6. Kết cấu của luận văn
2.2. Các quy định hiện hành về tuyển chọn các chức danh lãnh đạo cấp sở, cấp
2.2.3. Các quy định của tỉnh
Sau khi có quy định của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (khoá XVI, nhiệm kỳ 2005 - 2010) đã lấy ý kiến
đóng góp của các huyện, thành, thị uỷ, đảng uỷ trực thuộc, các cơ quan, ban
ngành cấp tỉnh và giao cho các cơ quan chuyên môn soạn thảo, ban hành Quy
định số 808-QĐ/TU, ngày 12/11/2007, quy định về phân cấp quản lý cán bộ
thay thế Quyết định số 664-QĐ/TU, ngày 04/9/1999 của ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Quy định mới ra đời đã khắc phục được những nhược điểm, thiếu sót của
quy định trước; xác định rõ hơn quyền hạn, trách nhiệm, đối tượng quản lý
của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, cấp uỷ các cấp, các cơ quan tham mưu, các ban ngành liên quan trong quản lý cán bộ; quy
định theo hướng phân cấp mạnh cho cơ sở đồng thời bảo đảm nguyên tắc và
nội dung quản lý cán bộ theo quy định của Điều lệ Đảng và Quyết định số 67- QĐ/TW của Bộ Chính trị.
Sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và Đại hội Đại
biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (khoá
XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015) đã rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành Quy
định số 335-QĐ/TU, ngày 22/3/2012 về phân cấp quản lý cán bộ thay thế Quy định số 808-QĐ/TU nhằm bổ sung, sửa đổi một số điểm cho phù hợp với tình
hình thực tế của địa phương (ví dụ bổ sung thêm các quy định đối với một số cơ quan, tổ chức giải thể, sáp nhập hoặc mới thành lập, một số chức danh cán bộ chưa được quy định tại Quy định số 808-QĐ/TU v.v…). Mặt khác tiếp tục
đẩy mạnh phân cấp quản lý nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm của các các
cấp uỷ đảng, các tổ chức, cơ quan, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu
trong quản lý cán bộ.
Quá trình thực hiện Quyết định số 67-QĐ/TU của Bộ Chính trị và các
quy định của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hà Tĩnh nhận được sự đồng tình thống nhất cao trong cấp uỷ các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và trong cán bộ, đảng viên. Quy định về phân cấp quản lý cán bộ đã chỉ rõ các nội dung chính
trong quản lý cán bộ từ tuyển chọn, bố trí, phân cơng điều động, luân chuyển,
đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng,
kỷ luật, thực hiện chế độ chính sách cán bộ, kiểm tra, giám sát, giải quyết
khiếu nại tố cáo đối với cán bộ và công tác cán bộ v.v… hết sức cụ thể để các cấp thực hiện; bảo đảm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách,
chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định, đồng thời phát huy đầy đủ vai trò trách nhiệm của người đứng
đầu. Từ đó việc lãnh đạo, chỉ đạo, xác định vai trò trách nhiệm, đối tượng
quản lý của tập thể, cá nhân trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ được
thực hiện trôi chảy, không nảy sinh các vấn đề phức tạp, không xảy ra khiếu nại, khiếu kiện…
Nắm vững nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và
thẩm quyền xem xét, quyết định một cách dân chủ trên cơ sở phát huy đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên, nhất là người đứng đầu; việc
bổ nhiệm cán bộ phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị;
phải căn cứ vào phẩm chất đạo đức, năng lực và sở trường của cán bộ; đảm
bảo sự ổn định, kế thừa và phát triển của đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của tập thể lãnh đạo cũng như từng cá nhân. Sau khi có Quyết định số 68-QĐ/TW, ngày 04/7/2007 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà
Tĩnh đã lãnh đạo, chỉ đạo phổ biển, quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện
thống nhất từ tỉnh đến cơ sở.
Cụ thể, khi có nhu cầu về bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử giữ các
chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý; theo phân cấp quản lý cán bộ, cấp uỷ,
ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị có văn bản đề xuất xin ý kiến cấp trên. Đối với nguồn nhân sự tại chỗ, sau khi có ý kiến của cấp có thẩm quyền đồng ý chủ trương; cấp uỷ, tập thể lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thảo luận, lựa chọn nhân sự trên cơ sở quy hoạch cán bộ đã được phê
duyệt, giới thiệu để lấy phiếu tín nhiệm đối với nhân sự bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử. Việc lấy phiếu tín nhiệm thực hiện theo các bước: Ban thường vụ cấp
uỷ, tập thể lãnh đạo cơ quan đơn vị thảo luận, nhận xét, cân nhắc, lựa chọn
nhân sự để lấy phiếu tín nhiệm của cán bộ cốt cán của cơ quan, đơn vị; lấy
phiếu tín nhiệm trong ban chấp hành; khi có kết quả lấy phiếu tín nhiệm tại 2 hội nghị nói trên, ban thường vụ cấp uỷ, tập thể lãnh đạo cơ quan đơn vị thảo luận và bỏ phiếu kín để quyết định nhân sự trình cấp có thẩm quyền bổ
nhiệm, giới thiệu ứng cử. Sau khi có văn bản đề nghị của cấp dưới, cơ quan
tham mưu về công tác tổ chức cán bộ cấp trên căn cứ vào nhận xét đánh giá cán bộ, các hồ sơ thủ tục liên quan (lý lịch cán bộ, kê khai tài sản, kiểm điểm
đảng viên, nhận xét của cấp uỷ nơi công tác, nơi cư trú..), tiến hành thẩm định, xin ý kiến các cơ quan liên quan; sau đó trình cấp có thẩm quyền quyết
Tất cả các bước trong quy trình trên được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, bảo
đảm dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan nên đã tạo được sự đồng
thuận cao trong cán bộ, đảng viên.
Đối với nguồn nhân sự điều động, luân chuyển, đại diện của cấp có
thẩm quyền quyết định cán bộ trực tiếp hoặc ủy quyền cho cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ làm việc với cơ quan, đơn vị của cán bộ chuyển đi, chuyển đến để thông báo chủ trương, trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác, lấy ý kiến nhận xét, đánh giá cán bộ; đồng thời gặp gỡ, trao đổi với cán bộ được dự kiến điều động luân chuyển để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cá
nhân đối với việc điều động luân chuyển. Sau đó cấp có thẩm quyền tổng hợp ý kiến, thảo luận, phân tích và tiến hành bỏ phiếu trước khi quyết định.
Do nắm vững nguyên tắc, trách nhiệm và thẩm quyền trong công tác bổ nhiệm cán bộ đồng thời làm tốt công tác chính trị tư tưởng, bảo đảm công
khai, minh bạch, dân chủ ở các khâu nên việc bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ
ứng cử theo Quyết định số 68-QĐ/TW, ngày 04/7/2007 của Bộ Chính trị ở Hà
Tĩnh được thực hiện hết sức thuận lợi, tạo được sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và niềm tin của quần chúng nhân dân.