Giọng đồng cảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn tự sự học (Trang 87 - 97)

CHƯƠNG 3 : NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT

3.2. Giọng điệu trong Nỗi buồn chiến tranh

3.2.2. Giọng đồng cảm

Đặc điểm lời kể chuyện trong Nỗi buồn chiến tranh là tiếng nói tự ý

thức nhưng không phải tự ý thức theo kiểu đa thanh, các tiếng nói ngang hàng, xung đột với những tiếng nói khác, mà là tiếng nói mang tính lưỡng phân: đồng cảm, chia sẻ song luôn đối thoại và chứa đựng những mâu thuẫn

gay gắt. Tính lưỡng phân nằm trong chính nguyên tắc kết cấu ngôn từ nghệ thuật trong văn bản mà tác giả đã lựa chọn. Đồng cảm, bởi ý thức được sự nghiệt ngã, khốc liệt và đau đớn mà những người lính đã trải qua nên giọng người kể chuyện khi tái hiện cuộc sống và tâm trạng của nhân vật bao giờ cũng là giọng trầm, lắng lại trong sự trìu mến, xót thương.

Tác giả luôn để người kể chuyện tìm đến những khoảnh khắc tự ý thức (tự thú) của nhân vật. Và chính ở những khoảnh khắc đó, nỗi niềm và những suy tư của nhân vật, của người kể chuyện và tác giả như cùng cộng hưởng trong tiếng nói tri âm. Dường như chính trong những giây phút suy ngẫm ấy, họ tìm thấy sự đồng cảm. Đó có thể là sự kinh hoàng khi chứng kiến những cái chết ghê rợn, độc ác và bạo tàn; sự day dứt trước một linh hồn khốn khổ, bạc phước; là xót thương, tủi hờn và lo sợ với những giây phút si mê, bồng bột và tội lỗi của những con người trẻ tuổi; là đau đớn, uất hận và căm hờn bởi cái giá của sự sống phải đánh đổi bằng những sinh mạng đồng đội khác; là cảm giác nóng bỏng, ngọt lịm ngập đầy cõi mộng mị của mối tình đau đớn và si mê…

Có thể cảm nhận được giọng điệu này qua hồi ức, giấc mơ của Kiên về những người phụ nữ. Sự xuất hiện một tuyến các nhân vật nữ trong hồi ức và giấc mơ của Kiên gắn với cả ba thời kỳ, trước, trong và sau chiến tranh. Đó là Phương, Hiền, Liên, Hòa, Hạnh, người đàn bà câm…. Người phụ nữ là hiện thân cho cái đẹp, cái thiện trong tác phẩm. Nếu như chiến tranh đánh thức trong Kiên phần tàn tạo, biến anh thành một cỗ máy, giết chóc thì những người phụ nữ từ Hạnh cho đến Phương, đến người nữ y tá trong Điều trị 8 (một hóa thân của Phương) lại đánh thức trong anh tình yêu, một tình yêu mà cho đến tận cuối cuộc đời anh, vĩnh viễn không trọn vẹn.

Không chỉ Phương, những người phụ nữ khác được Kiên hồi ức lại đều mang theo trong anh sự cảm thông, trân trọng và nuối tiếc. Họ chỉ thoáng qua

đời Kiên nhưng đã để lại những điều vô giá cho một tâm hồn thương tật. Kiên gặp Hạnh trước ngày chiến tranh, khi Hạnh nhờ anh đào giúp “một cái tăng xê”, gặp Hòa trong những ngày “thoái trào của tấn công Mậu Thân”, gặp Hiền trên chuyến xe về quê nhà ngày chiến thắng, gặp Lan khi ghé thăm thị trấn Đồi Mơ. Mọi cuộc gặp gỡ đều chỉ thoáng qua nhưng lại có sức ám ảnh kỳ lạ đối với Kiên. Từ Hơ-bia, Mây, Thơm, ba người con gái trong căn nhà nhỏ giữa rừng khơi dậy tình yêu của toàn tiểu đội, đến Hòa, gốc Hải Hậu - "con gái miền biển làm giao liên đường rừng" - hy sinh năm 1968. Từ Hiền, cô gái phế binh quê Nam Định Chợ Rồng Kiên gặp trong chuyến tàu ngày trở về, đến Lan, người goá phụ trẻ của Đồi Mơ.

* * *

Tiểu kết chương 3

Với sự kết hợp của ngôn ngữ tự sự, giàu cảm giác và độc thoại nội

tâm, dòng ý thức, Nỗi buồn chiến tranh đã góp phần vào chặng đường hiện

đại hóa ngôn ngữ cũng như đa dạng hóa các dạng thức diễn ngôn của văn xuôi. Có thể nhận ra những cuộc cật vấn, đối thoại, tranh biện giữa tác giả và nhân vật, người kể chuyện và nhân vật, nhân vật và bạn đọc hay chính nội tâm nhân vật... trên một dòng tự sự bắt đầu bị lật xới, xáo trộn mạnh mẽ. Sự đa dạng về ngôn ngữ không chỉ bao hàm sự hiện diện đồng thời của các loại lời của người trần thuật, nhân vật và lời gián tiếp tự do (đan xen lời của người trần thuật và lời nhân vật) mà còn là cuộc phiêu lưu thực sự của chủ thể các loại lời ấy trên cùng một văn bản, cho thấy một lối viết rất riêng của tác giả.

Bảo Ninh lại mang đến cho người đọc một nỗi buồn: nỗi buồn chiến tranh, nỗi buồn tình yêu, buồn vì sự sáng tạo nghệ thuật, buồn về hiện tại đang ngày đêm diễn ra... Xuyên suốt cuốn tiểu thuyết là giọng điệu buồn

thương, ngậm ngùi, pha chút mỉa mai, chua xót và cả giọng tra vấn, nhưng trên hết vẫn là một sự đồng cảm, chia sẻ. Đằng sau những đối thoại, độc thoại tưởng như chứa đựng những mâu thuẫn gay gắt... luôn là một sự đồng cảm sâu sắc.

Với Nỗi buồn chiến tranh, nhà văn Bảo Ninh đã vượt lên trên một số

nhà văn cùng thời về kỹ thuật tiểu thuyết. Cùng các tác giả khác như Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài..., Bảo Ninh đã thật sự thổi một luồng gió mới vào đời sống văn học, đem đến cho văn học một bộ mặt đa dạng, phong phú và sâu sắc về mặt ngôn ngữ nghệ thuật.

KẾT LUẬN

Tìm hiểu tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn tự sự học cho

thấy:

- Nỗi buồn chiến tranh như là phép tu từ học buộc chúng ta phải tìm ra

những nhân tố tạo ra sức hấp dẫn cho truyện kể. Từ việc lựa chọn kiểu người kể chuyện tự ý thức gắn với những tình huống đặc thù của bối cảnh truyện kể cho phép tác giả xác lập một nguyên tắc “mã hóa” riêng chất chứa tình cảm, tâm hồn và trái tim của Bảo Ninh. Không thấu hiểu và ý thức một cách sâu sắc về những giá trị sống của con người, về nhân tính và tình người, về chiến tranh và sức phá hủy kinh hoàng của nó, Bảo Ninh không thể viết nên những dòng chữ thấm đẫm những suy ngẫm và chất chồng nỗi đau như thế.

- Nhà văn có khả năng xóa nhòa ranh giới nhiều thủ pháp kể chuyện, mờ hóa và làm mới nhiều nét nghĩa diễn ngôn trên nền tảng của một mô hình cấu trúc đặc thù. Xếp chồng các lớp cấu trúc con theo một lôgic nghệ thuật riêng nhằm tìm đến một cách thể hiện mới. Bảo Ninh không chỉ đem đến một cái nhìn khác về hiện thực chiến tranh, mà điều quan trọng, nhà văn đã xác lập một tư tưởng. Tư tưởng đó không phải chỉ được định hình từ việc tái hiện hiện thực từ một góc nhìn mới mà còn nằm trong tầng ý thức của mỗi cá thể trong thế giới nghệ thuật ấy. Chính sự tự ý thức của từng cá thể theo quan điểm riêng có thể dung hòa hoặc vĩnh viễn đối lập đã tạo ra nền tảng tư tưởng của tác phẩm.

- Với Nỗi buồn chiến tranh, ở thời điểm tác phẩm ra đời, Bảo Ninh là

một trong những cây bút quan trọng góp phần làm nên một cuộc cách mạng trong nghệ thuật tiểu thuyết ở Việt Nam. Toàn bộ phạm vi tồn tại của nhân vật trung tâm từ đời sống xã hội đã được chuyển vào đời sống tâm lý. Tác giả tái hiện lại một thế giới tâm lý đầy những dằn vặt, ẩn ức, những hồi ức và những ám ảnh.

- Bảo Ninh đã cùng với những Chu Lai, Ma Văn Kháng, Lê Văn Thảo, Nguyễn Trí Huân, Nguyễn Xuân Khánh, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh Thái, Võ Thị Hảo... đã cố gắng đổi mới tư duy tiểu thuyết, tìm một hướng đi mới trong sáng tạo thể loại. Bắt đầu của sự thay đổi phương thức tự sự ấy là sự phá bỏ kết cấu theo trật tự tuyến tính thông thường, thay vào đó là một loạt các hình thức kết cấu mới mẻ, phức tạp và đa tầng bậc…

Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh ra đời, ngay lập tức nó

đã trở thành một hiện tượng trên văn đàn đương đại Việt Nam và nhanh chóng thu hút sự quan tâm của đông đảo đọc giả cũng như giới nghiên cứu không chỉ bởi số phận đặc biệt của nó. Tác phẩm dường như là nơi hội tụ và thể hiện đầy đủ những thành tựu, cách tân mới của kỹ thuật tự sự, của việc đổi mới thi pháp tiểu tuyết nói chung và tiểu thuyết về đề tài chiến tranh nói riêng. Dưới góc nhìn tự sự học, luận văn đã cố gắng trình bày, lý giải những nét độc đáo, nổi bật, vượt trội về kỹ thuật tự sự điều làm nên giá trị của tác phẩm cũng như thành công của tác giả. Chúng ta có thể khẳng định rằng, Bảo

Ninh với Nỗi buồn chiến tranh đã góp phần tạo nên bộ mặt mới, tạo thêm sự

sôi động cho văn học Việt Nam đương đại.

Chúng tôi hy vọng rằng sẽ được tiếp tục công việc của mình ở mức độ sâu, rộng hơn. Rất mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô, sự góp ý chân thành của bè bạn và những người quan tâm đến đề tài này!

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tác giả, tác phẩm trong nước

1. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc Gia

Hà Nội, Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Bình (2003), Một vài nhận xét về quan niệm hiện thực trong

văn xuôi nước ta từ sau 1975, Văn học, (Số 4), tr.21-25.

3. Trần Duy Châu (1994), Từ đâu đến Nỗi buồn chiến tranh, Cộng Sản, (Số

10), tr.54-55.

4. Nguyễn Minh Châu (1987), Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn

học minh họa, Văn nghệ, (Số 49, 50), tr.3.

5. Hồng Chương (1962), Phương pháp sáng tác trong văn học nghệ thuật,

Nxb Sự thật.

6. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện

đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.

8. Đinh Xuân Dũng (1995), Văn học Việt Nam về chiến tranh, hai giai

đoạn của sự phát triển, Văn nghệ Quân đội, (Số 7), tr.91-95.

9. Phan Cự Đệ (1984), Mấy vấn đề của tiểu thuyết viết về đề tài chiến

tranh cách mạng, Văn nghệ quân đội, (Số 9), tr.108-113.

10. Phan Cự Đệ (2001), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục.

11. Phan Cự Đệ (1974), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Tập 1, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

12. Phan Cự Đệ (1974), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Tập 2, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

13. Nguyễn Khoa Điềm (1994), Một vài cảm nhận về đời sống văn chương

15. Hà Minh Đức (1994), Những chặng đường phát triển của văn xuôi Cách

mạng, Văn nghệ, (Số 33), tr3.

16. Hà Minh Đức (2002), Những thành tựu của Văn học Việt Nam trong

thời kì đổi mới, Nghiên cứu văn học, (Số 7), tr.21-25.

17. Hà Minh Đức (Chủ biên) (2003), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

18. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2010), Từ điển thuật ngữ

văn học, Nxb Văn học, HN.

19. Đỗ Đức Hiểu (1999), Đổi mới phê bình văn học (Phê bình - Tiểu luận), Nxb Khoa học Xã hội và Nxb Mũi Cà Mau Nxb, tr.282.

20. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn.

21. Nguyễn Hòa (2001), Tiếp tục viết về đề tài chiến tranh cách mạng và

lực lượng vũ trang, Văn nghệ quân đội, (Số 8), tr.3-9.

22. Nguyễn Hòa (1989), Suy nghĩ về vấn đề con người trong văn học viết

về chiến tranh, Văn nghệ, (Số 51), tr3.

23. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục.

24. Bùi Thị Hợi (2011), Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn

xuôi Việt Nam thời kì đổi mới, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn học

Việt Nam, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

25. Chu Lai (1987), Ăn mày dĩ vãng, Nxb Hội Nhà văn.

26. Chu Lai (1987), Vài suy nghĩ về sự thật trong chiến tranh, Văn nghệ

Quân đội, (Số 4), tr.115-117.

27. Tôn Phương Lan (1994), Chiến tranh trong những tác phẩm văn

chương được giải (của Hội Nhà văn và Bộ Quốc phòng), Văn học, (Số 12), tr.14-16.

29. Nguyễn Văn Long (2005), Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề

nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

30. Lê Lựu (2005), Thời xa vắng, Nxb Văn hóa thông tin.

31. Phương Lựu (Chủ biên) (2004), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

32. Nguyễn Đăng Mạnh (1985), Về một khuynh hướng tiểu thuyết đang

phát triển, Nhân dân, (Số ngày 27/10), tr8.

33. Nguyên Ngọc (1991), Văn xuôi sau năm 1975, thử thăm dò đôi nét về

quy luật phát triển, Văn học, (Số 4), tr.21-24.

34. Vương Trí Nhàn (2007), Con người khám phá và con người thích ứng

trong Nỗi buồn chiến tranh, Nhà văn, (Số 11), tr. 113-127.

35. Trần Thị Mai Nhân (2007), Quan niệm về tiểu thuyết trong Văn học

Việt Nam giai đoạn 1986- 2000, Nghiên cứu văn học, (Số 7), tr.24-27.

36. Nhiều tác giả (2004), Văn học 1975 - 1985: Tác phẩm và dư luận, Nxb Hội Nhà văn.

37. Nhiều tác giả (2007), Văn học Việt Nam sau năm 1975, Giáo trình Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQGHN), Hà Nội.

38. Nhiều tác giả (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội.

39. Bảo Ninh (2009), Nỗi buồn chiến tranh, Nxb Văn học, Hà Nội.

40. Trần Đình Sử (2008), Tự sự học - Một số vấn đề lí luận và lịch sử, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

41. Trần Đình Sử (2008), Tự sự học - Một số vấn đề lí luận và lịch sử, phần

2, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

42. Trần Đình Sử (2008), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục.

43. Trần Đình Sử (Chủ biên) (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại

44. Nguyễn Thanh Tâm (2011), Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Hồ Anh

Thái, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lí luận văn học, Trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn.

45. Bùi Việt Thắng (Tuyển chọn và biên soạn) (2000), Bàn về tiểu thuyết, Nxb VHTT - HN, tr.411.

46. Bùi Việt Thắng (1991), Văn xuôi gần đây và quan niệm về con người,

Văn học, (Số 6), tr.25-29.

47. Bích Thu (2001), Tiểu thuyết Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa văn

học nửa đầu thế kỉ, Nghiên cứu văn học, (Số 4), tr24-28.

48. Nguyễn Ngọc Thiện (1990), Tiểu thuyết hướng nội trong văn xuôi Việt

Nam hiện đại, Nghiên cứu văn học, (Số 6), tr.28-34.

49. Lê Ngọc Trà (2007), Văn học Việt Nam những năm đầu đổi mới,

Nghiên cứu văn học, (Số 1), tr.24-31.

II. Tác giả, tác phẩm nước ngoài

50. Aristote, Lưu Hiệp, Nghệ thuật thơ ca, Văn tâm điêu long, Nxb Văn

học, H, 1999.

51. M. Arnauđôp (1978), Tâm lý học sáng tạo văn học (sách dịch), Nxb

Văn hóa, HN.

52. M.B. Khrapchenkô (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận

nghiên cứu văn học (sách dịch), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

53. G.N Pôxpêlôp (1998) (Chủ biên), Dẫn luận nghiên cứu văn học (Trần

Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Lê Ngọc Trà dịch và giới thiệu), Nxb Giáo

dục.

54. Iu.M. Lotman (2004), Cấu trúc văn bản nghệ thuật, Nxb Đại học Quốc gia, H.

III. Tài liệu Online

56. Bảo Ninh không “đóng kịch” với đời, http://nld.com.vn/van-hoa-van-

nghe/bao-ninh-khong-dong-kich-voi-doi-20140815212936453.htm, cập

nhật ngày 15/8/2014.

57. Nhà văn Bảo Ninh: Cái thật bao giờ cũng có sức quyến rũ,

http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/van-hoc-sach/20050807/nha-van- bao-ninh-cai-that-bao-gio-cung-co-suc-quyen-ru/92445.html, cập nhật

ngày 7/8/2005.

58. Nhà văn Bảo Ninh: Không ai một mình làm nên hạnh phúc,

http://tonvinhvanhoadoc.vn/van-hoc-viet-nam/doi-song-van-hoc/2648-

nha-van-bao-ninh-khong-ai-mot-minh-lam-nen-hanh-phuc.html.

59. Phạm Xuân Thạch, Nỗi buồn chiến tranh viết về chiến tranh thời kì hậu

chiến - từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp,

https://sites.google.com/site/thachpx/v%E1%BB%81n%E1%BB%97ibu

%E1%BB%93nchi%E1%BA%BFntranh, 2004.

60. Nguyễn Hưng Quốc, Chủ nghĩa hậu hiện đại và văn học Việt Nam,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn tự sự học (Trang 87 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)