Những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới phương thức tuyển chọn các chức danh lãnh đạo cấp sở, cấp phòng ở hà tĩnh hiện nay (Trang 38 - 43)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Thí điểm thi tuyển lãnh đạo của một số địa phương và những vấn đề đặt ra

1.3.2.2. Những vấn đề đặt ra

Bên cạnh các kết quả đã đạt được, trong quá trình thực hiện thí điểm

đổi mới việc tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương ở một

số địa phương, có một số vấn đề đặt ra cần phải nghiên cứu và giải quyết: - Về quan điểm, nhận thức: Chủ trương của Đảng về đổi mới cách

tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp Sở, cấp phòng và tương đương là một chủ

trương đúng để bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch, nâng cao chất

lượng đội ngũ công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý. Tuy nhiên, nhận thức và cách hiểu về việc này giữa các cơ quan, tổ chức vẫn chưa có được sự thống nhất. Có ý kiến thì cho rằng, đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp Sở, cấp phòng và tương đương là tìm một giải pháp mới thay thế tồn bộ quy trình về cơng tác bổ nhiệm cán bộ. Quy trình bổ nhiệm hiện nay sẽ khơng thực hiện nữa mà thay vào đó là tổ chức các kỳ thi tuyển để lựa chọn người có kết quả (điểm) cao nhất bổ nhiệm vào chức vụ dự tuyển. Nhưng nếu thực hiện tuyển chọn lãnh đạo, quản lý theo phương pháp này thì có ý kiến lại cho rằng, kỳ thi này sẽ giống như các kỳ thi tuyển dụng công chức hoặc kỳ thi nâng ngạch cơng chức.

Có ý kiến thì cho rằng, việc tuyển chọn lãnh đạo, quản lý qua kỳ thi

tuyển phải mở rộng ra không chỉ đơn thuần là những người đã được đưa vào quy hoạch, mà phạm vi và đối tượng dự tuyển mở ra cả bên ngồi cơ quan, tổ

chức- kể cả cán bộ, cơng chức, viên chức và người lao động ở các cơ quan, tổ chức bên ngồi. Từ đó, coi việc đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý

cấp vụ, cấp sở, cấp phòng như là một kỳ thi tuyển dụng, thi nâng ngạch với các môn thi tương tự....

Với các cách hiểu khác nhau, nhận thức khác nhau sẽ dẫn đến các cách tiến hành khác nhau. Và như thế, có thể dẫn đến xu hướng hạ thấp vai trị lãnh

đạo của Đảng về cơng tác cán bộ (không theo một chủ trương, một quy định

thống nhất). Vấn đề có tính ngun tắc là, dù đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý như thế nào, thì vẫn phải thống nhất về quan điểm:

+ Đổi mới phải bảo đảm kiên định nguyên tắc: Đảng thống nhất quản

lý về công tác cán bộ.

+ Đổi mới công tác tuyển chọn lãnh đạo, quản lý phải bảo đảm tính kế thừa các quy định hiện hành về công tác cán bộ, bổ sung hoặc hoàn thiện các quy định hiện hành để nâng cao chất lượng công tác tuyển chọn, bổ nhiệm.

+ Việc đổi mới công tác cán bộ phải được thực hiện theo lộ trình, được tiến hành theo các bước đi phù hợp với điều kiện hiện nay. Trước mắt, không thể bỏ quy định "những người được xem xét bổ nhiệm, đưa vào làm quy trình bổ nhiệm phải nằm trong diện quy hoạch". Sau này, qua quá trình thực hiện sẽ rút kinh nghiệm và mở rộng đối tượng sau.

- Về đối tượng ứng cử hoặc đăng ký dự tuyển: nếu đối tượng được đăng ký dự tuyển mở rộng quá, không cần phải thuộc diện quy hoạch thì sẽ làm

mất đi vai trị lãnh đạo của Đảng về cơng tác cán bộ. Trong điều kiện một

đảng duy nhất lãnh đạo và cầm quyền ở Việt Nam, thì việc bỏ qua cơng tác

quy hoạch, không quy định người dự tuyển phải thuộc diện đã được “quy

hoạch” khi tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý sẽ làm mất đi vai trò

định hướng, dẫn dắt, lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ. Quy định hiện

hành về điều kiện người được đưa vào thực hiện quy trình xem xét bổ nhiệm phải nằm trong quy hoạch chính là thể hiện sự chủ động của Đảng trong việc xây dựng và quản lý, kiểm soát nguồn bổ sung cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý.

Nếu bỏ không quy định phải trong quy hoạch thì vơ hình chung vi phạm

nguyên tắc “Đảng lãnh đạo về công tác cán bộ”.

Hiện nay, theo quy định của Đảng, những người đưa vào để thực hiện quy trình lựa chọn bổ nhiệm phải là những người nằm trong quy hoạch. Và nếu như vậy, thì việc mở rộng đối tượng đăng ký dự tuyển chọn lãnh đạo,

quản lý theo hướng không quy định phải thuộc diện “trong quy hoạch” sẽ

mâu thuẫn với sự lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ (được thực hiện

thông qua các nội dung trong đó có việc quy hoạch, tạo nguồn và đào tạo, bồi dưỡng).

- Về cách thức thi tuyển: Thi để tuyển chọn thì có nhiều cách hiểu khác nhau và nhiều cách thực hiện. Hiện nay, thi tuyển lãnh đạo, quản lý được thực hiện thông qua tổ chức thi 2 môn: thi viết về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và thi viết, bảo vệ Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển của cơ quan, đơn vị trong thời gian tới. Nhưng việc tổ chức 2 môn thi này cho thấy điều đó tương tự giống như các môn thi của kỳ thi tuyển

công chức hoặc thi nâng ngạch công chức, trong khi yêu cầu đánh giá phẩm chất, trình độ, năng lực trong lãnh đạo, quản lý và trong chun mơn nghiệp vụ là hồn tồn khác nhau. Các mơn thi có thể phù hợp khi đánh giá công

chức thực thi thừa hành về chun mơn nghiệp vụ để bố trí vào các vị trí u cầu chun mơn nghiệp vụ cao hơn trong nền công vụ; nhưng không phải là giải pháp phù hợp để xem xét, đánh giá và lựa chọn bổ nhiệm, bố trí vào các vị trí lãnh đạo, quản lý.

Những tố chất, năng lực quan trọng để tạo nên sự thành công, hiệu quả của các nhà lãnh đạo, quản lý là tầm nhìn chiến lược, lâu dài; là sự quy tụ, tập hợp và đoàn kết được mọi người; là khả năng dẫn dắt, định hướng, tổ chức,

phân công, kiểm tra việc thực hiện và điều hịa cơng việc trong cơ quan, đơn vị được giao phụ trách. Không chỉ đơn thuần là các năng lực, kỹ năng nghiệp vụ chun mơn. Vì vậy, để tuyển chọn lãnh đạo, quản lý mà thực hiện thi viết

các mơn thi trên thì khơng thể đánh giá được đầy đủ trình độ, năng lực, phẩm chất của những nguời dự tuyển. Để đánh giá được đủ các tố chất và năng lực lãnh đạo, quản lý của người dự tuyển thì khơng chỉ đơn thuần thực hiện mơn

thi viết mà cịn phải đánh giá, thẩm định các nội dung liên quan đến tố chất,

năng lực lãnh đạo, quản lý như tầm nhìn, khả năng tổ chức thực hiện, tổ chức, phân công, điều hành và phối hợp cơng tác; năng lực trình bày, năng lực

thuyết trình và bảo vệ các quan điểm, các ý tưởng mang tính chiến lược của mình...

Bên cạnh đó, đối với việc thí điểm đổi mới phương thức tuyển chọn

lãnh đạo, quản lý cấp Sở, cấp phòng và tương đương, hiện nay mới chỉ có một số địa phương thực hiện thơng qua thi tuyển. Quá trình thực hiện, Bộ hoặc địa phương tiến hành thí điểm hầu như tập trung vào tổ chức thi tương tự như đối với thi nâng ngạch công chức để tuyển chọn nhưng mới chỉ là sơ khai, bước

đầu.

- Về xem xét, đánh giá người đăng ký dự tuyển.

Theo quy định hiện hành về công tác bổ nhiệm, việc xem xét và đánh

giá người được giới thiệu, đề cử hoặc đăng ký dự tuyển phải qua nhiều cấp,

nhiều khâu như cấp ủy đảng, chính quyền, tập thể đồng nghiệp, các cơ quan

có liên quan.... Trong thí điểm thi tuyển lãnh đạo, quản lý, những Bộ, ngành,

địa phương đã làm thí điểm về cơ bản bỏ qua khâu đánh giá khơng qua lấy

phiếu tín nhiệm trong đội ngũ chủ chốt trong cơ quan, đơn vị. Việc đánh giá ở khâu này được thay thế bằng Hội đồng thi tuyển. Có nơi gồm các đồng chí

trong Ban thường vụ tỉnh ủy (ví dụ tỉnh Quảng Ninh); Có nơi gồm các đồng

chí đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ (ví dụ như Bộ Giao

thông vận tải). Về vấn đề này, qua nghiên cứu, thấy rằng trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, người được bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo, quản lý, ngoài việc phải qua ý kiến của cấp có thẩm quyền, các cơ quan có liên quan, cịn phải được xem xét tham khảo thơng qua ý kiến tín nhiệm (phiếu) của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị.

Vì vậy, việc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm trong đội ngũ cán bộ, cơng chức của cơ quan, đơn vị cần phải được cân nhắc thận trọng trong quá trình đổi mới phương thức tuyển chọn lãnh đạo, quản lý.

- Về tiêu chuẩn, điều kiện được giới thiệu đề cử hoặc đăng ký dự tuyển Trong quá trình đổi mới phương thức tuyển chọn lãnh đạo, quản lý, dù mở rộng đối tượng, phạm vi đăng ký dự tuyển thì tiêu chuẩn, điều kiện để đăng ký dự tuyển hoặc được giới thiệu đề cử cũng phải bảo đảm tuân thủ các điều kiện, tiêu chuẩn chung và các tiêu chuẩn do Đảng và Nhà nước quy định.

Tiểu kết chương 1

Như vậy, có thể thấy rằng bất cứ chế độ chính trị nào, giai đoạn lịch sử nào, quốc gia nào thì việc tuyển chọn được cán bộ để phục vụ cho hệ thống

chính trị đều rất được quan tâm. Mỗi chế độ, mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi quốc gia tùy thuộc vào tình hình thực tế, xu hướng chính trị mà có những phương thức tuyển chọn khác nhau, tuy nhiên tất cả đều giống nhau về mục đích, đó

là chọn được người tài, người có khả năng đáp ứng tốt nhất yêu cầu của từng vị trí cơng việc trong hệ thống chính trị. Đất nước ta đang trong thời kỳ phát

triển mạnh mẽ về mọi mặt cùng với sự hội nhập, hợp tác quốc tế; địi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý tinh thơng, sắc sảo, tồn diện. Do đó,

đặt ra việc nghiên cứu đổi mới phương thức tuyển chọn cán bộ trong giai

đoạn hiện nay là hế sức phù hợp và cấn thiết. Tuy nhiên, đổi mới phương thức

tuyển chọn ra sao cho phù hợp với tình hình thực trạng trình độ đội ngũ cán

Chương 2

THỰC TRẠNG PHƯƠNG THỨC TUYỂN CHỌN CÁC CHỨC DANH LÃNH ĐẠO CẤP SỞ, CẤP PHÒNG CỦA TỈNH HÀ TĨNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới phương thức tuyển chọn các chức danh lãnh đạo cấp sở, cấp phòng ở hà tĩnh hiện nay (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)