Điểm nhìn trần thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn tự sự học (Trang 58 - 67)

CHƯƠNG 1 : NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN VÀ KẾT CẤU

2.2. Điểm nhìn trần thuật

2.2.1. Khái lược về điểm nhìn

Các nhà tự sự học đều nhấn mạnh đến sự chi phối của điểm nhìn đối với người kể chuyện. Bên cạnh vấn đề “ai kể”, họ còn chú ý đến vấn đề “ai nhìn” bởi vì phối cảnh trần thuật có thể luôn biến đổi tùy thuộc vào các sự vật mà điểm nhìn của nó trở thành đối tượng miêu tả. Vì vậy khi nghiên cứu người kể chuyện thì cần thiết phải đặt nó trong tương quan với vấn đề điểm nhìn.

Điểm nhìn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của mỗi tác

phẩm nghệ thuật. Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì điểm nhìn nghệ thuật là:

“Vị trí từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm. Không thể có nghệ thuật nếu không có điểm nhìn, bởi nó thể hiện ra cái nhìn nghệ thuật. Giá trị của sáng tạo nghệ thuật một phần không nhỏ là do đem lại cho người thưởng thức một cái nhìn mới đối với cuộc sống. Sự đổi thay của nghệ thuật bắt đầu từ đổi thay điểm nhìn” [18].

2.2.2. Điểm nhìn đa chiều trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh

Điểm nhìn trần thuật trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh cũng di

động hết sức linh hoạt, từ nhân vật này sang nhân vật khác. Việc tổ chức điểm nhìn từ nhiều phía giúp cho cái nhìn về chiến tranh trở nên chân thực và chính

trần thuật (xưng “tôi”) và mạch kể của nhân vật (Kiên cùng một số nhân vật khác được tái hiện lại qua cái nhìn của Kiên).

2.2.2.1. Điểm nhìn nhân vật

Có thể dễ dàng nhận ra rằng, văn học sau năm 1975, cái tôi được đề cao hơn rất nhiều. Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều tác phẩm văn học Việt Nam khai thác chiến tranh dưới góc độ cá nhân chứ không phải là dưới cái

nhìn tập thể như trước đó. Và Nỗi buồn chiến tranh chính là người đi tiên

phong khi tiểu thuyết để cập nhiều đến thân phận con người, đi sâu vào những nỗi niềm cá nhân. Nếu như ở những tác phẩm thời kỳ kháng chiến như

Người mẹ cầm súng, Đất nước đứng lên… cái nhìn mang “hơi thở của thời

đại” với niềm tự hào thì Bảo Ninh lại cho người đọc một cái nhìn khác từ chính những người bước ra từ cuộc chiến, mặt bên kia của sự tự hào, của những “người anh hùng” chính là những phút yếu đuối, là sự mất mát, là nỗi đau, sự ám ảnh không bao giờ quên về cái chết của “những người ở lại”. Vết thương do bom đạn có thể lành theo năm tháng, nhưng những “vết thương không nhìn thấy” trong tâm hồn những người lính thì mãi mãi dai dẳng và chẳng thể nào chữa lành. Họ những con người đã từng đi qua chiến tranh nhưng họ chẳng thể nào sống cuộc đời của mình nữa, bởi họ còn phải sống cả phần của những đồng đội đã vĩnh viễn nằm ở lại chiến trường. Chiến tranh đã đem lại hòa bình cho đất nước, cho “Bắc Nam xum họp một nhà”, nhưng lại

cướp đi sự yên bình trong tâm hồn của những người lính. Nỗi buồn chiến

tranh của Bảo Ninh đã nhìn lại quá khứ mang đậm tính chất cá nhân. Cụ thể

là qua cái nhìn của nhân vật Kiên trong tác phẩm. Kiên nhiều lần nhìn nhận chiến tranh với góc nhìn bi quan “Qua kinh nghiệm mười năm tàn sát, con người học được những gì về lòng nhân ái? Về tình người? Về nhân tính? Những “xa xỉ phẩm” ấy hầu như đều vắng mặt trên thị trường xương máu” [39; 150]. Tuy nhiên điểm nhìn này không cố định, nó có sự dịch chuyển phụ

thuộc vào những ký ức ám ảnh của nhân vật. Và điều này khiến cho tiểu thuyết của Bảo Ninh khác với những tác phẩm trước đó.

Cuốn tiểu thuyết có dáng dấp tự truyện, nhân vật chính là Kiên, là người lính sống sót duy nhất của một trung đội trinh sát sau mười năm chiến trận, hết chiến tranh ở đội thu gom hài cốt đồng đội, rồi trở lại nhà sống cuộc sống hậu chiến bất ổn bất an, khi tất cả đã đổ vỡ. Toàn bộ cuộc đời anh đã bị dìm trong chiến tranh: ”Theo dần năm tháng những luồng sinh khí chết ấy đã đậm lại trong lòng anh, hòa vào tiềm thức, trở thành bóng tối của tâm hồn anh. Dằng dặc trôi qua trong hồi ức của Kiên vô vàn những hồn ma thân thiết, lẳng lặng âm thầm kéo lê mãi trong đời anh nỗi đau buồn chiến tranh” [39; 27]. Và Kiên viết văn trong những cơn dằn vặt hồi ức từ quá khứ đến hiện tại. Chiến tranh là chủ đề bao trùm cuốn tiểu thuyết, nhưng song hành cùng nó còn có chủ đề tình yêu và nghệ thuật. Đây là một tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Việt Nam trong vòng hai mươi năm qua, nó không chỉ là viết về chiến tranh, mà còn là sự chứng thực bề sau và bề sâu những biến động của xã hội và con người Việt Nam đi qua chiến tranh và cách mạng.

Với kiểu kết cấu “truyện lồng trong chuyện” hay còn gọi là kết cấu hai lần tự sự, người đọc có thể dễ dàng nhận ra được sự dịch chuyển điểm nhìn trong tác phẩm. Sự dịch chuyển này khiến cho các sự kiện trong cuốn tiểu thuyết được nhìn dưới nhiều góc độ nhiều bình diện khác nhau. Người kể chuyện là “chủ thể kép” vì thế các câu chuyện kết cấu đa điểm nhìn, điểm nhìn di chuyển đi về giữa quá khứ và hiên tại tạo nên tính đối lập giữa hai giai đoạn hai thời kỳ, đồng thời tính cách và số phận nhân vật được biểu hiện đầy hiệu quả. Trong tác phẩm này có 3 lần dịch chuyển điểm nhìn, lần đầu tiên điểm nhìn trùng với người kể chuyện thứ 3, người kể chuyện khách quan hay là “cái tôi kinh nghiệm”, sau đó điểm nhìn lại trùng với nhân vật trong truyện (nhân vật xưng tôi) và cuối cùng là người kể chuyện trùng với điểm nhìn của

tiên khai thác chiến tranh dưới góc nhìn cá nhân. Điểm nhìn chính trong tác phẩm này chính là ở nhân vật Kiên. Dù có sự nghịch chuyển điểm nhìn nhưng về cơ bản chiến tranh đều được nhìn dưới góc độ của nhân vật này. Điều đó vừa tạo nên tính khách quan, chính xác của người lính - người đã từng có hơn 10 năm sống trong “làn bom, bão đạn”.

Với tư cách là cái nhìn của người kể chuyện thứ ba, tức là người kể chuyện khách quan hay chính là “cái tôi chiêm nghiệm” do những sang chấn tâm lý tạo thành, đây là cái nhìn từ bên ngoài vào để soi thấu nội tâm nhân vật. Đây là hình thức giấu kín người trần thuật gây bất ngờ cho người đọc. Bước ra từ chiến tranh, Kiên không thể hòa nhập được với cuộc sống ở thời hiện tại. Với Kiên chỉ có quá khứ là có ý nghĩa. Mở đầu tác phẩm là một cái nhìn toàn cảnh về cuộc chiến thông qua vô cùng khốc liệt và bi thảm ở khu vực mà Kiên cùng đồng đội gọi đó là Truông Gọi Hồn (nơi những sườn dốc của dãy Trường Sơn). Đó là nơi mà Kiên và những người đồng đội từng chiến đấu, có những người trở về và có người phải mãi mãi năm lại. Với cái nhìn toàn cảnh, tác giả đã tái hiện một cách chân thực và sống động những trận

càng quét dã man của kẻ thù “một trận đánh thật ghê rợn, độc ác, tàn bạo…

mùa khô ấy, nắng to gió lớn, rừng bị ướt đẫm xăng đặc, cuồn cuộn lửa luyện ngục. Các đại đội đã tan tác, đang cố co cụm, lại bị đánh tan tác. Tất cả bị napan tróc khỏi công sự hóa cuồng, không lính, không quan gì nữa rùng rùng lao chạy trong lượt đạn dày đặc, chết dúi, ngã dụi trên biển lửa. Trên đầu trực thăng rà rạp các ngọn cây và gần như thúc họng đại liên vào gáy từng người một mà bắn. Máu xối xả, tung tóe ồng ộc, nhoen nhét, trên cái trảng cỏ hình thoi ở giữa truông, cái trảng mà nghe nói đến ngày nay vẫn chưa lại hồn để mộc lên nổi, thân thể dập vỡ, tanh banh, phùn phụt bì hơi nóng” [39; 6-7].

Khách quan mà nói có cuộc chiến nào không bạo tàn, có cuộc chiến nào không nhiều nỗi bi ai và ám ảnh. Tất cả đều được tái hiện qua hồi ức của một

thời gian sẽ dần xóa mờ đi những vết tích trong hiện thực nhưng có lẽ nỗi đau trong tâm hồn thì mãi mãi hằn sâu. Cái nhìn về cuộc chiến này đầy bi quan, đầy nỗi mất mát.

Tuy nhiên để khai thác sâu hơn nữa cái chất “bi quan” của cuộc chiến, nhà văn tiếp tục xây dựng thêm một thế giới khác, thế giới nội tâm sâu bên trong nhân vật với cái nhìn bên trong. Sự nghịch chuyển điểm nhìn từ trong ra ngoài rồi lại từ ngoài vào trong khiến các sự kiện bị xáo trộn, đứt quãng. Phần lớn thời gian hiện tại, Kiên dường như sống trong thế giới “mộng ảo” của chính anh. Có thể thấy rất rõ điều này khi nhân vật Kiên nghĩ về Hòa. Lần đầu tiên dưới cái nhìn khách quan, Kiên nghĩ về Hòa là nghĩ về “cái

chết” của cô, về nỗi buồn của “kẻ ở lại”. “Ngồi xuống ở một bìa rừng trong

bóng hoàng hôn (…) lặng lẽ Kiên trông thấy toàn cảnh của những gì mà trí nhớ đã lảng tránh suốt bao năm (…). Anh cảm thấy lại cả trái lựu đạn đã rút chốt mà không dám phát nổ (…) buổi chiều hôm đó đang nằm nặng trong lòng bàn tay. Tuy nhiên, bao nhiêu sợ hãi và đau đớn, uất giận và căm hờn, những trạng thái tinh thần bạo liệt đã co giật và giằng xé trong lòng anh khi ấy (…) không còn có thể trỗi dậy cùng với hồi tưởng. Bây giờ đây chỉ có nỗi buồn, mênh mang nỗi buồn - nỗi buồn được sống sót”. Tuy nhiên khi điểm nhìn được dịch chuyển vào bên trong nội tâm của nhân vật, thì Hòa không còn là biểu tượng của cái chết mà là biểu tượng của những mong muốn nhục dục “Trong màn sương mù đặc của giấc mơ, tôi chỉ thấy Hoà thấp thoáng, xa vời nhưng với một tình yêu, một niềm đắm say và cảm giác gần gũi da diết mà ngay hồi đó tôi không hề cảm thấy. Hồi đó chỉ có nỗi sợ hãi, sự bất lực đầy nhục nhã, cảm giác chiến bại và trạng thái rã rời tuyệt vọng” [39; 49].

Đối với cái thế giới bên trong với đầy rẫy nhưng bóng ma ấy không quá xa lạ với người Phương Đông tuy nhiên với những người phương Tây duy lý

Bảo Ninh đã chọn kể về một thời điểm hết sức nhạy cảm đó là cuộc chiến tranh Việt Nam, một nhân vật với nội tâm hết sức phức tạp, nếu không

biết sáng tạo ra nhiều điểm nhìn khác nhau thì Nỗi buồn chiến tranh đã không

“khác biệt” đến thế. Tác phẩm tuy nói về quá khứ nhưng lại thể hiện sâu sắc nỗi đau của thời hiện tại. Việc tổ chức điểm nhìn từ nhiều phía giúp chiến tranh trở nên chân thực hơn rất nhiều. Như đã phân tích ở trên, ở tác phẩm này có hai mạch kể chuyện một là người kể chuyện trần thuật (xưng tôi) và mạch kể của nhân vật Kiên cùng với một người khác nhưng được tái hiện lại qua cái nhìn của Kiên.

Bên cạnh Kiên, tác giả cũng trao điểm nhìn cho các nhân vật khác như

Can, Phán, cha Kiên… Trong Nỗi buồn chiến tranh, cha Kiên giống như một

“kẻ lạc loài”. Khi nói về Phương, ông từng nhận xét “Cháu đẹp… cái đẹp của cháu không bình thường… Vẻ đẹp lạc thời và lạc loài” giống như lời tự nhận xét về mình vậy. Cái nhìn của cha Kiên khác với tất cả mọi người. Điều đáng nói là khi bố còn sống, Kiên không thực sự hiểu ông nhưng càng về sau Kiên lại càng giống bố.

Đáng chú ý là cái nhìn của Phương. Là một cô gái sinh ra trong thời chiến tranh loạn lạc nhưng Phương có quan điểm riêng của mình. Nếu như Kiên trước khi thực sự bước vào cuộc chiến còn có “một chút gì đó mơ mộng”, Kiên cảm thấy mình cần phải tham gia cuộc chiến thì Phương lại hình dung chiến tranh rất khác, giống như một cái nhìn mang tính tiên tri. Nếu suy nghĩ kỹ, sẽ thấy sự sâu sắc của ngòi bút Bảo Ninh khi xây dựng nên nhân vật - người tiên báo quá khứ - này. Đến một ngày người ta sẽ phải quay lại để nhìn nhận cái quá khứ chiến tranh ấy như nó vốn tồn tại trong thực tế, với tất cả mọi sự thật của nó; chứ không phải chỉ trình bày nó ở những khía cạnh người ta muốn trình bày, chỉ nhìn nó ở những khíacạnh mà người ta muốn nhìn. Chừng nào các sự thật về cuộc chiến còn chưa được hiển lộ, chừng nào

vẫn còn chưa có ký ức lịch sử (hoặc chỉ có một thứ ký ức lịch sử giả mạo) và chừng đó quá khứ vẫn chưa phải là quá khứ.

Kiên trong mắt mọi người trong khu phố cũng khá đặc biệt, là một “kẻ dị biệt”. Dường như với những người dân này Kiên giống như một kẻ bên lề.

Điều đó không khó hiểu khi ngày ngày Kiên đều tưởng nhớ về quá khứ, bị

chìm đắm trong những ký ức về cuộc chiến, Kiên không có tâm trí nào với thực tại. Kiên sống trong mộng, trong hồi ức và sống trong cả những bản thảo. Mà ở đó có một Kiên rất khác với nhà văn kì dị dưới mắt nhìn của người đời. Xã hội hòa bình mà trong đó Kiên đang sống là một xã hội như thế nào để đến nỗi một người cựu chiến binh phải đi tìm niềm tin và sức mạnh trong hồi ức về cuộc chiến tranh mà anh đã vui mừng thoát khỏi nó? Cách đặt vấn đề này của tác phẩm khiến ta có thể xếp Bảo Ninh không chỉ vào hàng ngũ của các nhà văn viết về chiến tranh, mà còn có thể xếp ông vào hàng ngũ những nhà văn viết để cảnh tỉnh và bảo vệ các giá trị người theo nghĩa phổ quát.

2.2.2.2. Điểm nhìn người kể chuyện

Phải đến gần cuối tác phẩm, người kể chuyện xưng tôi mới xuất hiện. “Tôi” tình cờ có được đám bản thảo lộn xộn mà người con gái câm chưa kịp đốt, kể lại việc sắp xếp của mình. Người kể chuyện trần tình: “Không hề có một chữ nào là của tôi trong bản thảo mới, tôi chỉ xoay xoay vặn vặn như một người chơi Rubic vậy thôi. Nhưng sau khi chép xong, đọc lại, tôi ngỡ ngàng nhận thấy những ý tưởng của mình, những cảm giác của mình, thậm chí cả những cảnh ngộ của mình nữa. Dường như do sự tình cờ của câu chữ và của bố cục, tôi và tác giả đã ngẫu nhiên trở nên hoà đồng tư tưởng, trở nên rất gần nhau. Thậm chí tôi ngờ rằng có quen anh trong chiến tranh” [39; 293].

Trong đoạn văn này có hai điểm cần chú ý. Thứ nhất, khi người kể chuyện đưa ra lời bảo đảm “không hề có chữ nào là của tôi” tức là muốn nhấn

ghi lại những gì đã có của “tôi” trong bản thảo (Kiên). Thứ hai, khi người trần thuật thấy mình và nhân vật ngẫu nhiên hoà đồng, gần gũi tức là thừa nhận sự giống nhau về quan điểm. Sự gần gũi ấy xuất phát từ chỗ người trần thuật cũng đã từng trải qua những đau đớn, dằn vặt như nhân vật của mình. Đây là hình thức trải nghiệm trong trải nghiệm mà Bảo Ninh muốn thể hiện. Tuy nhiên, khi người kể chuyện nói đến tình trạng “mỗi người trong chúng tôi bị chiến tranh chà nát theo một kiểu riêng, mỗi người ngay từ ngày đó đã mang trong lòng một cuộc chiến tranh của riêng mình” thì nó đã hé gợi một khả năng: rất có thể, sẽ có những cuộc chiến tranh nữa sẽ được kể lại vì mỗi người đều có một cuộc chiến tranh riêng. Nếu hiểu như thế thì đây mới chỉ là một “nỗi buồn” của riêng Kiên, rồi ra sẽ còn những “nỗi buồn” khác. Như thế, sự kết hợp điểm nhìn người kể chuyện và điểm nhìn nhân vật về thực chất là sự phân tán, gấp bội điểm nhìn. Điểm nhìn của người kể chuyện không phải lúc nào cũng thống nhất với nhân vật và giữa các nhân vật, điểm nhìn lại khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn tự sự học (Trang 58 - 67)