Hư cấu từ những sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết lịch sử nguyễn triệu luật nhìn từ góc độ văn hóa và thi pháp (Trang 69 - 74)

6. Cấu trúc luận văn

3.2. Các yếu tố thi pháp của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật

3.2.1.1. Hư cấu từ những sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử

Bàn về tiểu thuyết lịch sử, tác giả Phạm Xuân Thạch từng nhận định: “Ở đây, có lẽ chúng ta đã chạm tới vấn đề có tính bản chất của những tiểu thuyết về đề tài lịch sử: câu hỏi về cái gọi là “sự thật lịch sử”” [47]. Tiểu thuyết muốn được xác định là mang đề tài lịch sử phải dựa trên “sự thực lịch sử”, dùng nó làm bộ khung cho mọi hư câu, sáng tạo của mình. Dường như Nguyễn Triệu Luật cũng muốn lịch sử phải ln được tơn trọng, có thế nào phải viết thế đấy, nhất định khơng được bóp méo lịch sử, ơng tâm sự: “Tơi chỉ là thợ vụng, có thể nào làm nên thế, gốc tre già cứ để là gốc tre già, chứ khơng có thể, và cũng khơng muốn, hun khói lấy màu, vẽ vân cho thành gốc trúc hóa rồng” (trích Lời tựa cuốn Bà chúa Chè, 1938). Việc

đánh giá lịch sử phải được xuất phát từ lý trí khách quan, tránh đánh giá bằng tình cảm chủ quan, dễ làm sai lệch lịch sử. Bản thân ông thông qua tiểu thuyết của mình cũng ln là người chịu khó tìm hiểu cẩn trọng và tỉ mẩn lịch sử. Ông thường chọn lối viết hư cấu từ những sự kiện và nhân vật lịch sử để sáng tác.

Trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật bắt gặp nhiều những nhân vật có thật trong lịch sử như Trịnh Sâm, Trịnh Khải, Đặng Thị Huệ, Trịnh Cán, Hồng Đình Bảo,… những sự kiện có thật như việc phế con trưởng lập con thứ của Trịnh Sâm, sự việc loạn kiêu binh hay cuộc tấn công kinh thành Thăng Long của quân nhà Tây Sơn… Dựa vào số lượng tư liệu ít ỏi từ lịch sử và những truyện kể dân gian tác giả đã sáng tạo nên cả một giai đoạn lịch sử rối ren, suy yếu của xã hội phong kiến Lê mạt.

Theo tác giả Phạm Tú Châu qua bài viết Tính lịch sử: Khả năng và mức độ

qua tiểu thuyết Bà chúa Chè thì “lịch sử nguyên sinh về giai đoạn này khơng có”,

“tác giả đã dựa vào hai nguồn chính là lịch sử để lại và lịch sử thuật kể. Đọc chúa Chè chúng ta thấy tác giả đã tận dụng được truyền thuyết dân gian về Tuyên

phi… nhưng chủ yếu là từ lịch sử thuật kể: Hồng Lê nhất thống chí” [19, tr.107]. Nguyễn Triệu Luật đã dùng những sự kiện chính trong Hồng Lê nhất thống chí để làm khung để dựa vào đó mà thêm thắt, sáng tạo bằng cách vận dụng kiến thức về lịch sử văn hóa và trí tưởng tượng của mình.

Hồng Lê nhất thống chí hồi thứ nhất có nhắc đến việc dâng hoa của Đặng

Thị Huệ trong vài câu: “Một hôm, tiệp dư (Một cấp bực của vợ vua, dưới bậc phi) Trần Thị Vịnh sai nữ tỳ Đặng Thị Huệ bưng một khay hoa đến trước nơi chúa ngồi. ả họ Đặng này, quê ở làng Phù Đổng, mắt phượng mày ngài, vẻ người mười phần xinh đẹp. Chúa nom thấy rất bằng lịng, bèn tư thơng với ả.” [35, tr.12]. Chỉ vài dòng như vậy mà Nguyễn Triệu Luật viết được hẳn một chương khá đầy đặn miêu tả từ chuyện Chúa thích chơi hoa theo sách Tàu ra sao, các cung nhân thi nhau trơng cả trăm thứ hoa, ép cho nó nở đúng thì tiết thế nào, chuyện bà Trần Thị Vinh khơng bốc được thẻ dâng hoa thì ủ dột ra sao, Thị Huệ dâng hoa lên như thế nào, đối thoại với chúa ra sao… Tất cả những chi tiết của 12 trang văn bản ấy (từ trang 161 – 173 của Tuyển tập tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật, Nxb Khoa học xã hội, 2011) lại bắt đầu bằng có đơi ba dịng trong Hồng Lê nhất thống chí.

Sự việc Đặng Thị Huệ đập vỡ viên ngọc của chúa ở chương VI, Bà chúa Chè cũng xuất hiện trong Hoàng Lê nhất thống chí: “Thị Huệ từ lúc được nhà chúa

chiều chuộng, hơi có vẻ lộng hành. Hễ có chuyện gì khơng vừa ý, là ả xây xẩm mặt mày, rồi kêu khóc thảm thiết để làm rối lịng chúa.

Chúa có một viên ngọc dạ quang, lấy được trong khi đánh dẹp phương Nam, vẫn xâu ở trên đầu khăn làm đồ trang sức. Một hôm Thị Huệ lấy tay mân mê viên ngọc. Chúa nói:

- Nhè nhẹ tay chứ, đừng làm ngọc sây sát!

- Làm gì cái hạt ngọc này! Chẳng qua vào Quảng Nam kiếm giả chúa hạt khác là cùng. Sao chúa nỡ trọng của khinh người như vậy?

Rồi ả tự ý bỏ ra ở cung khác, từ chối không gặp chúa nữa. Chúa phải dùng nhiều cách dỗ dành cho ả vui lòng, lúc ấy ả mới chịu làm lành với chúa” [35]

Sự việc tuy được miêu tả khá chi tiết trong Hồng Lê nhất thống chí nhưng thực sự đầy đủ hơn khi đưa vào Bà chúa Chè nó được thêm thắt nhiều câu đối

thoại làm tăng thêm sự hấp dẫn cho chương truyện.

Chi tiết Tuyên phi tự tử cũng xuất hiện trong Hồng Lê nhất thống chí

nhưng chỉ gói gọn ba từ “uống thuốc độc”: “Sau một thời gian giam giữ ngặt, Thị Huệ được cho làm cung tần nội thị, vào Thanh Hóa hầu hạ lăng tẩm chúa Trịnh Sâm. Ở đây, bà ngày đêm gào khóc xin được chết theo chồng. Đến ngày giỗ của chúa Trịnh Sâm, Tuyên phi uống thuộc độc mà chết, được táng cách Vọng lăng (lăng Trịnh Sâm) một dặm” [35, tr.89]. Khi viết về cái chết của Đặng Thị Huệ ở tác phẩm Bà chúa Chè, Nguyễn Triệu Luật đã sửa lại thành: “tự tử” bằng một con dao ngay trước bàn thờ đấng tiên vương, đoạn miêu tả về việc tự vẫn ấy dài đến mấy trang văn bản chứ khơng phải chỉ có mấy dịng như Hồng Lê nhất thống chí. Nếu khơng có khả năng sáng tạo thì làm sao Nguyễn Triệu Luật có thể biến vài dòng nhỏ nhoi trong sách sử thành hẳn một chương truyện với nhiều chi tiết hư cấu mà khi đọc độc giả không thể phân biệt được đâu là chi tiết lịch sử đâu là chi tiết được thêm thắt vào như vậy. Đặc biệt, cái chết của Đặng Thị trong tác phẩm đã có thêm một tình tiết nhỏ, đó là việc Đặng Thị khi tranh cãi với chúa về việc đập ngọc đã khéo thêm cả tích xưa… Từ việc đập một viên ngọc một cách vô lý mà vẫn được chúa Tĩnh đô dễ dàng bỏ qua trong Hồng Lê nhất thống chí [35, tr.13], tác giả đã khéo thêm vào câu chuyện “đập ngọc” một lý do để chúa không chỉ tha thứ mà càng thêm yêu, thêm nể Thị Huệ, đó là việc thêm chuyện Thị Huệ mượn tích Lạn Tương Như địi đập ngọc q trong tích xưa. Chính việc thêm thắt đó đã giúp tác giả lý giải được tại sao Đặng Thị ngang ngược là vậy mà lại có được lịng u của ông chúa tài hoa, tinh tế như Trịnh Sâm và đồng thời cũng làm cho diễn biến hành động, tâm lý của nhân vật Đặng Thị Huệ thêm hợp lý, chân thật.

Nhân vật Trịnh Khải cũng là một nhân vật có thật trong lịch sử được tác giả đem vào trong tác phẩm. Trung thành với những dữ liệu lịch sử có thật, Nguyễn Triệu Luật mơ tả nhân vật này khá sát với Hồng Lê nhất thống chí: Trịnh Khải tên hồi nhỏ là Tông, sinh ra đã không được Trịnh Sâm yêu quý, càng lớn càng bị ghét bỏ. Đến khi Trịnh Cán ra đời thì chúa “bỏ trưởng lập thứ”, lập Cán làm Thế tử… Chuyện kiêu binh tôn Khải như lên ngôi chúa như thế nào, sau đó liên tục gây sức ép cho Khải ra sao đều được ghi lại. Cái tác giả thêm thắt ở đây là những chi tiết miêu tả đời sống nội tâm phong phú của Trịnh Khải trong suốt ngày tháng thăng trầm của cuộc đời. Đặc điểm này đã kéo gần một nhân vật lịch sử như Trịnh Khải đến với bạn đọc thế kỷ XX hơn. Qua đó tác giả đã chạm vào những góc khuất sâu trong tâm hồn Trịnh Khải nhằm lý giải hành động, cách giải quyết sự việc của nhân vật này. Đoạn Trịnh Khải lên thuyền của Nguyễn Nỗn ở chương cuối Chúa Trịnh Khải được mơ tả rất chi tiết. Trịnh Khải một thân một mình giữa đêm thanh vắng, chỉ có trăng trên đầu bầu bạn hiện lên sinh động, cô độc, tuyệt vọng qua những đoạn mô tả tâm trạng và độc thoại nội tâm của nhân vật:

“Ngồi mạn thuyền, Trịnh Vương băn khoăn lo lắng. Muốn nhìn xem mặt tên Nỗn có giống Nguyễn Đường khơng thì một ngọn đèn dầu không đủ ánh sáng. Nếu thật là em Nguyễn Đường thì khơng ngại gì, vì nhà hắn là một vọng tộc vùng Giang Bắc, bẩy đời nay đã sản ra bao nhiêu trung thần nghĩa sĩ. Nhưng nếu không phải… Thôi nhưng lúc ấy cũng không phải lúc phân vân được nữa: đành cũng đến đâu hay đó mà thơi. Ngửa mặt trơng trời, trời sao nhấp nhánh. Trịnh Vương sực nhớ lại năm xưa Tả tư Giảng Ngơ Thì Nhậm giảng ông nghe bộ sách "Quản Khuy", rồi vương cố tìm xem các sao Đế Tọa ở nơi nào. Gió nồm nam vẫn thổi mạnh, đưa những tiếng ồn ào nơi kinh sư đến. Bây giờ, giặc Tây Sơn đương làm cỏ thành Thăng Long đây.

Mới cách đây vài giờ ta còn là một vị vương gia hách dịch mà nay một mình ngồi giữa dịng sơng, tấm thân gửi thác trong tay một người lạ mặt chưa rõ ruột gan. Sóng động mạn thuyền, nước kêu bì bạch như gợi tấm lòng buồn bã chán chường.

Còn mẹ ta? vợ ta? con ta? Bây giờ ở đâu, còn hay mất? Mẹ ta bị tiên vương ghét bỏ sinh được có mình ta.

Trong hai mươi năm trời, xiết bao cực nhục khổ sở, mới được thư thái trong dạ chừng vài bốn năm nay. Bây giờ mẹ một nơi, con một nơi, an nguy mất cịn đơi nơi bóng chim tăm cá, chỉ thương cho vợ ta, tưởng … sướng nhất trần gian, có ngờ đâu ngày nay? Con ta mới hơn tuổi tơi, nào đã tội tình gì? Làm đứa nơng phu khi loạn li cịn giữ được cha mẹ vợ con, làm thân người vương giả đã lỡ bước thì khơng bằng một đứa nông phu.” [33, tr.269 - 230].

Nhân vật Khê Trung hầu xuất hiện trong bộ ba tiểu thuyết Bà chúa Chè, Chúa Trịnh Khải, Loạn kiêu binh là một nhân vật đặc biệt. Ông là thái giám hầu

cận của chúa Tĩnh Đô Trịnh Sâm và sau này là cả Đoan Nam Vương Trịnh Khải nhưng trong Hồng Lê nhất thống chí, nhân vật này lại đã tự tử bằng thuốc độc sau vụ việc Trịnh Khải làm phản bị bại lộ: “Khê trung hầu vốn đã theo ta từ lúc chưa lên ngơi, cũng có cơng lao, đặc ân cho tự liệu”… “Mệnh lệnh ban xuống, Khê Trung hầu và Tuân sinh hầu đều uống thuốc độc tự tử” [35, tr.24]. Như vậy có nghĩa là tồn bộ những trang viết có liên quan đến Khê Trung hầu về sau như việc ông ta vẫn hầu hạ Trịnh Khải sau khi lên ngơi chúa là hồn tồn hư cấu. Thêm vào đấy, từ một nhân vật xuất hiện hời hợt trong Hồng Lê nhất thống chí, trong bộ ba tiểu thuyết Bà chúa Chè, Loạn kiêu binh, Chúa Trịnh Khải, Khê Trung hầu đã trở nên sinh động hơn hẳn nhờ những diễn biến nội tâm phong phú của ông. Đoạn nhân vật này giúp đỡ Dương Ngọc Hoan đang héo hon trong cung được chúa vời đến hầu hạ được miêu tả chi tiết với nhiều đọan đối thoại, độc thoại nội tâm dài đến 7 trang văn bản (từ trang 150 – 156 của Bà chúa Chè, in trong Tuyển tập Tiểu

thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật, Nxb Khoa học xã hội, 2011). Trong khi toàn bộ

sự việc trong Hồng Lê nhất thống chí chỉ có vài dịng: “Nhưng từ sau khi vào

cung, nàng vẫn ngày đêm sống cô quạnh. Bỗng một đêm, nàng nằm mơ thấy vị thần đem cho tấm đoạn có vẽ đầu rồng. Nàng khơng hiểu đó là điềm gì, đem hỏi viên quan hầu là Khê trung hầu. Khê trung hầu biết chắc là điềm sinh thánh. Hôm sau, chúa cho vời cung tần Ngọc Khoan vào hầu. Khê trung hầu cố ý giả làm nghe

lầm, đưa ngay thái phi Ngọc Hoan đến. Thấy nàng, chúa có vẻ khơng thích, nhưng đã trót gọi đến, khơng nỡ đuổi ra. Sau đó chúa địi Khê trung hầu vào trách mắng. Khê trung hầu cúi đầu tạ tội, đoạn thuật rõ đầu đuôi chuyện thái phi nằm mơ cho chúa nghe. Chúa cũng nín lặng khơng nói sao cả. Thái phi trải qua một trận mưa móc, liền có thai ngay. Đến kỳ, nàng sinh ra một trai. Năm Quí-mùi, Cảnh hưng 24 (1763)” [35, tr.14].

Như vậy, chỉ dựa trên cái nền các dữ liệu lịch sử ít ỏi có sẵn, những nhân vật, sự kiện lịch sử dường như trong mỗi câu chuyện lại được hư cấu, gia công thêm cho đầy đủ, chân thực, gần gũi hơn nữa. Mặc dù luôn tỏ ra trung thành với các dữ liệu lịch sử sẵn có nhưng nhà văn chỉ dựa trên sườn, khung của câu chuyện lịch sử rồi thêm thắt những tình tiết mới, nhờ thế các nhân vật lịch sử mang tên tuổi, dáng dấp in bóng trong sách sử được nhìn nhận một cách đa chiều hơn. Từ những nhân vật lịch sử họ vụt trở thành những nhân vật có tính cách, có cá tính, thậm chí cịn mang cả hơi thở của con người hiện đại (Trịnh Sâm, Ấu Mai, Đặng Thị Huệ, Trịnh Khải). Tuy vậy, khi đọc tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật nhiều người cịn khó lịng nhận ra những hư cấu từ chính những sử liệu có thật đó bởi ngay cả những phần thêm thắt cũng là kết quả của việc tác giả dành nhiều tâm huyết nghiên cứu các dữ liệu văn hóa, lịch sử có liên quan để tổng hợp thành. Có thể nói, xóa nhịa ranh giới của hư cấu nghệ thuật và sự thực lịch sử chính là thế mạnh của nhà văn Nguyễn Triệu Luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết lịch sử nguyễn triệu luật nhìn từ góc độ văn hóa và thi pháp (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)