Nguyên tắc tập trung dân chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới hoạt động của tổ chức công đoàn đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay ở hà tĩnh (Trang 28 - 31)

Chƣơng 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CƠNG ĐỒN

1.3. Nguyên tắc hoạt động của tổ chức Cơng đồn

1.3.4. Nguyên tắc tập trung dân chủ

Trong hoạt động cơng đồn, tập trung dân chủ là một trong những ngun tắc cơ bản của cơng đồn Việt Nam đảm bảo sự thống nhất giữa ý chí và hành động chống lại sự “tập trung quan liêu” và “dân chủ vô tổ chức’’. Phủ nhận nguyên tắc này trong tổ chức và hoạt động sẽ phủ nhận về mặt bản chất cách mạng của tổ chức cơng đồn. Tập trung dân chủ là xây dựng chế độ làm chủ dựa trên sáng kiến của quần chúng, tạo mọi điều kiện thu hút quần chúng tham gia hoạt động. Cơng đồn Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ thể hiện ở nội dung cơ bản sau:

- Cơ quan lãnh đạo của các cấp cơng đồn đều do bầu cử lập ra.

- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp cơng đồn là đại hội cơng đồn cấp đó. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo là ban chấp hành do đại hội cấp đó bầu ra. Trƣờng hợp đặc biệt cơng đồn cấp trên có quyền chỉ định ban chấp hành lâm thời nhiệm kỳ không quá 12 tháng. Ban chấp hành cơng đồn các cấp thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, nghị quyết thông qua đa số.

- Nghị quyết của cơng đồn cấp trên phải đƣợc thi hành nghiêm chỉnh. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dƣới phục tùng cấp trên.

- Ban chấp hành cơng đồn các cấp có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của mình với đại hội cơng đồn cùng cấp và với cơng đồn cấp trên, thông báo kết quả hoạt động với cơng đồn cấp dƣới. Cơng đồn cơ sở định kỳ thông báo công việc với các cơng đồn bộ phận, các tổ cơng đồn trực thuộc [49, tr. 20].

Nhƣ vậy, tập trung dân chủ trong hoạt động cơng đồn là sự kết hợp đúng đắn giữa ngƣời cán bộ với đồn viên cơng đồn, giữa chủ trƣơng và hành động. Đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, đồng thời phát huy tính tích cực sáng tạo của mỗi thành viên trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ mục tiêu của mình với mục tiêu xây dựng tổ chức cơng đồn ngày càng vững mạnh.

Tiểu kết chương 1:

Cơng đồn Việt Nam ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp cơng nhân và ngƣời lao động, Cơng đồn có vai trị, vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị xã hội và trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, đời sống của đất nƣớc. 85 năm qua, kể từ ngày thành lập đến nay, dù ở bất kỳ hồn cảnh nào, Cơng đồn Việt Nam đều phát huy vai trò, thực hiện tốt chức năng của mình; ln trung thành với lợi ích của giai cấp cơng nhân và dân tộc; luôn tổ chức, vận động giai cấp công nhân đi đầu trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Với vai trò đặc biệt quan trọng của giai cấp công nhân và tổ chức Cơng đồn, nên ngay từ bản Hiến pháp năm 1959, khi mà chƣa có bất cứ tổ chức chính trị - xã hội nào đƣợc quy định trong Hiến pháp thì đã có quy định về Cơng đồn Việt Nam tại Ðiều 10. Mặc dù chƣa đƣợc quy định thành một điều riêng, nhƣng đã thể hiện rất rõ vai trị và vị trí của tổ chức Cơng đồn trong xã hội.

Là tổ chức chính trị - xã hội, đại diện của giai cấp công nhân và ngƣời lao động, mà giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Ðảng Cộng sản Việt Nam, vì vậy Cơng đồn Việt Nam có nhiều đặc điểm khác biệt với các tổ chức chính trị - xã hội khác. Đặc biệt, trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập kinh tế quốc tế, vị trí, vai trị của Cơng đồn Việt Nam cịn đƣợc tiếp tục nâng cao; ngày càng phát triển, mở rộng và không thể thiếu trong quan hệ lao động; bảo đảm cho sự phát triển kinh tế - xã hội hài hòa, ổn định, tiến bộ trong quan hệ lao động. Có thể nói, những quy định về Cơng đồn trong Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định vị thế, vai trị của Cơng đồn trong hệ thống chính trị, đây là niềm vinh dự lớn, nhƣng đồng thời đặt ra thách thức đối với tổ chức Công đồn. Các cấp Cơng đồn cần phải nỗ lực cố gắng hơn nữa, để xứng đáng là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và ngƣời lao động đƣợc quy định trong Hiến pháp.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CƠNG ĐỒN HÀ TĨNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới hoạt động của tổ chức công đoàn đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay ở hà tĩnh (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)