Giới thuyết về khái niệm văn hóa và mối quan hệ giữa văn hóa và văn học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết lịch sử nguyễn triệu luật nhìn từ góc độ văn hóa và thi pháp (Trang 34 - 38)

6. Cấu trúc luận văn

2.1. Giới thuyết về khái niệm văn hóa và mối quan hệ giữa văn hóa và văn học

văn học

2.1.1. Khái niệm văn hóa

Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rộng với nhiều cách hiểu khác nhau, gây nhiều tranh cãi. Theo Wikipedia, ở phương Tây, theo gốc La tinh, văn hóa ban đầu được hiểu là giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trồng trọt [27]. Với cách hiểu này, văn hóa gắn liền với q trình trong đó con người tạo ra các sản phẩm về vật chất và tinh thần, gắn liền với q trình giáo dục, ni dạy và đào tạo con người. Ở Trung Hoa, thế kỷ thứ VI trước công nguyên, Khổng Tử đã dùng thuật ngữ “văn” với ý nghĩa là hình thức đẹp đẽ, biểu hiện trong lễ nhạc, đặc biệt trong ngôn ngữ, giao tiếp, ứng xử của con người với đồng loại. Về sau, văn được hiểu là vẻ đẹp, hóa là sự biến đổi, văn hóa là biến cải, biến đổi bồi đắp cho đẹp. Cùng với thời

gian và nhận thức của con người, ý nghĩa của văn hóa ngày càng được mở rộng phong phú. Theo Lương Văn Kế trong tác phẩm Thế giới đa chiều, ngay từ những năm 1952, hai nhà nhân loại học Mĩ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các cơng trình nổi tiếng thế giới [26, tr.313]. Tại hội nghị Quốc tế UNESCO năm 1992 ở Mexico, các nhà văn hóa đến từ hơn 100 quốc gia đã thống nhất đưa ra 200 định nghĩa về văn hóa. Văn hóa được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộc học,

nhân loại học, dân gian học, địa văn hóa học, văn hóa học, xã hội học,… và định nghĩa về văn hóa ở mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó lại khác nhau. Năm 1994, nhà nghiên cứu Phan Ngọc cũng sưu tập và thống kê được đến 300 định nghĩa về văn hóa trong cuốn Văn hóa Việt Nam với cách tiếp cận mới [36, tr.104].

Tại hội nghị quốc tế UNESCO năm 1992, văn hóa đã được các nhà khoa học định nghĩa là “Tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng soi sét về bản thân. Chính văn hóa đã làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý” [9, tr.5 – 6].

Văn hóa là một khái niệm nhiều ý nghĩa. Trong Tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thơng dụng chỉ học thức, lối sống, theo nghĩa chuyên biệt chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn, cịn theo nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại, cho đến những tín ngưỡng, phong tục, lối sống,… Theo Từ điển Tiếng Việt (1997) của Nxb Giáo dục trang 1247, văn hóa

được định nghĩa bằng 4 nghĩa: “1 - Những giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ra trong lịch sử nền văn hóa của các dân tộc; 2 – Đời sống tinh thần của con người; 3 – Tri thức khoa học, trình độ học vấn; 4 – Lối sống, cách ứng xử có trình độ cao, biểu hiện văn minh” [30, tr.1247]. Trong tác phẩm Toàn thư quốc tế về văn

hóa, trang 164 đã đưa ra định nghĩa: “văn hóa là tập hợp các hệ thống biểu tượng,

nó quy định thế ứng xử của con người và làm cho một số đơng người có thể giao tiếp với nhau, liên kết họ thành một cộng đồng riêng biệt”. Tác giả Phan Ngọc thì nhận định: “Văn hóa là mối quan hệ trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều bị cá nhân hay tộc người này mơ hình hóa theo cái mơ hình tồn tại trong biểu tượng. Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hóa dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người khác” [37, tr.17].

Mặc dù có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về văn hóa, nhưng tóm lại ta có thể hiểu như sau: Văn hóa là một khái niệm rộng bao gồm: giá trị, chuẩn mực quy tắc, thiết chế và những yếu tố có tính nhân tạo của một cộng đồng nhất định. Văn hóa là cái mà con người và cộng đồng hình thành nên có tính tự nhiên, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo ra tính khác biệt giữa tập hợp này với tập hợp khác. Vì thế, đặc trưng cơ bản của văn hóa là dân tộc và thẩm mỹ.

2.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học

Như chúng ta đã biết: văn học là một thành tố của văn hóa, nằm trong văn hóa và vì thế chịu sự chi phối của văn hóa. Chúng tơi đồng ý với quan niệm của Bakhtin khi cho rằng: “Văn học là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa. Khơng thể hiểu nó ngồi bối cảnh ngun vẹn của tồn bộ văn hóa một thời đại trong đó nó tồn tại” [39, tr.29]. Trong q trình sáng tác, mỗi nhà văn đều phải tạo nên đứa con tinh thần dựa trên một nền tảng rộng lớn là văn hóa dân tộc và nhân loại. Có thể coi văn học là một tấm gương phản chiếu bộ mặt văn hóa của mỗi thời đại, mỗi dân tộc và nó là sự kết tinh tồn bộ các phương diện của văn hóa vào trong thế giới nghệ thuật của mình.

Sử dụng sức mạnh của ngơn từ, văn chương có lợi thế diễn đạt trực tiếp lớp vỏ tư duy lẫn bề sâu của cảm xúc, có khả năng to lớn trong việc hình thành giá trị tinh thần và đời sống của văn hóa dân tộc. Vì thế, nếu hiểu văn hóa là những giá trị đọng lại trong tâm trí con người sau sự vùi dập của thời gian thì hình ảnh đẹp và sâu sắc của diện mạo, bản sắc văn hóa Việt Nam lại thể hiện rõ nét qua văn học. Để xây dựng tác phẩm văn học, nhà văn có thể dựa vào những tư liệu từ sử học, kinh tế học, thống kê học, xã hội học, dân tộc học. Chẳng thế mà các tiểu thuyết của Banzac luôn được coi như một kho tư liệu phong phú về văn hóa, kinh tế, phong tục của nước Pháp hay những tác phẩm của M.Gorki bao chứa trong nó những hình ảnh sâu lắng của văn hóa Nga (con người, xã hội, phong tục tập quán, …) và “tư tưởng về tính tích cực xã hội của văn học ở Gorki có các cội nguồn văn hóa sâu xa” [44].

Vì tính chất đặc thù kể trên mà văn học thường được coi là một sản phẩm văn hóa đặc biệt và là bộ phận quan trọng nhất của văn hóa, một yếu tố chủ đạo

trong hệ thống văn hóa. Song, nó khơng phải là một yếu tố bất biến, nó cũng thường xuyên thay đổi theo từng thời kỳ, từng giai đoạn văn hóa. Văn học biết tiếp thu những gì ngồi hệ thống vốn có để phát triển. Nếu như tiếp thu đến một mức độ nhất định thì yếu tố văn học sẽ khơng cịn phù hợp với hệ thống văn hóa nữa, nó sẽ chống lại hệ thống, làm cho hệ thống phải thay đổi cùng với nó. Tuy vậy văn học vẫn chỉ là một yếu tố của văn hóa, nó khơng thể trực tiếp tác động đến hệ thống xã hội mà phải gián tiếp qua hệ thống văn hóa và chỉ có thể tác động đến hệ thống xã hội thơng qua văn hóa. Cho nên, nghiên cứu văn học phải dựa trên cái khung nghiên cứu văn hóa.

Tìm hiểu một tác phẩm văn học theo quan điểm văn hóa là vận dụng những tri thức về văn hóa để nhận diện và giải mã các yếu tố thi pháp của các tác phẩm. Một cách tổng quát phương pháp tiếp cận tác phẩm văn học từ góc nhìn văn hóa ưu tiên cho việc phục ngun các khơng gian văn hóa, trong đó tác phẩm văn học đã ra đời , xác lập sự chi phối của các quan niệm triết học, tơn giáo, đạo đức, chính trị, pháp luật, thẩm mỹ, quan niệm về con người cũng như sự chi phối của các phương tiện khác nhau. Phương pháp này là sự tổng hợp, trung gian giữa những phương pháp tìm hiểu văn bản khác nhau nhưng vẫn có đặc trưng riêng: thiên về giải mã các hiện tượng nghệ thuật, tìm ra nền tảng văn hóa lịch sử của chúng đồng thời nhấn mạnh đến sự liên tục, đến tính chất mở của chúng trong khơng gian và thời gian. Tác giả Trần Nho Thìn định nghĩa: “Cách tiếp cận văn hóa học… khơng chủ trương miêu tả thế giới nghệ thuật của các tác phẩm như một vũ trụ khép kín, có giá trị tự thân mà đặt ra nhiệm vụ đối chiếu, so sánh, truy nguyên các quan niệm văn hóa của thời đại nơi tác phẩm được sản sinh để tìm nguồn gốc của các dạng thức quan niệm về con người, về không gian, thời gian trong tác phẩm. Tiếp cận văn hóa học thực chất là tiếp cận liên ngành, nơi yêu cầu vận dụng tổng hợp tri thức về lịch sử, tôn giáo, khảo cổ học, nhân loại học, … để giải mã các hiện tượng thi pháp tác phẩm văn học” [48, tr.19].

Hiện nay ở nước ta đã có khơng ít những cơng trình nghiên cứu văn học đi sâu vào tìm hiểu văn học trong mối quan hệ với văn hóa như nghiên cứu của tác

giả Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung (1997) của Trần Ngọc Vương,

Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học (1997) của Đỗ Thị Minh Thúy, Từ cái nhìn văn hóa (1999) của Đỗ Lai Thúy, Văn học trung dại Việt Nam dưới cái nhìn văn hóa (2007) của Trần Nho Thìn, Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa (2011)

của Lê Nguyên Cẩn, … Từ thực tế và những thành quả mà các cơng trình nghiên cứu kể trên mang lại, chúng ta thấy được một số thế mạnh trong việc sử dụng phương pháp tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa.

Việc tiếp cận tác phẩm văn học dưới góc nhìn văn hóa đã cho phép khắc phục được tình trạng đánh giá văn học trong phạm vi hạn hẹp, chuyên biệt. Bản chất của văn hóa là phạm vi rộng bao gồm rất nhiều yếu tố, việc văn học được chiếu qua lăng kính văn hóa sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn nhiều chiều, đa dạng hơn, tránh sự phiến diện, cực đoan, cảm tính trong nghiên cứu. “Việc nghiên cứu như cũ thì phạm vi văn học bị hạn hẹp, cịn chuyển sang nghiên cứu văn hóa thì sẽ làm cho nghiên cứu văn học gắn với đời sống đương đại, là một cách để nó tự cứu mình” [45, 2].

Nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hóa cũng là tìm hiểu vị trí của nhà văn trong dịng chảy lịch sử văn hóa dân tộc. Mỗi nhà văn ln sáng tác dưới sự chi phối của một nền văn hóa nhất định. Tác phẩm văn học chính là đứa con tinh thần của nhà văn, một cá nhân lịch sử trong một nền văn hóa cụ thể. Vì thế, mỗi nhà văn cũng có tư cách như nhà văn hóa, họ phản ánh lại trong chính tác phẩm của mình những tinh hoa của văn hóa dân tộc mỗi giai đoạn.

Như vậy, việc tiếp cận văn học từ góc độ văn hóa sẽ cung cấp cho chúng ta một cái nhìn đầy đủ hơn, toàn diện hơn và mới mẻ hơn và tác phẩm văn học. Trong công cuộc hội nhập và giao lưu mạnh mẽ về văn hóa như hiện nay thì việc nhìn văn học như một hiện tượng văn hóa sẽ làm cho nghiên cứu văn học gắn bó hơn với đời sống đương đại tạo nên sự hấp dẫn, sáng tạo trên việc tiếp nhận văn học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết lịch sử nguyễn triệu luật nhìn từ góc độ văn hóa và thi pháp (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)