Giới thuyết về khái niệm thi pháp và thi pháp học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết lịch sử nguyễn triệu luật nhìn từ góc độ văn hóa và thi pháp (Trang 66 - 68)

6. Cấu trúc luận văn

3.1. Giới thuyết về khái niệm thi pháp và thi pháp học

Thuật ngữ thi pháp và thi pháp học hiện nay đã khơng cịn xa lạ với những người làm cơng tác nghiên cứu khoa học nữa. Đã có rất nhiều khái niệm và cách trình bày khác nhau xung quanh thuật ngữ này nhưng trong khuôn khổ của Luận văn chúng tôi chỉ xin được liệt kê một vài ý kiến như sau: Theo GS Trần Đình Sử trong chuyên đề Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, đã đưa ra hai cách hiểu về khái niệm thi pháp: một là hiểu thi pháp như là nguyên tắc, biện pháp chung làm cho văn bản, phát ngôn trở thành tác phẩm nghệ thuật…Hai là hiểu thi pháp như là những nguyên tắc, biện pháp nghệ thuật cụ thể tạo thành đặc sắc nghệ thuật của một tác phẩm, tác giả, thể loại, trào lưu… Cả hai cách đều có chung mục đích khám phá các nguyên tắc phổ quát hoặc cụ thể, lịch sử làm thành nghệ thuật [42, tr.5]. Tác giả Đỗ Đức Hiểu trong cuốn Thi pháp hiện đại, thì định nghĩa“thi pháp là phương pháp tiếp cận, tức là nghiên cứu, phê bình tác phẩm văn học từ các hình thức biểu hiện bằng ngôn từ nghệ thuật, để tìm hiểu các ý nghĩa hiển hiện hoặc chìm ẩn của tác phẩm…” [22, tr.9]. Cịn với tác giả Nguyễn Thị Dư Khánh trong cơng trình Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp, nói đến thi pháp chủ

yếu “là nói đến q trình sáng tạo những hình thức nghệ thuật của tác phẩm, là nói đến những phương thức, phương tịên, những thao tác nghệ thuật của nhà nghệ sĩ ngôn từ” [28, tr.10].

Dựa trên các định nghĩa kể trên về thi pháp, chúng tôi xin tổng kết lại là: Thi pháp là hệ thống các phương thức, phương tiện biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học nhằm hướng tới việc tìm hiểu các tầng ý nghĩa trong một tác phẩm. Từ việc tìm hiểu khái niệm thi pháp sẽ giúp chúng ta hình dung một cách rõ ràng hơn về khái niệm thi pháp học.

Cũng như khái niệm thi pháp, thi pháp học cũng là một khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu trong nhiều năm qua: Ở Việt nam, GS Trần Đình Sử là một trong những nhà nghiên cứu có nhiều đóng góp nghiên cứu về thi pháp và thi pháp học bằng một loạt các cơng trình như: Dẫn luận thi pháp học, Một số vấn

đề thi pháp học hiện đại, Thi pháp Truyện Kiều, … Trong đó, ở cuốn Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, ông nêu lên quan niệm về thi pháp học như là: bộ môn

nghiên cứu tất cả mọi phương diện của hình thức nghệ thuật, mọi nguyên tắc, phương diện tạo thành nghệ thuật cũng như sự vận động phát triển của chúng [42, tr.8]. Một nhà nghiên cứu khác, GS Lê Ngọc Trà trong cuốn Lý luận và văn học ở mục một số vấn đề về thi pháp học cũng đã định nghĩa: “Thi pháp học là một lĩnh vực của khoa văn học, nghiên cứu hệ thống các phương tiện, cách thể hiện và tổ chức ý thức nghệ thuật trong sáng tạo văn chương” [49, tr. 142]. Ông chỉ ra rằng đối tượng nghiên cứu đầu tiên của thi pháp học các yếu tố và cấu trúc của tác phẩm văn học như ngôn ngữ, thế giới nghệ thuật, kết cấu và chủ thể nghệ thuật. Ông chủ trương tiếp cận văn bản theo nhiều lớp yếu tố: Lớp yếu tố thứ nhất đó là

ngôn từ nghệ thuật; Lớp thứ hai là thế giới nghệ thuật bao gồm nhân vật, cốt truyện và các chi tiết được mô tả, thời gian và khơng gian nghệ thuật; Tiếp đó thi pháp học khảo sát kết cấu của tác phẩm… [14, tr. 142-145]. Từ điển thuật ngữ văn

học, mục “Thi pháp học và thi pháp” (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi

chủ biên) thì chủ trương phân chia thi pháp học thành ba phạm trù nghiên cứu: “Xét về cách tiếp cận, thi pháp học có ba phạm vi nghiên cứu: Thi pháp học đại cương (còn gọi là thi pháp học lý thuyết, thi pháp học hệ thống hóa hay thi pháp học vĩ mơ); thi pháp học chun biệt (hay cịn gọi là thi pháp học miêu tả vi mô); thi pháp học lịch sử ”. Trong đó, “thi pháp học chuyên biệt tiến hành miêu tả tất cả

các phương diện nói trên (tức thi pháp thể loại, khơng gian, thời gian, kết cấu, ngơn ngữ, mơ típ…) của sáng tác văn học nhằm xây dựng “mơ hình”- hệ thống hóa cá biệt của các thuộc tính tác động thẩm mỹ. Vấn đề ở đây chính là các tương quan của tất cả các yếu tố nói trên trong chỉnh thể nghệ thuật” [21, tr.256 - 257].

Tóm lại, có thể nói, các định nghĩa trên dù cách diễn đạt có những chỗ khác nhau nhưng quan niệm thi pháp về thi pháp học căn bản lại thống nhất ở một số điểm:

- Thi pháp là hệ thống các phương thức, phương tiện biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học (hệ thống đó bao gồm: thể loại, kết cấu, khơng gian, thời gian, ngôn ngữ).

- Thi pháp học là bộ môn khoa học nghiên cứu hệ thống thi pháp đó.

- Có thể chia thi pháp học thành ba bộ phận chủ yếu. Nhưng khi miêu tả các phương diện của thi pháp tác phẩm, tác giả, trào lưu, thời đại, dân tộc thì đó là nhiệm vụ của thi pháp học chuyên biệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết lịch sử nguyễn triệu luật nhìn từ góc độ văn hóa và thi pháp (Trang 66 - 68)