6. Kết cấu của luận văn
3.2. Các giải pháp đổi mới phương thức tuyển chọn lãnh đạo cấp sở, cấp phòng
3.2.5. Sơ tuyển (giới thiệu nguồn và xét hồ sơ đăng ký dự tuyển)
a) Nguyên tắc:
+ Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ; + Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ;
+ Đề cao thẩm quyền và gắn với trách nhiệm của người đứng đầu; + Gắn với đề án xác định vị trí việc làm và cơ cấu công chức, viên chức
của cơ quan, tổ chức cần tuyển chọn đã được phê duyệt;
+ Công tâm, minh bạch, khách quan; + Đảm bảo nguyên tắc thực tài;
+ Phương án và nguồn nhân sự: tất cả cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan cần tuyển chọn đều có quyền đề xuất. Tùy từng trường hợp cụ thể, nhân sự được giới thiệu không nhất thiết phải là người trong quy hoạch, là đảng viên.
b) Về tiêu chuẩn:
+ Có năng lực nghiên cứu, tham mưu, tổng hợp, đề xuất; khả năng tổ chức và giải quyết các vấn đề thực tiễn và kinh nghiệm, trải nghiệm thực tiễn;
+ Khơng phân biệt hình thức đào tạo, bằng cấp;
+Không nhất thiết phải tốt nghiệp chương trình đào tạo lý luận chính trị và quản lý hành chính nhà nước;
+ Khơng nhất thiết là đảng viên; có thể dành một tỷ lệ nhất định trong
số được tuyển chọn chưa phải là đảng viên; + Không nhất thiết phải trong quy hoạch.
Ưu tiên người đáp ứng các yêu cầu trên và có thêm các điều kiện:
+ Trong quy hoạch của cơ quan;
+ Có thâm niên cơng tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển; + Có đề án dự thi thể hiện ý tưởng sáng tạo, đổi mới; + Sử dụng thành thạo ngoại ngữ và công nghệ thông tin;
+ Được thủ trưởng cơ quan đang công tác (nếu đang làm việc trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh
nghiệp nhà nước) và tổ chức, cấp ủy đảng nơi cư trú nhận xét, đánh giá tốt; + Người trẻ tuổi hơn;
+ Nhận được số phiếu nhất trí cao hơn của Hội đồng sơ tuyển;
+ Được người đứng đầu tiến cử (người đứng đầu được tiến cử với điều kiện phải cịn đảm nhận vị trí đứng đầu ít nhất 01 nhiệm kỳ);
+ Kết quả điểm tuyển chọn cao hơn các ứng viên khác.