Tầm quan trọng của việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên huyện Ứng Hòa – Hà Nội hiện nay (Trang 25 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.2 Tầm quan trọng của việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng

cho đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay

Vai trò của giáo dục, trong đó có giáo dục đạo đức đối với sự phát triển của xã hội loài người nói chung và trong việc hoàn thiện nhân cách của con người nói riêng đã được các quốc gia trên thế giới thừa nhận. Vì vậy, hiện nay việc quan tâm đến giáo dục đều được các quốc gia xem là quốc sách hàng đầu.

Ngay từ rất sớm, trong quan niệm của các nhà triết học, nhà Nho giáo, vai trò của giáo dục đã được khẳng định: Nếu như Mạnh Tử coi tính cách của con người là tiên thiên, con người sinh ra vốn tính thiện “nhân chi sơ, tính bản thiện” hay Tuân Tử thì ngược lại, “nhân chi sơ, tính bản ác”, thì cả Mạnh Tử và Tuân Tử đều thống nhất ở một điểm chung là dù bản tính của con người sinh ra là tốt hay xấu thì đều cần đến vai trò của giáo dục đạo đức và chỉ có giáo dục đạo đức mới giúp con người hoàn thiện được nhân cách “người” của mình. Sau này, khi nói đến vai trò của giáo dục đối với việc hình thành nhân cách của con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra cách nhìn khoa học và toàn diện. Trong Nhật ký trong tù, Người viết: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Các nhà giáo dục Việt Nam đánh giá cao quan niệm đặc sắc này của Hồ Chí Minh. Theo Người, thiện và ác ở mỗi con người đâu có phải do bẩm sinh mà là kết quả của giáo dục. Con người khi sinh ra chưa hình thành rõ nét tính cách, thông qua quá trình giáo dục, xã hội

hóa thì tính cách mới được hình thành và phát triển. Người còn nói: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng” [48, tr.557].

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục - sự nghiệp “trồng người” là một chiến lược vừa cơ bản, lâu dài, vừa là quốc sách hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Điều này cũng đúng với tuyên bố đưa ra năm 1994 của Tổ chức Giáo

dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO): Không có một sự

tiến bộ và thành đạt nào có thể tách khỏi sự tiến bộ và thành đạt trong lĩnh vực giáo dục của quốc gia đó. Và những quốc gia nào coi nhẹ giáo dục hoặc không đủ tri thức và khả năng cần thiết để làm giáo dục một cách có hiệu quả thì số phận của quốc gia đó xem như đã an bài và điều đó còn tồi tệ hơn cả sự phá sản.

Như vậy, vai trò của giáo dục đạo đức là đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của xã hội loài người. Tuy nhiên, để giáo dục đạo đức đạt kết quả tốt nhất thì bản thân mỗi con người chúng ta, trong đó có đội ngũ cán bộ, đảng viên cần phải tự rèn luyện, tự tu dưỡng phẩm chất đạo đức cho mình để xứng đáng là một công dân tốt, người cán bộ tốt, đảng viên chân chính. Nói cách khác, giữa giáo dục và rèn luyện đạo đức có mối quan hệ biện chứng với nhau, không thể tách rời. Khổng tử đã từng nói: “ưa làm điều nhân mà không ham học hỏi thì bị cái mối hại che lấp thành ra ngu muội”. Điều này có nghĩa là, bản thân chúng ta dù có tính thiện nhưng nếu không có sự hiểu biết, không có sự ham học hỏi những tri thức thì cũng mắc sai lầm.

Từ những phân tích ở trên, chúng ta thấy được vai trò quan trọng của giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức để mỗi con người hoàn thiện được nhân cách “người” theo đúng nghĩa. Đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên thì tầm quan trọng của giáo dục đạo đức, mà ở đây không phải là giáo dục đạo

đức chung chung mà là giáo dục đạo đức cách mạng với những nội dung đã đề cập ở trên trong giai đoạn hiện nay càng trở nên quan trọng, cấp bách và thường xuyên trong công tác của Đảng và Nhà nước ta. Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên là hoạt động nhằm bồi dưỡng, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên nhằm làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên hoàn thiện đạo đức cách mạng và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao đối với đất nước và nhân dân.

Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là: Vì sao phải giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên hay nói cách khác là tầm quan trọng của việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ đảng viên được thể hiện ở những nội dung nào?

Trước hết, tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên xuất phát từ vai trò của đạo đức cách mạng

Đạo đức cách mạng có vai trò rất quan trọng đối với người cách mạng. Trước đây Khổng Tử cho rằng, Đức là cốt yếu của người quân tử, còn C. Mác thì khẳng định, Đức là chất của người Cộng sản và với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đạo đức là “gốc”, là nền tảng của người cách mạng, giống như cây phải có gốc, sông, suối phải có nguồn, người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được sự nghiệp cách mạng cực kỳ gian khổ khó khăn. Không phải ngẫu nhiên mà khi Lênin mất, Hồ Chí Minh đã viết những dòng đầy xúc động trước tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực của người thầy vĩ đại : “…Không phải chỉ thiên tài của Người, mà chính là tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy, đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim của họ hướng về người, không gì ngăn cản nổi…” [40, tr. 295- 297]. Còn trong tác phẩm Đường Cách mệnh

- tác phẩm “gối đầu giường” của những người cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã dành chương đầu tiên để bàn về tư cách người cách mạng, sau đó mới viết về lý luận và đường lối cách mạng. Với Hồ Chí Minh, “Đức là gốc” cho nên, đạo đức cách mạng không chỉ giúp cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới mà còn giúp người cách mạng không ngừng cầu tiến bộ và hoàn thiện bản thân mình.

Người có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn gian khổ, thất bại tạm thời... cũng không rụt rè lùi bước, khi gặp thuận lợi và thành công, vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, khiêm tốn, chất phác, không công thần, địa vị, kèn cựa hưởng thụ, thật sự trở thành người “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Vì “Đức là gốc” cho nên đạo đức cách mạng là thước đo lòng cao thượng của con người. Theo Hồ Chí Minh, trong đời sống xã hội cũng như trong hoạt động cách mạng, mỗi người có công việc, tài năng, vị trí khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng bất cứ ai giữ được đạo đức cách mạng đều là người cao thượng.

Đạo đức cách mạng còn có vai trò to lớn trong sự phát triển toàn diện của người cán bộ, đảng viên. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xem trọng đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên trong hoạt động thực tiễn của họ, Người luôn xem đức và tài, hồng và chuyên của người cán bộ, đảng viên là hai mặt có quan hệ mật thiết và thống nhất với nhau, trong đó đạo đức là cái gốc của người cách mạng: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đao đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [43, tr. 252-253].

Sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa là một sự nghiệp vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại nói chung, trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam nói riêng. Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp ấy, đòi hỏi nhiều thế hệ cách

mạng mẫu mực, nêu cao tính tiền phong về tư tưởng lý luận, về đạo đức và lối sống, về bản lĩnh và ý chí cách mạng kiên định, trong đó đặc biệt là tinh thần gương mẫu thực hiện đạo đức, lối sống cao đẹp của người cộng sản. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Người làm cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa xấu xa thì còn làm nổi việc gì” [39, tr. 33].

Đạo đức cách mạng còn có vai trò to lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển xã hội xã hội chủ nghĩa. Trong bài nói chuyện với sinh viên và cán bộ Việt Nam đang học tập ở Matsxcơva ngày 29-10-1961, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa” [46, tr. 679], mà con người xã hội chủ nghĩa trước hết phải là những người cán bộ, đảng viên. Họ phải là tấm gương sáng về đạo đức, về năng lực để quần chúng nhân dân tin tưởng noi theo, bởi đội ngũ cán bộ công chức là cầu nối trực tiếp đưa mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với nhân dân. Sự nhất quán giữa nói và làm, giữa lý luận và thực tiễn, giữa cương vị, trách nhiệm và đạo đức lối sống của người cán bộ, đảng viên là đòi hỏi bức thiết và mang tính đảng trong giai đoạn hiện nay.

Thứ hai, trong giai đoạn hiện nay cần giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên vì xuất phát từ chính vị trí, vai trò và thực trạng của đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay

Chế độ xã hội nào cũng chú ý, quan tâm đến đội ngũ cán bộ cầm quyền vì nó liên quan đến vận mệnh và sự hưng thịnh của mỗi chế độ, mỗi quốc gia. Ở nước ta, trong các thời kỳ cách mạng, cán bộ, đảng viên luôn là vấn đề nổi lên hàng đầu và giữ một vào trò hết sức quan trọng. Nó không những có ý nghĩa quyết định đối với công tác xây dựng Đảng và việc tăng cường vai trò

lãnh đạo của Đảng, mà còn là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, vì vậy mà cán bộ, đảng viên phải luôn “vừa là người lãnh đạo lại vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân”.

Đảng muốn lãnh đạo cách mạng phải có đường lối chính trị đúng đắn. Nhưng để xây dựng được đường lối chính trị đúng đắn và làm cho đường lối đó trở thành hiện thực thì cần có đội ngũ cán bộ, đảng viên vững vàng vì “Cán bộ là cái gốc của mọi việc”.

Trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ cách mạng cần có một đội ngũ cán bộ, đảng viên thích ứng, vừa có phẩm chất đạo đức, vừa có năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mà cách mạng đặt ra. Chính vì thế, trong sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, đạo đức cần phải được nhấn mạnh trong mỗi con người, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên - đó chính là đạo đức cách mạng.

Trong những năm đổi mới, đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nước ta đã góp phần không nhỏ cho những thành công quan trọng trong sự nghiệp đổi mới và trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong những thời điểm khó khăn, thử thách, đặc biệt là khi Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, thì “số đông đảng viên mà nòng cốt là cán bộ chủ chốt từ Trung ương đến cơ sở vẫn giữ vững phẩm chất chính trị, nhất trí với quan điểm, đường lối của Đảng, có tinh thần chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn” [12, tr. 47]. Đó là một trong những nguyên nhân căn bản để Việt Nam trụ vững và tiếp tục tiến lên. Đa số cán bộ, đảng viên vẫn giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng, trung với nước, hiếu với dân. Nhiều cán bộ, đảng viên đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, rèn luyện đạo đức, lối sống, năng động, sáng tạo, dám chịu trách nhiệm, có phong cách làm việc dân chủ, nói đi đôi với làm, ...

Tuy nhiên, không thể không nhận thấy rằng, hiện tượng phai nhạt lý tưởng, suy thoái về tư tưởng chính trị trong cán bộ, đảng viên vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp. Thậm chí, có hiện tượng một số cán bộ, đảng viên đòi đa nguyên, đa đảng, lợi dụng dân chủ để tuyên truyền xuyên tạc, bôi nhọ chế độ. Những cán bộ, đảng viên này dù vô tình hay cố ý thì cũng đang tiếp tay cho những thế lực muốn xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, tiếp tay cho chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực phản động.

Cùng với sự phai nhạt lý tưởng là sự “xuống cấp”, suy thoái về đạo đức, lối sống, là nạn tham nhũng, tham ô, hối lộ, là tình trạng lợi dụng chức quyền gây hậu quả nghiêm trọng đã trở thành vấn nạn quốc gia. Đây là một trong những nguy cơ, hiểm họa, đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ. Với tinh thần tiếp tục nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, Đại hội XI của Đảng đã thẳng thắn đánh giá rõ thực trạng này trong đội ngũ cán bộ, đảng viên: “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi nà còn tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng với sự phân hóa giàu nghèo và sự yếu kém trong quản lý, điều hành của nhiều cấp, nhiều ngành làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định và phát triển của đất nước” [18, tr. 173]. Bên cạnh đó, cũng dễ dàng nhận thấy rằng, “năng lực phẩm chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức còn hạn chế” [18, tr. 18] và “những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có diễn biến phức tạp” [18, tr. 29]. Đây thực sự là những thách thức không nhỏ đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta hiện nay. Đại hội Đảng lần thứ XI xác định: “Mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối

sống; kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch; phê phán, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”. Giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng” [18, tr. 57]. Mỗi cán bộ, đảng viên phải “thực sự là một tấm gương về phẩm chất đạo đức, lối sống. Cán bộ cấp trên phải gương mẫu trước cán bộ cấp dưới, đảng viên và nhân dân” [18, tr. 258]. Đây là mong muốn của toàn Đảng, toàn dân ta.

Như vậy, tầm quan trọng của giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay là hết sức cần thiết. Tầm quan trọng này được thể hiện ở hai nội dung lớn:

Thứ nhất, giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay

Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng là một nội dung quan trọng trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay. Giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên có vai trò to lớn trong sự phát triển toàn diện của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên huyện Ứng Hòa – Hà Nội hiện nay (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)