Hình tượng người phụ nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết lịch sử nguyễn triệu luật nhìn từ góc độ văn hóa và thi pháp (Trang 58 - 63)

6. Cấu trúc luận văn

2.2. Các thành tố văn hóa trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật

2.2.2.2. Hình tượng người phụ nữ

Nho giáo là một học thuyết không những chỉ nổi tiếng ở phương Đông mà cịn trên tồn thế giới. Có rất nhiều vấn đề mà Nho giáo đặt ra nhưng tất cả vẫn quy

tụ về mối quan hệ giữa con người với con người. Đấy là mối quan hệ đơn giản nhất mà cũng rất phức tạp vì con người phải có những quan hệ với những cộng đồng khác nhau như gia đình, xã hội, nhà nước… [25, tr.123]. Nho giáo “đề xướng một tôn ti trật tự chặt chẽ… quy định vị trí rõ ràng của mỗi cá nhân và xác định quan hệ thứ bậc giữa các cá nhân” [19, tr.155]. Những tư tưởng của Nho giáo đối với người phụ nữ về bản chất là sự tước đoạt quyền lợi của nữ giới. Người phụ nữ trở thành người bị giam hãm, áp bức trong “tam cương”, “ngũ thường”. Cả cuộc đời họ bị chi phối bởi nam giới, bị tước đoạt mọi khả năng tự mình phấn đấu trong xã hội.

Lấy câu chuyện quá khứ làm nội dung chính, các nhân vật nữ trong các tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật đều là những phụ nữ sống dưới sự kiềm tỏa của Nho giáo. Tuy vậy, trong con mắt của nhà tiểu thuyết hiện đại, hình tượng người phụ nữ của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật có thêm nhiều nét mới. Đặc biệt đối với những phụ nữ có lối sống vượt ra khỏi sự kìm kẹp của lễ giáo phong kiến như nhân vật Ấu Mai của Hòm đựng người hay Đặng Thị Huệ của chúa Chè, tác giả mạnh dạn lựa chọn họ làm nhân vật nữ chính trong tác phẩm của

mình trong đó dành nhiều ưu ái khi miêu tả số phận, cuộc đời, phẩm chất của họ. Ấu Mai là cơ con gái sinh ra trong gia đình gia giáo có truyền thống Nho học, ông nội Đặng Phi Hiển từng giữ chữ Tri huyện. Sinh ra trong gia đình có địa vị như vậy nhưng số phận của Ấu Mai lại chịu nhiều lận đận. Cha mất sớm trong một tai nạn, Ấu Mai bị tiến cung nhưng chưa bao giờ được sủng hạnh của quân vương, tuổi còn trẻ mà bị đầy ra Sơn lăng “sống cùng những người đã chết”. Trong suốt quãng đời bi kịch bị giam lỏng trong cung rồi trong Sơn lăng, chuỗi ngày êm đềm, tươi đẹp nhất để nàng nhớ về là những ngày tháng chìm đắm trong mối tình với ơng hồng thất thế Vũ Lăng hầu. Ở chốn sơn lăng, người cung nữ dường như càng nhỏ bé, đáng thương hơn khi tưởng rằng mình vĩnh viễn bị “chôn sống” trong Sơn Lăng khơng bao giờ có ngày quay về gặp lại gia đình hay người tình cũ, hồn cảnh éo le này đã làm cho Ấu Mai cơ con gái gia đình Nho giáo kia muốn vượt qua ranh giới lễ giáo, cùng gia đình thơng đồng đưa ơng hồng Vũ Lăng hầu vào Sơn lăng ở cùng với mình. Theo quan niệm của xã hội phong kiến thì việc này là hồn

tồn trái với lễ giáo, là không thể chấp nhận được, và vi phạm nghiêm trọng cung quy của triều đình, thế nên kết quả tất yêu là Ấu Mai, người tình và cả gia đình phải chịu một cái chết bi thảm không tránh khỏi. Tuy vậy, sau tất cả, điều đáng ghi nhận ở người con gái quả cảm này lại chính là ý đồ dám vượt lên tất cả để giành lấy hạnh phúc của mình giữa biết bao nhiêu cung nữ cam chịu sống cuộc đời câm lặng, không hi vọng.

Đặng Thị Huệ trong Bà chúa Chè cũng xuất thân trong gia đình Nho học,

thấu hiểu đạo lý sách thánh hiền. Vì thế nàng sớm đã nhận ra số phận không thể xoay chuyển của người phụ nữ giữa vòng cương tỏa của Nho giáo nhưng từ tấm bé trong đầu người con gái tài sắc này luôn bị ám ảnh bởi ý nghĩ “đảo hành nghịch thi”. Nàng tâm niệm: “Thì cơ, muốn có thì phải đổi chỗ ở, bước sang một dịp cầu khác. May ra... Ta cũng chẳng cầu gì làm một đứa thị nữ, ta chỉ cầu lọt vào hoàng cung vương phủ để chờ xem có dịp gì khơng. Khơng vào rừng, sao bắt được cọp” [33, 144]. Nàng đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, vào cung làm thị nữ rồi leo từng bước nên địa vị Tuyên phi. Trong quá trình đó, khơng khi nào nàng để mình được thảnh thơi mà ln lo lắng tìm cách tiến thân, củng cố địa vị của mình. Khi làm thị nữ thì tìm mọi cách để lọt vào mắt xanh của chúa; lúc làm vợ chúa, được sủng ái nhất rồi thì tìm thầy tìm thuốc hịng kiếm cho mình một đứa con trai gia tăng địa vị; khi có con trai thì tìm cách gây bè, kết đảng nhằm đảm bảo cho mình và đứa con một tương lai vững chắc sau khi chúa băng hà. Cả cuộc đời ngắn ngủi của nàng, có lẽ chỉ tồn những vật lộn, tranh đấu, hịng mưu cầu một tương lai tốt đẹp hơn cho bản thân mình. Và quả thực nàng đã làm được, từ một cô gái hái chè tổng Ném nàng trở thành mẫu nghi thiên hạ, nắm trong tay quyền lực to lớn, khuynh đảo cả triều chính. Để đạt được mục đích, nàng đã vượt mọi khn khổ chật hẹp của lễ giáo phong kiến. Nếu người con gái thời phong kiến phải thờ cha, thờ chồng, thờ con thì nàng làm trái lại hết. Khi sống với cha: cãi lời cha để vào cung làm thị nữ. Khi sống bên Trịnh Sâm: tìm cách xúi giục chúa đi ngược lại lễ giáo “bỏ trưởng lập thứ”, mặt khác tiết lộ cả bí mật quốc gia của chúa (nói với vợ Hồng Đình Bảo về việc chúa đang theo dõi từng hành động của Đình Bảo và có ý

kết tội ơng là âm mưu làm phản) để mua chuộc, lơi kéo Đình Bảo về phe cánh của mình. Khi chồng chết đáng lẽ phải thủ tiết thờ chồng thì nàng lại tư tình với Hồng Đình Bảo ở ngay trong hậu cung. Nếu chiếu theo các chuẩn mực đạo đức Nho giáo thì Đặng Thị đúng là kẻ “tội đồ” đáng chết, và trong mắt các bậc hủ Nho sẽ chẳng khác gì “u qi” (như chính cái quan niệm mà nhà Nho quy chụp cho những mĩ nữ trong sách cổ từng làm điên đảo triều chính như Đát Kỷ, Bao Tự, Điêu Thuyền). Kết cục tất yếu là kế hoạch “đảo hành nghịch thi” thất bại. Sau binh biến của lũ kiêu binh nàng bị bắt và giam giữ nghiêm ngặt trong nhà giam Hộ Tăng Đường. Đến đường cùng những tưởng nàng đã yên phận, ai ngờ nàng không chịu ngồi yên, một lần nữa nàng bỏ trốn. Kế hoạch không thành, bị đày đến Sơn Lăng, người ta tưởng nàng đã hóa điên hoặc đã nhất mực yên phận (vì nàng sống lầm lũi, khơng hề cười nói suốt thời gian dài). Ai ngờ chính lúc này nàng thực hiện cuộc đào thoát thay đổi số phận cuối cùng trong cuộc đời mình: trong ngày lễ Đại tường tiên vương, nàng đã dùng dao tự sát ngay trước bàn thờ, chính thức giải thốt mình ra khỏi số phận một người con gái bị bó hẹp những giáo lý của xã hội phong kiến.

Theo quan niệm đương thời hay trong những tư liệu cịn sót lại về Đặng Thị Huệ như vài dịng ghi chép trong Hồng Lê nhất thống chí thì Đặng Thị được nhắc tới như một nhân vật phản diện, dùng nhan sắc và thủ đoạn để lấy được lòng yêu của Chúa nhưng dưới con mắt nhân văn của nhà tiểu thuyết thế kỷ XX thì mọi hành động của Đặng Thị Huệ dường như chỉ là sự đưa đẩy của một mong muốn chính đáng trong đời sống con người: mong muốn thay đổi vận mệnh mình. Cái chết của nhân vật này trong Hồng Lê nhất thống chí chỉ được miêu tả là “uống

thuốc độc” chết nhưng ở Bà chúa Chè tác giả dành nhiều đoạn miêu tả về những ngày cuối cùng của Đặng Thị Huệ và thay đổi cái chết thành dùng dao tự sát trước bàn thờ Tiên vương (chương cuối Bà chúa Chè).

Những nhân vật nữ vượt qua vòng kiềm tỏa như thế giữa xã hội phong kiến Việt Nam được đề cập đến trong văn học khơng phải là khơng có. Ví dụ như hình tượng nàng Nhị Khanh vượt qua lễ giáo dám tự mình trao thân cho Trình Trung Ngộ trong Chuyện cây gạo, Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ; nàng Kiều dám tự

mình đính ước nhân dun với Kim Trọng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, hình tượng người phụ nữ dám nhìn ngơi đền thái thú và sự nghiệp của một đấng nam nhi bằng nửa con mắt (Đền thái thú của Hồ Xuân Hương), ... đều là người con gái không thể xem xét dưới góc độ đạo đức luân lý của Nho giáo. Hình tượng này có lẽ bắt nguồn từ sự suy yếu của chế độ phong kiến thời Lê Trịnh kéo theo sự suy thoái của Nho học. Thêm vào đó có những “yếu tố của một nền kinh tế đơ thị” và một mơi trường văn hóa đơ thị cùng các yếu tố “phi cổ truyền” đang được hình thành trong cả nước, “tạo nên trong đời sống tinh thần một luồng sinh khí mới”, “nảy sinh những định hướng nhằm phá vỡ các khn khổ” vốn có của xã hội [53, tr.69]. Nhưng những trường hợp như thế trong văn chương cổ vẫn rất hiếm hoi, nhân vật Đặng Thị Huệ hiện ra ở đây khơng cịn giống như một nhân vật trong sách sử nữa mà như một con người đời thực với những suy nghĩ, những mong muốn hiện đại, muốn năm bắt và làm chủ vận mệnh của mình. Có được điều này phải sang đến thế kỷ XX khi văn học phương Tây xâm lấn vào đời sống văn hóa tinh thần của con người Việt, khi chủ nghĩa cá nhân xuất hiện thì cái con người với quan điểm thực dụng như Đặng Thị Huệ (“thà rằng hưởng nhiều mà chết non còn hơn chết già mà khổ sở”) mới thực sự xuất hiện. Mặt khác, câu chuyện về tình yêu của các nhân vật nữ, vốn là cấm kỵ trong văn học cổ thời kỳ trước thì lại được miêu tả hết sức tự nhiên: từ câu chuyện tình u sóng gió của Ấu Mai và ơng hồng Duy Lễ đến chuyện tình vượt trên mọi phép tắc xã hội của Đặng Thị và Quận Huy. Những trang viết miêu tả người nhân vật Đặng Thị Huệ trong mối tình với Hồng Đình Bảo của Bà chúa Chè rất chân thực, hiện đại, tróng đó nhân vật Đặng Thị hiện vừa nhân bản, vừa tự nhiên chẳng khác nào các cô gái trong tiểu thuyết lãng mạn của Tự lực văn đồn: “nàng được ln ln trơng thấy cái sức lực cường tráng, cái khí phách tuổi trẻ anh hùng, cái chí quật cường của một người hết sức che chở, hết sức trung thành với nàng. Thế là tự nhiên nàng so sánh, cân nhắc, rồi tự nhiên đem lòng yêu dấu. Con người ấy, sao hơm nay mãi chưa thấy vào? Ơ hay! Cuối giờ Dậu rồi, mà sao chưa thấy vào?”. Đặng Thị thậm chí cịn khơng ngần ngại thể hiện ra ngồi tình cảm của Huy Quận: “Khi chỉ cịn hai người, Tuyên phi nói: Thiếp mong

chàng mãi. Hãy để quân quốc trọng sự đó”, rồi thậm chí cịn chủ động trước“Tuyên phi vừa cười vừa đứng dậy đi đến chỗ Đình Bảo ngồi: Vâng thì từ mai thiếp xin nghe... Nhưng hơm nay...”. Hành động ấy, tình cảm ấy chẳng khác nào các cô gái hiện dại của thế kỷ XX như Lan trong Đẹp, chủ động đi tìm tình yêu của mình mặc dù giữa cả hai có khoảng cách tuổi tác cả thế hệ, hay như Hiền trong

Trống mái, một cơ gái thành thị tân học mơ mộng về tình u với chàng ngư dân

Vọi nghèo khó…

Có thể nói, trong khí xây dựng các hình tượng nhân vật nữ trong tiểu thuyết lịch sử của mình, Nguyễn Triệu Luật đã đem cả những tư tưởng, giá trị mới về văn hóa vào để áp dụng. Qua các nhân vật nữ của mình ơng dường như muốn thể hiện khát khao tự giải phóng cá nhân, địi quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc cho người phụ nữ. Cũng vì thế mà hình tượng người phụ nữ của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật vừa chân thực, tự nhiên vừa nhân bản, giàu sức sống đến kì lạ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết lịch sử nguyễn triệu luật nhìn từ góc độ văn hóa và thi pháp (Trang 58 - 63)