6. Kết cấu của luận văn
3.2. Các giải pháp đổi mới phương thức tuyển chọn lãnh đạo cấp sở, cấp phòng
3.2.3. Quy định rõ và cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu
Thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong các cơ quan thực
hiện theo chế độ thủ trưởng về công tác nhân sự cần được xác định rõ về thẩm quyền và trách nhiệm (khác với các tổ chức thực hiện theo chế độ tập thể lãnh
đạo, cá nhân phụ trách). Các quy định của Đảng luôn nhấn mạnh việc chú
trọng đề cao trách nhiệm người đứng đầu, nhưng việc thực hiện điều này
trong thực tiễn vẫn còn bị hạn chế ở nhiều mặt, trách nhiệm của người đứng đầu vẫn chưa được quy định rõ ràng và gắn với thẩm quyền. Nhất là trong các
cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, đối với công tác cán bộ nói chung và việc tuyển chọn, bổ nhiệm nói riêng, quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu cần được xác định rõ ràng, cụ thể hơn nữa. Vì các cơ quan hành chính và tổ chức sự nghiệp công lập đều thực hiện phương thức làm việc theo chế độ thủ trưởng, do đó ý kiến đề nghị của người đứng đầu
phải được xác định là quan trọng trong việc lựa chọn nhân sự để bổ nhiệm
vào các vị trí lãnh đạo, quản lý. Và kèm theo đó, người đứng đầu phải chịu
trách nhiệm về việc bổ nhiệm trường hợp nhân sự do mình giới thiệu, đề nghị. Như thế, khi có vấn đề xảy ra đối với người được bổ nhiệm về năng lực, phẩm chất, trình độ... thì mới có chỗ để quy trách nhiệm, khắc phục được tình trạng hiện nay, cán bộ yếu kém hoặc vi phạm pháp luật không biết quy trách nhiệm cho một người nào cụ thể, mặc dù quy trình bổ nhiệm phải qua rất nhiều cấp. Cấp nào cũng có thẩm quyền ở một mức độ nhất định nhưng khi có vấn đề
Theo nội dung này, người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc cấp trên trực tiếp quản lý phải có chính kiến đề xuất nhân sự cụ thể khi đưa ra làm quy
trình và đề xuất nhân sự để các cấp ủy đảng xem xét, bổ nhiệm sau khi đã trải qua các bước của quy trình tuyển chọn. Đồng thời phải chịu trách nhiệm về
các đề xuất của mình.