6. Kết cấu của luận văn
3.2. Các giải pháp đổi mới phương thức tuyển chọn lãnh đạo cấp sở, cấp phòng
3.2.6. Tổ chức tuyển chọn
Ngoài việc tuân thủ quy định hiện hành, tập trung đổi mới các khâu
a) Quy định nội dung và cách thức lấy phiếu tín nhiệm
- Để đảm bảo quy định hiện hành của pháp luật cán bộ, công chức và kết hợp giữa yếu tố định tính với yếu tố định lượng, nội dung phiếu tín nhiệm được thiết kế bao gồm phần lấy ý kiến nhận xét, đánh giá về phẩm chất, đạo đức, tác phong, lối sống và phần lấy kiến nhận xét, đánh giá về trình độ chun mơn nghiệp vụ, năng lực quản lý của ứng viên.
Vì phiếu tín nhiệm chỉ là để tham khảo và không phải là phiếu bầu cử thì nội dung và kết cấu phiếu tín nhiệm nên được thiết kế lại gồm các nội
dung sau:
- Họ tên những người được đề cử hoặc đăng ký dự tuyển.
- Các nội dung đánh giá mức độ tín nhiệm của người tham dự bỏ phiếu
đối với người được đề cử hoặc đăng ký dự tuyển:
+ Phẩm chất, tố chất lãnh đạo, quản lý. + Trình độ hiểu biết về ngành, lĩnh vực. + Tầm nhìn và phương pháp tiến hành.
+ Năng lực thuyết trình, thể hiện ý tưởng của mình.
+ Năng lực bảo vệ và triển khai chương trình hành động của mình. Các nội dung này được đánh giá theo 3 mức độ: tốt, trung bình, yếu.
Tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm, Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn (hoặc
người được ủy quyền) phải công bố các hồ sơ, tài liệu liên quan đến phẩm
chất, đạo đức, tác phong, lối sống và trình độ chun mơn nghiệp vụ, năng lực quản lý của ứng viên để các thành viên Hội đồng tuyển chọn biết.
- Các bước tiến hành quy trình lấy phiếu tín nhiệm thực hiện tương tự quy trình cũ. Tuy nhiên thay vì việc chỉ lựa chọn một người để Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định bỏ phiếu bổ nhiệm hay không bổ nhiệm ở bước thứ 5
như trước thì phương thức tuyển chọn mới là lựa chọn từ 2 người trở lên (để có số dư) cho vòng tuyển chọn cuối cùng ở bước 5.
b) Quy định tiêu chuẩn và thành phần Hội đồng tuyển chọn:
- Có đủ thẩm quyền và uy tín để đánh giá người dự tuyển về tưc cách đạo đức, trình độ và kiến thức chun mơn; năng lực thực tiễn; kỹ năng lãnh đạo, quản lý;
- 1/3 số thành viên Hội đồng tuyển chọn là người ngồi cơ quan có nhu cầu tuyển chọn (đã hoặc đang công tác tại các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội…) để đảm bảo nguyên tắc khách quan;
- 1/3 số thành viên Hội đồng tuyển chọn là phụ nữ để đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới.
c) Phương pháp ra đề thi:
- Xây dựng theo hướng đề thi mở, cho phép sử dụng tài liệu. Có thể
cơng khai định hướng các nội dung thi;
- Cân đối giữa lý luận và thực tiễn, trong đó 50% nội dung kiểm tra về kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn, trải nghiệm; khả năng xử lý tình huống;
- Tạo điều kiện cho người dự thi thể hiện khả năng sáng tạo trong quá trình viết và bảo vệ đề án.
d) Đánh giá bảo vệ đề án:
- Đề án phải gắn với vị trí việc làm dự kiến đảm nhận; thể hiện được
chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn, khả năng đem lại sự thay đổi tích cực cho đơn vị dự kiến được bổ nhiệm;
- Tính thời sự: hiểu biết về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; yêu cầu hội nhập quốc tế đối với ngành, lĩnh vực, đơn vị đăng ký thi và chủ đề viết, bảo vệ đề án;
- Tính khoa học: đề án có bố cục chặt chẽ, hợp lý; có tính khả thi;
- Có ý tưởng đổi mới, sáng tạo đối với vị trí, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ đơn vị được giao phụ trách nếu trúng tuyển;
- Sự phù hợp của đề án với vị trí việc làm và đơn vị muốn được giao đảm nhận chức vụ lãnh đạo, quản lý, phụ trách;
- Sự am hiểu về ngạch, bậc, vị trí đăng ký tuyển chọn, đơn vị muốn được giao lãnh đạo, quản lý nếu trúng tuyển;
- Tính trung thực, khả thi của các cam kết đối với vị trí sẽ đảm nhận
nếu được tuyển chọn;
- Kỹ năng trình bày, khả năng hùng biện, thuyết phục Hội đồng về sự
hiểu biết lý luận và vận dụng vào thực tiễn;
- Khả năng xử lý các tình huống do Hội đồng tuyển chọn đặt ra;
- Kỹ năng sử dụng các phương tiện công nghệ hiện đại để hỗ trợ quá
trình thuyết trình;
- Khả năng thốt ly tài liệu trong q trình bảo vệ;
- Tổ chức bảo vệ đề án công khai trước tập thể cơ quan, đơn vị cần
tuyển chọn (đăng ký dự tuyển);
- Có sự tham gia giám sát của các tổ chức, đoàn thể trong cơ quan, đơn vị và các phương tiện thông tin đại chúng.