Những biến chuyển của hình tượng người kể chuyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn tự sự học (Trang 54 - 58)

CHƯƠNG 1 : NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN VÀ KẾT CẤU

2.1.3. Những biến chuyển của hình tượng người kể chuyện

Để tạo nên một cách kể chuyện khác với những tác phẩm viết về cái nhìn của những người lính bước ra từ chiến tranh trước đó, Bảo Ninh đã liên tục chuyển hóa người kể chuyện, thậm chí là có lúc xóa nhòa đi ranh giới của các ngôi kể chuyện. Muốn kể lại chiến tranh bằng “một cái nhìn riêng biệt” nhưng lại không muốn “thiên vị”, mất đi tính thuyết phục, nhà văn đã sử tạo ra người kể chuyện cực kì đặc biệt. Cách kể chuyện dù là ở ngôi thứ ba hay ngôi thứ nhất đều có chung một hệ quy chiếu đó chính là ý thức của nhân vật. Ý thức và tiếng nói của anh ta được khách quan hóa trong cấu trúc của một mô hình tâm thức mang những chấn thương tâm lí. Tiếng nói tự ý thức của người kể vừa là tiếng nói của chính anh ta, vừa là tiếng nói của nhân vật; vừa là lời tự nói về mình, vừa là cái nhìn của người khác. Tiếng nói tự ý thức ấy tạo ra một thế giới khác biệt và độc lập với nhân vật. Dường như có một “cái tôi” đã sống và một “cái tôi khác” đang tưởng nhớ về quá khứ. Hai “cái tôi” đó đều là của nhân vật nhưng lại không đồng nhất. Chúng vừa trùng khít lại độc lập luân phiên thay nhau kể chuyện. Với tính chất này của lời kể nên ở trong thiên truyện, câu văn có tính nước đôi, vừa là lời kể mang cái nhìn của người kể chuyện về nhân vật và dòng ý thức của nhân vật (tự nói về mình), vừa là lời đối thoại với những tiếng nói khác, tạo ra cấu trúc hai giọng và đặt người kể chuyện vào tình huống kể lại những suy tư, hành trình sống và viết của nhân vật ở cấp độ một lần hư cấu nữa nhưng với vai trò của một chứng nhân.

Ở đây, khoảng cách giữa người kể chuyện và nhân vật có sự dịch chuyển, ngày càng thu hẹp. Cũng vẫn là những suy nghĩ, dằn vặt, những ám ảnh khủng khiếp của Kiên, song người kể chuyện ngôi thứ ba thường đưa ra các giả thiết, hoặc những nhận định chung chung, đôi khi khá mơ hồ dưới

dạng câu hỏi tu từ. Anh ta không dám khẳng định một cách chắc chắn. Cụm từ thường được sử dụng là “phải chăng”, “có thể”, “và có thể”, “ như thế này chăng”,... Chẳng hạn: chỉ trong một số trang liên tục của tiểu thuyết, chúng ta có thể bắt gặp sự khác biệt này:

- “Phải chăng đó là đoạn kết của giấc mơ đẫm máu mà sáng sớm nay anh đã để sót” [39; 46].

- “Có thể từ rày cuộc đời anh sẽ luôn luôn như thế này chăng: tối tăm, đau khổ nhưng rạng ngời hạnh phúc?” [39; 47].

- “Và có thể giữa mơ và tỉnh, như cheo leo bên bờ vực mà anh sẽ vượt nốt chặng đường còn lại” [39; 48].

Trong quá trình phát triển, tùy thuộc vào thời gian và kinh nghiệm mà chúng ta có “nhiều cái tôi nhỏ được tiến hóa” có những cấu trúc nhận thức- động cơ-cảm xúc khác nhau được thiết kế để xử lý những vấn đề mang tính thích nghi. Sự xuất hiện của “người kể chuyện giải thích” chính là sự tự bảo vệ bản thân tránh những tổn thương của Kiên bởi “hội chứng chiến tranh”. Vì những nhu cầu xem cái tôi của một người theo cách này và kiểm soát những xung lực và những ấn tượng mà một người tạo ra trước những người khác, nên tâm lý con người được trang bị những bộ lọc để chuyển sự chú ý, ngăn chặn những xung lực và hợp lý hóa những sự kiện. Những quá trình đó từng được dẫn chứng bằng tư liệu bởi các nhà lý thuyết tâm động học rất chi tiết.

Để đưa cái nhìn chủ quan đạt đến đỉnh cao của nó, Nỗi buồn chiến

tranh cho Kiên một đôi lần kể ở ngôi thứ nhất. Trong nhiều trang được trình

bày như trích đoạn bản thảo của nhân vật nhà văn, “anh” - một đại từ nói chung khá tầm thường – đổi chỗ cho “tôi” để đánh dấu một đối tượng mang nhiều nét riêng. Đó cũng là những đoản tứ thật đẹp chứng tỏ năng khiếu văn

học của Kiên: “… Nhưng mà tâm hồn tôi thì đã ngưng bước lại ở những

tôi. Một cách trực giác tôi luôn nhận thấy quanh tôi quá khứ vẫn đang lẩn khuất. Đêm đêm giữa chừng giấc ngủ tôi nghe thấy tiếng chân tôi từ những thuở nào đó rất xa rồi vang trên hè phố lát đá (…) Ôi năm tháng của tôi, thời đại của tôi, thế hệ của tôi! Suốt đêm nước mắt tôi ướt đầm gối bởi nhớ nhung, bởi tiếc thương và cay đắng ngậm ngùi” [39; 47-48].

Việc chuyển đổi điểm quan sát từ người kể chuyện khách quan sang dòng tự truyện của nhân vật cho phép độc giả có thể thấu thị, nhìn nhận một cách cụ thể và quả quyết hơn vào đời sống nội tâm nhân vật. Tự truyện được đánh giá là là thể loại văn học lý tưởng cho phép tả lại chân thành nhất, xúc động nhất, những kinh nghiệm hãi hùng của bản thân và thời đại. Chính từ cái chủ quan này mà đã tạo nên một hiệu quả không ngờ qua kinh nghiệm cá nhân của nhân vật xưng “tôi”, người đọc thấu hiểu bộ mặt phi lý của chiến tranh, chất bạo tàn của lịch sử. Rõ ràng khi xưng “tôi” để kể lại kinh nghiệm của đời mình, Kiên thuyết phục hơn: với người đọc, anh chính là người đã trải nghiệm và bây giờ làm chứng cho những sự kiện bi thảm mà họ đang đọc. “Tôi” làm chúng ta rung động, băn khoăn, day dứt, bởi sự đam mê, bởi nỗi đau, bởi thất vọng và niềm tin của nó. “Tôi” đôi khi còn được thay thế bằng “chúng tôi”: Kiên thay mặt đồng đội mình, làm sứ giả cho cả một thế hệ tham chiến. Sự xuất hiện của “tôi” cũng có thể hiểu như cách đánh dấu sự bừng tỉnh ý thức trong nhân vật. Thực thế, dòng viết đang chuyển từ một kỹ thuật kể chuyện hết đỗi bình thường sang một lời độc thoại dài, một lời ngỏ trực tiếp, đau thương, dữ dội, của nhân vật với độc giả.

Một cách trực giác tôi luôn nhận thấy quanh tôi quá khứ vẫn đang lẩn khuất” [39; 48].

“Ôi năm tháng của tôi, thời đại của tôi, thế hệ của tôi! Suốt đêm nước mắt tôi ướt đầm gối bởi nhớ nhung, bởi thương tiếc và cay đắng ngậm ngùi”

“Thì ra cuộc đời tôi có khác nào con thuyền bơi ngược dòng sông không ngừng bị đẩy lui về dĩ vãng… Chút lòng tin và lòng ham sống còn lại trong tôi không phải do những ảo tưởng mà là nhờ sức mạnh của những hồi tưởng” [39; 51].

- “Toàn thân tôi lạnh giá nhưng đẫm mồ hôi, cổ họng đau rát vì mê hoảng la hét, môi rớm máu, cúc áo ngủ đứt tung, ngực bị móng tay cào xoạc da. Và trái tim tôi run rẩy nhói đau, hồi hộp đập dồn như treo trên đầu sợi chỉ” [39; 50].

Người kể chuyện ngôi thứ ba trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh

là người kể lại “người kể chuyện” xưng “tôi” của nhà văn Kiên. Chuyển dịch xen kẽ các diểm nhìn từ người kể chuyện này sang người kể chuyện khác trong cùng một tác phẩm khiến cho sự kiện được kể từ nhiều gốc độ, nhiều bình diện khác nhau. Người kể chuyện là “chủ thể kép” vì thế các câu chuyện kết cấu đa điểm nhìn, điểm nhìn di chuyển đi về giữa quá khứ và hiên tại tạo nên tính đối lập giữa hai giai đoạn hai thời kỳ, đồng thời tính cách và số phận nhân vật được biểu hiện đầy hiệu quả.

* * *

Như vậy, từ những khảo sát về người kể chuyện trong tiểu thuyết Nỗi

buồn chiến tranh chúng ta có thể nhận thấy những thủ pháp kĩ thuật và

phương thức kể mà Bảo Ninh đã sử dụng nhằm tái hiện một hiện thực khốc liệt về chiến tranh. Tác giả đã đưa vào trong tiểu thuyết những chiều kích hiện thực chưa từng có nếu so sánh với tiểu thuyết của những nhà văn thời kì trước: những yếu tố tình dục, những “hình ảnh đen” về chiến tranh, nỗi đau và di chứng bạo tàn, vô nhân tính của cuộc chiến… và đi đến tận cùng những nỗi

hùng mới cho nền văn học viết về chiến tranh của Việt Nam. Chính sắc thái mới ấy đã đưa tác phẩm của anh vượt biên giới, từng được được đề cao là tác phẩm viết về chiến tranh hay nhất thế kỉ XX (Leif A. Torkelsen, Columbus,

OH United States). Ở đây, Nỗi buồn chiến tranh không chỉ là lời chứng về sự

thật tàn nhẫn của chiến tranh mà mỗi dòng ở văn bản của tiểu thuyết tràn đầy những suy tư thấu suốt về con người Việt Nam, văn hóa Việt và sâu xa hơn là tiếng nói trong mỗi tâm hồn con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn tự sự học (Trang 54 - 58)