Độc thoại nội tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn tự sự học (Trang 78 - 83)

CHƯƠNG 3 : NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT

3.1. Ngôn ngữ trong Nỗi buồn chiến tranh

3.1.3. Độc thoại nội tâm

Từ trong văn học cổ đại, kỹ thuật độc thoại nội tâm đã được sử dụng. Trong văn tự sự cận đại, độc thoại nội tâm vẫn còn mang tính chất sân khấu, một sự tự bộc lộ, chân thành và khách quan. Hình thức phổ biến sau đó của độc thoại nội tâm đã truyền đạt gần như không có sự can thiệp của tác giả, phản ánh được cả ý thức lẫn vô thức của nhân vật. “Độc thoại nội tâm là lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện trực tiếp quá trình tâm lý nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó” [18].

Như là một thuộc tính cần phải có cho sự vận động không ngừng, cho thì hiện tại chưa hoàn thành của tiểu thuyết, độc thoại nội tâm không chỉ làm gia tăng tính “tự chủ” cho nhân vật mà còn chứng tỏ sự tiếp diễn không hề giản đơn của mạch tự sự. Cùng với sự dịch chuyển linh hoạt, biến hóa của

điểm nhìn trần thuật, trong Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã dùng độc thoại

nội tâm để diễn tả tính quá trình của dòng tâm tư trong ý thức nhân vật. Nhà văn Bảo Ninh đã cho ta thấy một nghệ thuật thể hiện độc thoại nội tâm đặc sắc. Toàn bộ tác phẩm là niềm khắc khoải khôn nguôi của một người lính bước ra từ cuộc chiến vô cùng khắc nghiệt với một câu hỏi nhức buốt: “Chiến tranh đã để lại gì khi con người bước ra khỏi vòng xoáy dữ dội của nó?”.

Độc thoại là phương pháp hữu hiệu nhất để các nhân vật tiểu thuyết tự “lộn trái mình ra”, tự “tìm lại mặt mình”, tự lý giải và phân tích mình. Vật lộn trong dòng ý thức những hồi ức không có trật tự, luôn “nhảy cóc”, đứt quãng khiến các nhân vật luôn phải tự “xẻ đôi” con người mình ra để tự đối thoại, đối chứng, tranh cãi, điều đó cũng đồng nghĩa với việc nhân vật sẽ “động” hơn, “người” hơn.

Đặt Kiên là nhân vật trung tâm trong tác phẩm của mình với một cái nhìn đa chiều, Bảo Ninh đã xây dựng thành công bi kịch của một người lính.

Vừa mới bước ra khỏi cuộc chiến, Kiên lại phải đối mặt với những phũ phàng của thời hậu chiến, những mặt trái của xã hội. Chính nó làm cho anh có một suy nghĩ: “Tại sao lại không viết tiểu thuyết về cái cộng đồng kỳ thú những người hàng xóm ở tầng trên, tầng dưới và ở chung tầng với anh trong ngôi nhà này?”. Những dòng suy tư, những giấc mơ đứt nối, những hồi tưởng gấp gáp, thật hỗn loạn nhưng dường như nó lại thống nhất trong một dòng chảy, dòng chảy của nội tâm nhân vật.

Trong tác phẩm, ta thấy có sự xuất hiện của hai người kể chuyện xưng “tôi”, một là Kiên và một là người kể lại câu chuyện của Kiên. Dường như xuyên suốt mọi hành động kể là lời người kể ngôi thứ ba là Kiên: “Đã đành đánh nhau thì phải đánh nhau thôi, một khi không còn cách nào khác, nhưng dù sao thì… Trai đất Việt thực ra không ham chiến trận lắm đâu như người ta hay đồn, hăng chiến phải nói tới mấy ông trí thức tuổi sồn sồn bụng to chân ngắn. Còn với dân chúng, cơn binh lửa vừa rồi đã đủ đau thấu tới ngàn năm. Tuy nhiên nói vậy chứ cũng chẳng biết là thế nào”. Ngôi kể thứ ba này thực chất là rất phức tạp, đó chính là ngôi thứ ba của nhân vật Kiên tự chuyển từ “tôi” để kể chuyện “tôi”, một cái tôi có sự dịch chuyển của hai thái cực tôi - ta, vừa là tôi nhưng đồng thời cũng lại là người khác. Câu chuyện chủ yếu vẫn nghiêng về dòng nội tâm của Kiên, và những lúc này Kiên hiện lên với tư cách là một người kể độc thoại nội tâm:

“Dù đã trầm mình trong rượu, dù đã hàng trăm lần tự cầu xin lòng

mình hãy lặng yên đi cho, thì trong tâm trí anh vẫn không ngừng nhói đau những hồi tưởng tan nát về thời gian sống cùng nhau sau chiến tranh của anh và Phương. Mảnh đời còn lại sau mười năm bị lửa đạn của chiến tranh vằm xé lại bị móng vuốt của tình yêu xéo nát” [39; 36]. Lời độc thoại nội tâm này

thực chất là thao tác phân tích tâm trạng của người kể, mà người kể ở đây ta có thể thấy đó lại chính là nhân vật Kiên. Cái tôi, cái ta dường như hòa quyện

vào nhau để làm rõ cho cùng một nhân vật, chiếu rọi vào nội tâm của nhân vật, để qua đó mọi góc khuất bên trong đời sống của nhân vật được bộc lộ một cách sáng rõ.

Kiên miên man qua những dòng độc thoại nội tâm suốt từ đầu đến cuối tác phẩm. Tuy nhiên, lời độc thoại của Kiên lại cho thấy anh không phải đang kể lại cuộc đời của mình mà đang sống lại những ngày tháng đã qua, vì thế nhiều lời độc thoại của Kiên như đang đối thoại với chính mình, với độc giả. Chẳng hạn như cuộc độc thoại của Kiên về lẽ sống chết, về cuộc chiến thắng và về nền hòa bình nghe như những dằn vặt, xót xa, lại nghe như đang tự vấn, như đang đối thoại với người đọc và cần sự đối thoại trở lại.

“Bây giờ thì đã qua cả rồi. Tiếng ồn ào của những cuộc xung sát đã im

bặt. Gió lặng cây dừng. Và vì chúng ta đã chiến thắng nên đương nhiên có nghĩa là chính nghĩa đã thắng, điều này có một ý nghĩa an ủi lớn lao, thật thế. Tuy nhiên, cứ nghĩ mà xem, cứ nhìn vào sự sống sót của bản thân mình; cứ nhìn kỹ vào nền hòa bình thản nhiên kia và nhìn cái đất nước đã chiến thắng này mà xem: đau xót, chua chát và nhất là buồn xiết bao.

Một người ngã xuống để những người khác sống, điều đó chẳng có gì mới, thật thế. Nhưng khi anh và tôi thì sống còn những người ưu tú nhất, tất đẹp nhất, những người xứng đáng hơn ai hết quyền sống trên cõi dương này đều gục ngã, bị nghiền nát, bị cỗ máy đẫm máu của chiến trận chà đạp, đày đọa, bị bạo lực tăm tối hành hạ, làm nhục rồi giết chết, bị chôn vùi, bị quét sạch, bị tuyệt diệt, thì sự bình yên này, cuộc sống này cảnh trời êm biển lặng này là cả một nghịch lý quái gở [39; 258].

Qua dòng hồi ức của Kiên, người đọc khám phá những bí mật mà từ lâu anh muốn che giấu, thậm chí là phủ nhận. Bảo Ninh đã sử dụng độc thoại nội tâm để nhân vật có thể tự nói lên những dằn vặt ẩn sâu bên trong tâm hồn mình... Đó cũng là cách mà Bảo Ninh thuyết phục người đọc. Bởi chúng ta

đều hiểu rằng chính Kiên là người đã quan sát lịch sử và trải qua lịch sử.

Chính điều này giúp Nỗi buồn chiến tranh trở nên thuyết phục hơn. Lời bộc

bạch của Kiên là một độc thoại dài, là một dòng tâm sự đau thương của chính nhân vật muốn chia sẻ với thế hệ hôm nay.

Độc thoại nội tâm đóng vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện nhân vật đặc biệt là dưới dạng hồi ức. Những đoạn độc thoại nội tâm của Kiên xuất hiện cả trước, trong và sau chiến tranh cho thấy rõ tâm trạng và cách đánh giá của anh về cuộc chiến ấy. Trong buổi chiều tháng Tư kỉ niệm, giữa lúc đang vui vẻ, bỗng Phương nói về những dự cảm không lành của cô về chiến tranh

khiến Kiên vô cùng bất ngờ, anh đã rất buồn bực và cho rằng“ Phương như

thể đang lên đồng, như thể ăn phải nấm độc mà nói nhảm” [39; 171]. Lúc ấy,

làm sao Kiên có thể hiểu được bởi trong anh đang tràn đầy nhiệt huyết và tình yêu đối với chiến tranh.

Khi mơ về đồi “Xáo thịt” với la liệt người chết, Kiên tự nói với chính

mình: “Thì ra đời tôi kỳ thực có khác nào con thuyền bơi ngược dòng sông

không ngừng bị đẩy lui về dĩ vãng” [39; 59] và đó cũng là lúc Kiên nhận ra

với anh “tương lại đã nằm lại ở phía sau xa kia rồi”.

Nhớ tới Vĩnh - người đồng đội năm nào đã nằm lại ở chân đèo Ma Đơ Rắc, Kiên nhận ra cái giá, cái buồn của chiến tranh. Vậy mà trong mùa xuân năm ấy, một không khí sôi sục đi chiến đấu đã diễn ra khắp mọi nơi. Ai ai cũng nhiệt tình ái quốc. Nhớ lại, Kiên càng thêm đau cho cả một xã hội và cả

một thời. Anh chua xót biết bao nhiêu khi nhận ra rằng “đã đành đánh nhau

thì phải đánh thôi một khi không còn cách nào khác… Trai đất Việt thực ra không ham chiến lắm đâu như người ta hay đồn” [39; 91].

Khi Phương quyết tâm ra đi, anh tự hỏi mình bâng quơ “thế nào?” tự thấy trong tâm mình “buồn thật” và anh biết mình lại phải sống trong cái cảm giác ủy mị quen thuộc, nhức nhối, tiều tụy, thấu xương. Nhưng lúc này anh

Kiên cũng đã nhận thức được sự “ngưng bước” của cuộc đời mình sau

chiến tranh “Nhưng mà tâm hồn tôi thì đã ngưng bước lại ở những tháng

ngày ấy chứ không tài nào mà đổi đời nổi như bản thân đời sống của tôi. Một cách trực giác tôi luôn nhận thấy quanh tôi quá khứ vẫn đang lẩn khuất. Đêm đêm giữa chừng giấc ngủ tôi nghe thấy tiếng chân tôi từ những thuở nào đó xa rồi vang trên hè phố lát đá…Ôi năm tháng của tôi, thời đại của tôi, thế hệ của tôi! Suốt đêm nước mắt tôi ướt đầm gối bởi nhớ nhung, bởi tiếc thương và cay đắng ngậm ngùi” [39, 56-57].

Độc thoại nội tâm xét cho cùng, thực chất là đối thoại - ở đó nhân vật tự “phân thân”, tự trò chuyện, giãi bày, tâm sự với chính mình. Những lời “đối thoại nội tâm” ấy có lúc là sự “độc thoại cô lập”, có lúc là “độc thoại có hướng” nhưng nó là bằng chứng cho sự dồn nén mãnh liệt những xung đột, những phản ứng tâm lý dữ dội của nhân vật. Quên đi chiến tranh là một việc hết sức khó khăn đối với Kiên. Kiên ý thức được điều này nhưng mọi chuyện

không phải lúc nào cũng theo ý muốn của con người: “Nói chung, chẳng biết

đến bao giờ thì lòng mình mới nguội nổi, trái tim mình mới thoát khỏi gọng bàn tay siết chặt của những kỉ niệm chiến tranh… để lại những vết thương mà tới bây giờ, một năm đã qua hay mười năm hay hai mươi năm nữa, vẫn còn đau, đau mãi” [39; 47].

Thủ pháp độc thoại nội tâm trong Nỗi buồn chiến tranh đã cho người

đọc một cái nhìn sâu hơn về thế giới bên trong của các nhân vật. Qua đó người đọc cũng thấy rõ hơn hiện thực tàn khốc của cuộc chiến tranh cũng như

thân phận con người trong chiến tranh. Với Nỗi buồn chiến tranh, nhà văn Bảo Ninh đã vượt lên trên một số nhà văn cùng thời về kĩ thuật tiểu thuyết.

Nỗi buồn chiến tranh đã cho người đọc thấy được một cây bút tiểu thuyết vô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn tự sự học (Trang 78 - 83)