoang xa tít mù tắp thời trai trẻ”. Chính trong hồi tưởng mà Kiên đi tìm ý nghĩa thực của đời mình. Dường như ở Kiên

luôn có sự cố gắng để sắp xếp những kỉ niệm lộn xộn, nối khớp chúng với những sự kiện lịch sử chung của dân tộc, để có được một kết luận. Dù sống trong thời bình nhưng Kiên “không tài nào nhấc chân ra khỏi miệng hố của chiến tranh, loại người bị ký ức quá kinh khủng đè bẹp và làm cho suy đốn”.

Ngay cả mối tình với Phương cũng bị cuộc chiến đó chia đôi “Đời anh chỉ có

hai tình yêu thôi. Một mối tình của anh và Phương hồi trước chiến tranh. Và sau chiến tranh là mối tình khác, cũng giữa anh với nàng” [39; 70].

Với những cách tân trong nghệ thuật tự sự, Bảo Ninh đã phá vỡ cấu trúc thời gian đơn tuyến vốn vẫn thường gặp trong văn xuôi truyền thống. Thời quá khứ trong truyện kể không còn là quá khứ đơn (tách biệt với hiện tại) mà thường là quá khứ liên quan đến hiện tại và thậm chí cả tương lai. Những câu chuyện quá khứ qua hồi tưởng của Kiên được đặt vào dòng chảy bề bộn của cái hôm nay khiến thời gian như được kéo lùi về hiện tại và không ngừng tiếp diễn. Chính cách trần thuật phi tuyến tính và đồng hiện này đã góp phần xác lập một cấu trúc thời gian trần thuật đặc thù ở tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Bằng việc sử dụng thời gian đồng hiện, Bảo Ninh đã khẳng định sự bất lực của con người đối với lịch sử, con người chỉ là nạn nhân mà thôi.

Có thể khẳng định, ở thời điểm Nỗi buồn chiến tranh ra đời, Bảo Ninh

là một trong những cây bút quan trọng góp phần làm nên một cuộc cách mạng trong nghệ thuật tiểu thuyết ở Việt Nam. Toàn bộ phạm vi tồn tại của nhân vật trung tâm từ đời sống xã hội đã được chuyển vào đời sống tâm lý. Nhân vật chính không phải là một con người hành động, tác giả không mô tả, kể, tái hiện lại đời sống xã hội của một con người (tồn tại trong xã hội, tiếp xúc với những nhân vật khác, xung đột và giải quyết xung đột... ) để từ đó khái quát những vấn đề nhân sinh. Trái lại, tác giả tái hiện lại một thế giới tâm lý đầy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn tự sự học (Trang 35 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)