Hình tượng vua chúa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết lịch sử nguyễn triệu luật nhìn từ góc độ văn hóa và thi pháp (Trang 54 - 58)

6. Cấu trúc luận văn

2.2. Các thành tố văn hóa trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật

2.2.2.1. Hình tượng vua chúa

Ở Nguyễn Triệu Luật hình tượng vua chúa là một trong những hình tượng được ơng quan tâm, đầu tư sáng tạo nhất. Xét trong bộ ba tiểu thuyết Bà chúa Chè – Loạn kiêu binh và Chúa Trịnh Khải, ta có thể thấy loại hình này xuất hiện với một tần số lớn.

Trải qua hơn một ngàn năm Bắc thuộc, nhà nước phong kiến Việt Nam đã chịu ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa cũng như tư tưởng của nhà nước Trung Quốc. Một trong số những ảnh hưởng đó là ảnh hưởng về Nho giáo. Vì vậy trong nhà nước phong kiến Việt Nam, theo quan điểm của Nho giáo thì vua được coi là Thiên tử (con của trời) hay còn gọi là thuyết “Thiên mệnh” do Khổng Tử sáng lập thì địa vị của vua trong thời kỳ phong kiến được hiểu như sau: Theo quan niệm của Nho giáo thì Thượng đế được coi là trời, và vua là người đại diện cho Thượng đế hay chính là đại diện cho trời xuống cai trị mọi mặt đời sống của dân từ kinh tế, chính trị, văn hóa đến các lĩnh vực khác của đời sống hay nói cách khái quát là “thay trời hành đạo”và đồng thời là người đại diện cho dân trước Thượng đế. Mọi ý chỉ mệnh lệnh của nhà vua đều tuân theo“mệnh trời” nên trong các chiếu chỉ mà người truyền đi thường có “phụng thiên thừa vận, hồng đế chiếu viết… Vì vậy

mà thần dân phải tuyệt đối thực hiện và phục tùng ý chỉ của vua. Ngồi ra vua cịn lập đàn tế trời cầu cho mưa thuận gió hịa, mùa màng tươi tốt, người dân có một cuộc sống ấm no, thái bình. Địa vị của vua đã bao trùm lên toàn bộ đất nước, thuyết “Thiên mệnh” đặt ra cho vua một trách nhiệm lớn lao phải chăm lo, yêu thương thần dân của mình, lấy dân làm gốc. Đây là cơ sở vững chắc cho nhà nước phong kiến đề cao quyền lực của nhà vua. Theo Trần Ngọc Vương trong cuốn Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung: “Trong lịch sử các chế độ chuyên chế

phương Đông, ngôi vua đã được khẳng định là tất yếu phải tồn tại, và một khi đã tồn tại là tối thượng, bất khả tư nghị. Ngơi vua là một cương vị đặc biệt, loại hình nhân cách hồng đế là một loại hình nhân cách đặc biệt, có tác động vơ cùng to lớn chi phối lịch sử hình thành và phát triển các loại hình nhân cách khác nhau trong

xã hội phương Đơng” [48, tr.53]. Vì thế theo lẽ thường tình, hình tượng này phải được gắn với sự uy nghiêm, với quyền lực tối thượng trong xã hội

Ở các tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật ta không thể không xem xét tới cái khơng gian văn hóa lịch sử mà các ơng vua, vị chúa đó được sản sinh ra. Đó là thời kỳ cuối của nhà Lê trung hưng, khi mà các vị vua nhà Lê thực chất là chỉ như những con bù nhìn trên bàn cờ chính trị. Các chúa Trịnh mới là những người truyền đời nhau nắm trong tay thực quyền nhưng chúa Trịnh lại không phải là vua, trước thiên hạ chúa vẫn phải ra bộ nhún nhường, cung kính với đức vua. Điều này đã làm nảy sinh mâu thuẫn lớn đối với cái gọi là nắm trong tay mọi quyền lực của đấng quân chủ. Nhà vua người giữ thiên mệnh lại không thể điều hành luật pháp, quân đội. Nhà Chúa kẻ nắm trong tay quyền lực lại khơng thể tự mình đứng ra làm chủ toàn thiên hạ, phải cúi đầu thi lễ trước vị vua do mình tự đặt ra.

Nhân vật Chúa Trịnh Sâm trong Bà chúa Chè được xây dựng là một hình

tượng đấng cầm quyền sáng suốt, tài ba. Sự tài ba đó bộc phát ngay từ thời trẻ đã được nhận định là giỏi giang, là “thiếu niên anh tuấn” [33, 290]. Khi chưa tại thượng ngôi chúa, Trịnh Sâm là một thế tử vừa đa tình lại vừa rất mực tài ba, đến Thái giám Khê Trung hầu trong suy nghĩ cũng phải khen ngợi “Mình cũng chịu cái tài ông thế tử này! Một đêm khơng có đàn bà là khơng chịu được; thế mà mê man đến đâu, ông cũng không bỏ công việc hằng ngày. Người ta cứ nói gái đẹp làm nghiêng thành đổ nước, nhưng có lẽ nghiêng hay đổ cũng là vì người đàn ơng. Mê gái mà vẫn không quên việc, ông thế tử này là một” [33, 150]. Trịnh Sâm say đắm nữ sắc, yêu vì Ngọc Khoan, Đặng Thị Huệ nhưng ban ngày ta lại ln bắt gặp hình ảnh băn khoăn việc nước của ơng. Trong suốt chương III của Bà chúa Chè, chúa

luôn băn khoăn việc chiếm lấy Thuận Quảng, nung nấu quyết tâm chiếm lấy Phú Xuân. Bản thân Chúa Trịnh Sâm trong mắt các đại thần luôn là một đấng vua sáng suốt khiến bao nhiêu trung thần của triều đình như Việp Quận cơng Ngũ Hồng Phúc, Hành Tham tụng Nguyễn Nghiễm một lòng thần phục, trung thành, quyết đem tính mạng ra để lập chiến cơng “đền ơn chúa thượng” [33, 173].

Bên cạnh là một vị chúa, một người cầm quyền sáng suốt, chúa vẫn có lúc bị lòng ghen ghét, ham muốn quyền lực và nữ sắc che mờ mắt. Trong Loạn kiêu binh, chương II có miêu tả thuở niên thiếu của Trịnh Sâm. Mặc dù rất mực thông minh, xuất sắc nhưng đứng trước Thái tử Duy Vĩ cũng tài giỏi không kém, lại ngồi trên vương vị cao quý hơn hẳn, Trịnh Sâm đem lịng đố kỵ, thề quyết khơng đội chung trời cùng Duy Vĩ, lúc vừa lên ngơi Trịnh Sâm đã tìm ngay mưu kế hãm hại Thái tử, đổ cho là tư thông cùng thiếp của Tiên Vương bị tống vào ngục giam rồi bị giết. Giết được Duy Vĩ, một hi vọng chấn hưng của họ Lê song lại là mối họa lớn cho nhà Trịnh, Trịnh Sâm bớt đi được phần nào nỗi lo quyền lực bị đe dọa. Việc này cũng giống như các chúa Trịnh khác từng làm, họ đều lập các vị hoàng thân nhu nhược, nhỏ tuổi, hoặc tỏ ra hợp tác với họ Trịnh làm vua để dễ bề điều khiển, sai khiến.

Ngoài ra, ở nhân vật chúa Trịnh Sâm cũng có khía cạnh rất nhân văn, đó là việc hết mực yêu thương Đặng Thị Huệ. Trong con mắt các nhà Nho thời trước thì Đặng Thị Huệ với những hành động làm khuynh đảo cả phủ chúa chẳng khác gì một “yêu nữ” mê hoặc chúa Trịnh. Nhưng dưới ngòi bút của nhà tiểu thuyết thế kỷ XX, thì mối tình của Trịnh Sâm và Đặng Thị lại có phần đẹp đẽ, lãng mạn. Đặng Thị Huệ gặp được Chúa khi liều mạng dâng lên loài hoa huệ ngũ sắc, loại huệ có tất cả năm màu kỳ diệu lạ thường. Còn chúa Trịnh vừa gặp nàng đã mê đắm nhan sắc và sau đó hồn tồn để nàng chiếm lấy trái tim. Đối với Đặng Thị Huệ, Trịnh Sâm dường như là một vị vua hết mực si tình. Năm lần bày lượt nàng tìm kế sinh sự như đập vỡ cả viên ngọc có giá liên thành mà chúa Trịnh rất quý, ấy vậy mà Trịnh vương khơng nỡ trách mắng cịn phải tìm cách dỗ dành nàng [33, 175]. Chúa khơng chỉ u nhan sắc mà cịn trọng cả sự sáng suốt của Đặng Thị. Vì thế Chúa đem cả việc lập phế Thế tử, chuyện quốc gia đại sự bàn bạc với nàng. Với Đặng Thị Huệ và thế tử Cán, chúa luôn hết mực trân trọng. Đến khi gần đất xa trời, chúa cịn gửi gắm cận thần thân tín lo lắng cho tương lai của Thế tử nhỏ và Tuyên phi. Hình tượng một vị chúa si tình như vậy chắc chỉ có trong văn học hiện đại mà thôi.

Đối lập với Trịnh Sâm là ơng hồng Duy Vĩ trong Loạn kiêu binh. Sinh ra

đã có tư chất thơng minh, xuất chúng lại nắm giữ ngôi báu tương lai, thái tử Duy Vĩ lại tỏ ra hết sức khiêm nhường, sớm nhạy cảm nhận biết được mối nguy hại từ phía nhà Trịnh nên gần như lui về “ở ẩn”. Ơng rời bỏ hồng cung lộng lẫy tới sống trong một ngôi “nhà gạch sơ sài lẩn sau những khóm trúc, mai”, từ bỏ địa vị, danh tước, bổng lộc. Khi có người nhắc tới tước vị trước kia, ơng hồng này đều kiên quyết từ chối, tỏ ý khơng muốn nhắc đến nó nữa. Tuy nhiên xa lánh danh vọng cũng không giúp cho vị thái tử thất thế tránh khỏi cái họa sát thân, ông vẫn bị người khác vu vạ, giáng tội. Duy Vĩ mặc dù khí chất của một ơng hồng cao ngạo, một đấng quân tử ngay thẳng, lại có tài ba hơn người nhưng lại bó tay chịu trói khơng thể tự cứu được chính mình (chương II của Loạn kiêu binh).

Bên cạnh đó, nhân vật Trịnh Khải, một vị chúa được lập nên bởi đám kiêu binh và cũng vì kiêu binh mà đau đầu, khốn đốn cũng là một đấng cầm quyền được tác gỉa dành nhiều trang miêu tả. Theo lịch sử, chúa Đoan Nam Vương Trịnh Khải vốn là một vương tử thất thế không được sự sủng ái của Chúa Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm. Khi mất đi Trịnh Sâm cũng truyền ngơi cho con trai thứ là Trịnh Cán cịn Khải bị giam lỏng trong phủ chúa như một phạm nhân. Trịnh Khải đã phải cấu kết với quân Tam phủ làm một cuộc binh biến để giành lấy vương vị. Khi ngồi trên muôn người rồi, quyền khuynh bá trong tay rồi thì Trịnh Khải lại bị chính lũ kiêu binh đã lập mình làm chúa khống chế. Kiêu binh cậy công, cậy đông chiếm giữ kinh thành, vây hãm chúa thượng khiến cho Trịnh Khải như “cá mắc câu” phải một mực nghe theo chúng. Trịnh Khải trong Chúa Trịnh Khải và Loạn kiêu binh thì

khơng hồn tồn chỉ có cái bóng nhu nhược. Trịnh Khải cũng là một vị chúa muốn chăm lo cho thần dân nhưng lại bị hoàn cảnh bức bách khiến cho cuối cùng phải hi sinh biết bao trung thần cho bọn kiêu binh mặc sức chém giết cho hả dạ. Dẹp xong loạn kiêu binh thì Trịnh Khải chưa kịp hưởng thái bình đã phải chết trong cuộc chạy loạn sau khi kinh thành thất thủ trước quân Tây Sơn. Mang trong mình ham muốn quyền uy nhưng lại luôn là kẻ bị động, luôn là nạn nhân của số phận, của lịch sử, Trịnh Khải đáng thương hơn là đáng trách.

Ngoài ra, trong nhiều tác phẩm còn đề cập đến các vị vua chúa, hoàng tử vương tơn khác như Hồng thái tơn Duy Khiêm, vua Lê Hiển Tông, Trịnh Cán, … những nhân vật này đều có điểm chung là được tác giả miêu tả khá ưu ái, khơng có ai là phản diện. Điều này có lẽ có nguyên cớ từ những cảm tình cá nhân của tác giả đối với nhà Lê Trịnh và do cách nhìn mới của một nhà văn hiện đại đối với những câu chuyện lịch sử đã qua.

Tóm lại, hình tượng vua chúa trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật không chỉ hiện lên với vai trò là người đại diện cho “mệnh trời”, nắm giữ quyền lực tối thượng, chi phối toàn bộ xã hội phong kiến, mà còn hiện lên rất sinh động với nhiều khía cạnh nhân văn. Nét đặc sắc ở đây là vua chúa không chỉ là những nhân vật của lịch sử mà còn mang những suy nghĩ rất con người, rất tự nhiên bằng cách xây dựng nhân vật bằng các thủ pháp hiện đại chịu ảnh hưởng bởi những tư duy, những giá trị văn hóa hiện đại của thế kỷ XX. Ở các vị vua chúa này ngoài những lo nghĩ cho dân cho nước cịn là những tính tốn cho địa vị cá nhân, những ganh đua ích kỉ, hẹp hịi, thậm chí cả sự sợ hãi (bởi sự đe dọa từ những thế lực khác), đơi khi lại có cả những chuyện tình cảm lãng mạn chẳng khác nào câu chuyện tình cảm trai gái của thế kỷ XX… Từ một loạt hình tượng lịch sử có thật vốn bị đóng khung, đại diện cho quyền lực và sức mạnh của vương triều họ như được “giải thiêng”, hiện lên sống động, gần gũi như những người bình thường trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường gặp: cũng có những khi bạc nhược, bất lực, yếu đuối, sợ hãi (Trịnh Khải trong những ngày cuối đời ở Chúa Trịnh Khải), cũng có những khía cạnh khác lạ như si tình, tuy là một ơng chúa sáng suốt nhưng lại luôn nghe và tin những lời gièm pha của người thiếp yêu (trường hợp của Trịnh Sâm trong Bà chúa Chè)... Đây chính là minh chứng của việc tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm của thời đại sinh ra nó, ngay cả với tiểu thuyết mang đề tài lịch sử, miêu tả các nhân vật lịch sử đã khơng cịn nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết lịch sử nguyễn triệu luật nhìn từ góc độ văn hóa và thi pháp (Trang 54 - 58)