Quá trình hình thành và phát triển của Liên đoàn Lao động tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới hoạt động của tổ chức công đoàn đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay ở hà tĩnh (Trang 31)

Chƣơng 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CƠNG ĐỒN

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Liên đoàn Lao động tỉnh

tỉnh Hà Tĩnh

2.1.1. Sự ra đời của cơng đồn Hà Tĩnh

Hà Tĩnh nhƣ một bức tranh thu nhỏ của dải đất miền Trung nói riêng và Việt Nam nói chung, tựa lƣng vào dãy Trƣờng Sơn và hƣớng ra biển Đông, với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và di tích, danh thắng tiêu biểu, có giá trị tầm cỡ quốc gia và quốc tế nhƣ bãi biển Thiên Cầm, Xuân Thành, Kỳ Ninh, Mũi Đao, hồ Kẻ Gỗ, chùa Hƣơng Tích, núi Hồng Lĩnh 99 ngọn kéo dài trên địa bàn 34 xã ở các huyện Nghi Xuân, Thị xã Hồng Lĩnh, Can Lộc, nhiều di tích lịch sử, văn hóa đƣợc cơng nhận cấp Quốc gia; Có hệ thống giao thơng thủy bộ thuận tiện, nguồn tài nguyên và nhân lực dồi dào, nhiều chính sách khuyến khích ƣu đãi đầu tƣ...

Hà Tĩnh nằm ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Việt Nam, với diện tích đất liền 6.054,85 km2

và trên 18.000 km2 có đầy đủ vùng miền Đơ thị, Đồng bằng, Miền núi, Ven biển... với hơn 1,3 triệu dân, phía bắc giáp với tỉnh Nghệ An, phía Nam với tỉnh Quảng Bình, phía Tây với Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào 143 km và phía Đơng có bờ biển đẹp với những dải cát trắng mịn chạy dài 137 km. Hà Tĩnh là vùng đất có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, dũng cảm, kiên cƣờng trong đấu tranh với thiên tai khắc nghiệt, cần cù, sáng tạo trong lao động, anh hùng bất khuất trong chiến đấu với kẻ thù.

Giai cấp công nhân ra đời vào những năm đầu thế kỷ 20 với số lƣợng ít khoảng 2000 ngƣời, chủ yếu là công nhân đồn điền, công trƣờng giao thông. Nhƣng với truyền thống yêu nƣớc, đƣợc sự lãnh đạo của Đảng bộ, ảnh hƣởng trực tiếp của phong trào công nhân thợ thuyền Vinh - Bến thủy nên giai cấp

công nhân Hà Tĩnh sớm giác ngộ Cách mạng và dũng cảm đấu tranh, cao trào là Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931) đến thắng lợi vẻ vang của Cách mạng tháng 8/1945; Hà Tĩnh là một trong những tỉnh giành chính quyền sớm nhất cả nƣớc.

Trƣớc năm 1945 do bị khủng bố trắng, nhiều tổ chức cơ sở Đảng ở Hà Tĩnh bị vỡ, một số cán bộ, Đảng viên ở các nhà tù ra hoặc hoạt động ở nơi khác về nên chƣa hiểu nhau, tin nhau nên Đảng chƣa vững mạnh, phong trào cách mạng của quần chúng bị hạn chế. Đƣợc sự giúp đỡ của Trung ƣơng và sự lãnh đạo trực tiếp của Thƣờng vụ xứ ủy Trung Bộ, đầu tháng 10/1945 Tỉnh ủy lâm thời đƣợc thành lập do đồng chí Nguyễn Hữu Thái làm Bí thƣ và cuối năm Đại hội quyết nghị các chủ trƣơng xây dựng, củng cố mặt trận, chính quyền, các đoàn thể, lực lƣợng vũ trang và các nhiệm vụ kinh tế, xã hội. Thành cơng của Đại hội có ý nghĩa rất to lớn đối với phong trào cách mạng của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh cũng nhƣ đối với phong trào công nhân Hà Tĩnh. Sau Đại hội, Tỉnh ủy viên giao nhiệm vụ cho 02 đồng chí Nguyễn Xuân Năm (Trƣờng Lộc), Lê Văn Viễn (Thị xã) thành lập Hội công nhân cứu quốc, trừ Can Lộc và Thị xã Hà Tĩnh, còn các nơi khác mới đƣợc thành lập và tái lập các Hội công nhân cứu quốc do cấp ủy Việt Minh trực tiếp lãnh đạo.

Tháng 3/1946 Hội nghị Ban Chấp hành các Hội công nhân cứu quốc miền họp ở Hà Nội. Tháng 6/1946 Đại hội Đại biểu công nhân cứu quốc Trung bộ triển khai thực hiện. Ngày 20/6/1946, Hội công nhân cứu quốc Việt Nam đổi thành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Ngày 20/7/1946, đồng chí Hồng Quốc Việt, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ra mắt tại Nhà hát lớn. Sau đó đồng chí Huỳnh Ngọc Huệ, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vào làm việc với Hội công nhân cứu quốc Hà Tĩnh, truyền đạt việc đổi tên và nắm tình hình hoạt động của Hội tỉnh Hà Tĩnh. Ngày 03/6/1946, Ban Chấp hành lâm thời triệu tập Hội nghị Đại

biểu toàn tỉnh tại Dinh đốc học cũ với 30 đại biểu, do đồng chí Trần Hữu Duyệt, Phó Bí thƣ, Chủ tịch Ủy ban Hành chính chỉ đạo với 3 nội dung lớn: Đổi tên cơng nhân cứu quốc thành Liên đồn Lao động tỉnh Hà Tĩnh, ở huyện gọi là Cơng đồn, cơ sở gọi là phân đoàn lao động; Quyết định các nhiệm vụ trƣớc mắt và chú ý phát triển tổ chức Cơng đồn, phân đồn nhƣ làng mộc (Thái Yên), gạch (Vân Lâm), dệt (Đồng Mơn)...; Bầu Ban Chấp hành chính thức gồm 3 đồng chí trong đó đồng chí Lê Văn Viễn làm Thƣ ký, đồng chí Nguyễn Xuân Năm làm phó Thƣ ký. Cuối năm 1946 và đầu năm 1947 nhiều Cơng đồn huyện ra đời: Cơng đoàn huyện Đức Thọ, Nghi Xuân, Hƣơng Sơn, Can Lộc, Thạch Hà, Kỳ Anh.

Hệ thống tổ chức Cơng đồn Hà Tĩnh hoàn thiện dần và đi vào lãnh đạo phong trào công nhân lao động tham gia thực hiện tốt các nhiệm vụ Tỉnh ủy giao. Đồng thời chuẩn bị sẵn sàng hƣởng ứng lời kêu gọi (Mật lệnh) kháng chiến của Bác Hồ ngày 19/12/1946. Đặc biệt từ năm 1947 trở đi, phong trào tiêu thổ kháng chiến, rèn, đúc vũ khí, xây dựng An tồn khu ở Hƣơng Khê. Hà Tĩnh trở thành nơi hội tụ của cơng nhân lao động trí óc và chân tay, cả vùng Khu 4 lực lƣợng đoàn viên lên tới 4000 ngƣời, Cơng đồn Hà Tĩnh có sự phát triển đột biến cả về chất lƣợng và số lƣợng [5, tr. 7].

2.1.2. Q trình phát triển của Liên đồn Lao động tỉnh Hà Tĩnh

Trải qua 17 kỳ Đại hội, dƣới sự lãnh đạo Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cán bộ, đoàn viên và CNVCLĐ Hà Tĩnh đã phát huy truyền thống cách mạng kiên cƣờng, không ngừng nỗ lực học tập và rèn luyện, vƣợt qua nhiều khó khăn, thách thức, thi đua lao động sản xuất và công tác, đi đầu trong cơng cuộc đổi mới, góp phần quan trọng vào q trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, tạo đƣợc những tiền đề cơ bản cho tiến trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa tỉnh nhà; đƣa hoạt động cơng đồn phát triển thêm nhiều bƣớc mới quan trọng, thực sự

là ngƣời đại diện tin cậy của đoàn viên, của ngƣời lao động, là chỗ dựa vững chắc của Đảng, là cầu nối giữa Đảng với ngƣời lao động. Quan hệ phối hợp hoạt động giữa Cơng đồn với chính quyền và các đồn thể chính trị - xã hội ngày càng chặt chẽ và đạt kết quả cao.

Nhằm thống nhất lực lƣợng cơng nhân và các tổ chức cơng đồn trong toàn tỉnh, vào giữa tháng 8/1947, Liên đoàn lao động tỉnh triệu tập đại hội lần thứ nhất tại đình Thuần Thiên (Xã Phúc Lộc, huyện Can Lộc). Hơn 100 đại biểu thay mặt cho hơn 4.000 đoàn viên là hình ảnh đồn kết của cơng nhân trên nhiều miền đất nƣớc hội tụ tại Hà Tĩnh, của trí thức và lao động chân tay đang kề vai sát cánh phục vụ kháng chiến do đồng chí Kiều Hữu Thao, Bí thƣ Tỉnh ủy lãnh đạo Đại hội. Đại hội đã bầu Ban chấp hành chính thức gồm 7 ủy viên, đồng chí Nguyễn Ngâm đƣợc bầu làm Thƣ ký. Ban Chấp hành mới đã phản ánh đƣợc sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân và tổ chức công đồn Hà Tĩnh, có đủ thành phần cơng nhân kỹ thuật, lao động thủ công.

Tháng 9/1948 Đại hội đại biểu cơng đồn tỉnh lần thứ hai họp tại đình Bùi Xá (Đức Thọ). 120 đại biểu thay mặt cho 7.766 đoàn viên và 20.900 cơng nhân, lao động tồn tỉnh đã về họp. Đồng chí Trần Tiến Quân - Thƣ ký Liên hiệp cơng đồn Liên khu 4, đồng chí Phạm Thể - Ủy viên Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh trực tiếp chỉ đạo đại hội và thơng báo việc đổi tên Liên đồn lao động thành liên hiệp cơng đồn.Ban chấp hành gồm 9 ủy viên, đồng chí Đồn Đào đƣợc bầu làm Thƣ ký.

Tháng 8/1950 Đại hội đại biểu lần thứ III tại Phúc An Ninh (nay là xã Sơn Ninh, huyện Hƣơng Sơn) với 300 đại biểu đại diện cho 13.400 đoàn viên. Ban Chấp hành mới gồm 11 đồng chí, đồng chí Lê Xi làm Thƣ ký. Đại hội lần thứ III của cơng đồn tỉnh đánh dấu một bƣớc trƣởng thành của phong trào cơng đồn về tổ chức, nội dung và phƣơng pháp hoạt động, đƣa phong trào cơng nhân và cơng đồn Hà Tĩnh sang giai đoạn mới của cuộc kháng chiến.

Đến tháng 9/1951 đồng chí Lê Xi đƣợc điều động, đồng chí Trần Quang Đạt làm Thƣ ký Liên hiệp cơng đồn. Đây là thời kỳ Đảng cộng sản Đông Dƣơng đổi tên thành Đảng Lao động Việt Nam và hoạt động công khai.

Tổ chức cơng đồn sau nhiều đợt thực hiện chủ trƣơng thuần túy hóa tổ chức và nhiều đợt sinh hoạt chính trị đã đƣợc củng cố thêm một bƣớc. Tổng số đoàn viên lúc này là 12.621 ngƣời, bao gồm 1.462 đồn viên khu vực cơng kỹ nghệ, 1.095 đoàn viên khu vực tiểu cơng nghệ, 150 đồn viên vận tải, 8.242 đoàn viên các cơng đồn huyện, 1.672 đồn viên các công sở, chiếm gần 80% cơng nhân viên chức lao động tồn tỉnh.Phong trào quần chúng lên cao nhƣng cơng tác chỉ đạo của Liên hiệp cơng đồn gặp khó khăn. Ban Chấp hành khuyết nhiều đồng chí. Đƣợc sự nhất trí của Thƣờng vụ Tỉnh ủy và Thƣờng vụ Liên hiệp cơng đồn Khu 4, tháng 10/1952 Đại hội đại biểu lần thứ IV triệu tập tại Chùa Đá (Đức Thọ) bầu Ban Chấp hành gồm 13 đồng chí, đồng chí Nguyễn Văn Vấn làm Thƣ ký.

Từ năm 1959 trở đi, công đồn hoạt động có thuận lợi hơn do luật cơng đồn bắt đầu đƣợc thi hành có hiệu quả. Trong khơng khí phấn khởi trƣớc những thắng lợi của cơng tác quản lý xí nghiệp, cơ quan và của việc thi hành luật Cơng đồn, cuối năm 1959 Đại hội lần thứ V diễn ra tại hội trƣờng Ủy ban hành chính tỉnh với hơn 100 đại biểu tham dự. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành mới gồm 13 ủy viên, đồng chí Nguyễn Văn Vấn - Tỉnh ủy viên phụ trách công vận, đƣợc bầu làm Thƣ ký Liên hiệp cơng đồn.

Đại hội lần thứ 5 công đồn Hà Tĩnh thành cơng đã có ý nghĩa rất lớn: tổ chức cơng đồn sau nhiều lần biến động đƣợc kiện toàn, củng cố thêm một bƣớc, tinh thần đoàn kết nội bộ đƣợc nâng lên. Đại hội có tác dụng cỗ vũ mạnh mẽ phong trào công nhân lao động Hà Tĩnh thi đua hoàn thành kế hoạch Nhà nƣớc năm 1960 - năm cuối cùng của kế hoạch 3 năm cải tạo XHCN.

Đại hội lần thứ VI cơng đồn Hà Tĩnh vịng 1 từ ngày 09-10/01/1961, vòng 2 từ ngày 05-09/8/1961 tại Thị xã Hà Tĩnh gồm 208 Đại biểu đại diện cho 6340 đoàn viên và hơn 12000 cơng nhân lao động tồn tỉnh. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành gồm 25 ủy viên, trong đó có 21 ủy viên chính thức và 4 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Trần Thế Lộc - Ủy viên Ban Thƣờng vụ Liên hiệp cơng đồn tỉnh khóa 4,5 đƣợc bầu làm thƣ ký. Đồng chí Mai Duy Thiện đƣợc bầu làm Phó Thƣ ký. Đại hội lần thứ VI Cơng đồn Hà Tĩnh đã đánh dấu bƣớc trƣởng thành của tổ chức cơng đồn cả về quy mơ và chất lƣợng. Thành công của Đại hội có ý nghĩa rất lớn. Đây là Đại hội mở đầu cho thời kỳ công nhân Hà Tĩnh thực hiện nhiệm vụ trung tâm của giai đoạn quá độ tiến lên Chủ nghĩa xã hội là thực hiện công nghiệp hóa Xã hội chủ nghĩa, thực hiện nhiệm vụ củng cố khối công nông liên minh trên một bình diện mới. Cùng với sự phát triển của đội ngũ CNVC, tổ chức cơng đồn đã lớn mạnh lên nhiều. Năm 1964 có 132 đơn vị cơ sở, gấp hơn 4 lần năm 1958, có một đội ngũ cán bộ chuyện trách hơn 68 ngƣời và hàng ngàn cán bộ bán chuyên trách. Số cán bộ cơng đồn đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng hàng năm tăng.

Từ ngày 18 đến ngày 21/5/1964 Đại hội Đại biểu Cơng đồn Hà Tĩnh lần thứ VII đã chính thức khai mạc và tiến hành tại hội trƣờng tỉnh. Tham dự đại hội có 188 đại biểu chính thức thay mặt cho trên 2.000.000 cán bộ CNVC toàn tỉnh. Đại hội đã nêu bật những thành tích mà cơng đồn đã vận động đoàn viên, CNVC đạt đƣợc trong phong trào thi đua thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất hơn 3 năm qua, khẳng định bƣớc phát triển trƣởng thành của tổ chức cơng đồn. Đồng thời Đại hội cũng nghiêm khắc kiểm điểm những tồn tại, yếu kém của phong trào thi đua cũng nhƣ của tổ chức cơng đồn để có biện pháp khắc phục. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành của nhiệm kỳ mới. Đồng chí Trần Thế Lộc đƣợc bầu lại làm Thƣ ký. Đồng chí Trần Dật đƣợc bầu làm Phó Thƣ ký.

Từ ngày 21 đến ngày 23/6/1974, Đại hội Cơng đồn Hà Tĩnh lần thứ 8 tại xã Thạch Vĩnh (Thạch Hà), có 209 đại biểu chính thức thay mặt cho hơn 44.000 đồn viên và gần 60.000 lao động về dự. Từ Đại hội lần thứ 7 (1964) đến Đại hội này, tổ chức cơng đồn đã lớn mạnh vƣợt bậc. Tổng số đoàn viên tăng gấp 2 lần, CNLĐ tăng gấp 2,5 lần. Hệ thống tổ chức đƣợc củng cố: 7 cơng đồn ngành, 217 cơng đồn cơ sở, 925 cơng đồn bộ phận, 3.648 tổ cơng đồn. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành mới gồm 23 đồng chí, đồng chí Phan Duy Chiêm đƣợc bầu làm Thƣ ký, đồng chí Hồ Sành làm Phó Thƣ ký. Ngày 20/9/1975, Bộ Chính trị Trung ƣơng Đảng có Nghị quyết về chủ trƣơng tiến tới bỏ cấp khu, hợp các tỉnh nhỏ thành tỉnh lớn. Ngày 22/12/1975, kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa 5 đã ra Nghị quyết hợp nhất Nghệ An và Hà Tĩnh thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Ngày 15/01/1976, Ban Thƣ ký Tổng Cơng đồn Việt Nam ra quyết định số 15, hợp nhất Ban Chấp hành Liên hiệp cơng đồn hai tỉnh thành Ban Chấp hành Cơng đồn Nghệ Tĩnh do đồng chí Thái Ngơ Tài làm Thƣ ký.

Sau 15 năm nhập tỉnh, Cơng đồn Nghệ Tĩnh đã tổ chức 4 kỳ Đại hội, CNLĐ và Cơng đồn Hà Tĩnh đã có sự đóng góp lớn lao trong việc xây dựng giai cấp cơng nhân và tổ chức Cơng đồn Nghệ Tĩnh.

Tháng 3/1991, Ban Chấp hành lâm thời Cơng đồn Hà Tĩnh chính thức ra mắt do đồng chí Phan Đình Kháng làm Chủ tịch và đồng chí Dƣơng Hữu Giáo làm Phó Chủ tịch. Đồng thời đề ra nhiều nội dung hoạt động tập trung vào việc củng cố hệ thống Cơng đồn tỉnh Hà Tĩnh, xây dựng cơ sở vật chất, trụ sở làm việc của cơ quan Liên đoàn Lao động tỉnh.

Tháng 5/1993 Đại hội lần thứ 13 đƣợc triệu tập tại Hội trƣờng Tỉnh ủy với gần 300 đại biểu. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành gồm 29 đồng chí (09 ủy viên Thƣờng vụ) đồng chí Phan Đình Kháng, Tỉnh ủy viên đƣợc bầu làm Chủ tịch, đồng chí Dƣơng Hữu Giáo làm Phó Chủ tịch.

Từ ngày 02-06/6/1998 Đại hội Cơng đồn tỉnh lần thứ XIV diễn ra tại Hội trƣờng Tỉnh ủy với 235 đại biểu đại diện cho hơn 35.000 đoàn viên của 837 Cơng đồn cơ sở. Ban Chấp hành gồm 35 đồng chí (có 11 ủy viên Thƣờng vụ). Đồng chí Dƣơng Hữu Giáo, Tỉnh ủy viên đƣợc bầu làm Chủ tịch; đồng chí Thái Quốc Văn và đồng chí Nguyễn Thị Đài đƣợc bầu làm Phó Chủ tịch. Đại hội đề ra 5 chƣơng trình lớn và 7 nhiệm vụ cụ thể. Trong thời gian qua dƣới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ban Thƣờng vụ Liên đoàn Lao động tỉnh đã tập trung vào việc xây dựng giai cấp cơng nhân và tổ chức cơng đồn một cách đúng đắn, sáng tạo. Vị thế của CNLĐ và Cơng đồn Hà Tĩnh ngày càng đƣợc củng cố và phát huy vững chắc, giai cấp công nhân xứng đáng là lực lƣợng đi đầu trong công cuộc CNH - HĐH đất nƣớc trên quê hƣơng Hà Tĩnh góp phần to lớn cùng nhân dân cả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới hoạt động của tổ chức công đoàn đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay ở hà tĩnh (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)