7. Kết cấu của luận văn
2.3 Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của công tác
2.3.4 Phát huy vai trò tự giáo dục và rèn luyện đạo đức cách mạng của
cán bộ, đảng viên huyện Ứng Hòa
Tự giáo dục và rèn luyện đạo đức là quá trình mà trong đó cán bộ, đảng viên tự biến đổi, tự thích nghi, tự hoàn thiện, là khả năng biết tự kiềm chế, tự khuôn mình vào những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội để vươn tới hình mẫu nhân cách mà xã hội đặt ra. Hồ Chí Minh chỉ ra con đường để người cán bộ, đảng viên tự vươn lên hoàn thiện mình, đó là phải học tập, rèn luyện bền bỉ suốt đời. Người dạy: “Mỗi đồng chí phải ra sức học tập, rèn luyện, tu dưỡng, củng cố lập trường giai cấp công nhân… phải tuyệt đối chấp hành đường lối chính sách của Đảng và chính phủ… Dù cương vị nào, các đồng chí phải luôn gương mẫu, luôn luôn xứng đáng là người đầy tớ trung thành tận tụy của nhân dân” [45, tr. 275]. Muốn tự cải tạo được bản thân để tự mình hoàn thiện tính cách thì mỗi cán bộ, đảng viên phải tự nhận thức được những
ưu điểm và khiếm khuyết của mình để tự giác, tự xây dựng kế hoạch, đề ra mục tiêu, thời gian sửa chữa, học tập, rèn luyện, tu dưỡng để hoàn thiện tính cách. Quá trình tự hoàn thiện, tự tu dưỡng, tự rèn luyện tính cách là quá trình phấn đấu thường xuyên, liên tục và bền bỉ.
Theo Hồ Chí Minh, đối với mỗi người cán bộ thì việc tu dưỡng rèn luyện phải được thực hiện thông qua hoạt động thực tiễn của bản thân; học tập, lao động, công tác và trong các mối quan hệ với với Đảng, Nhà nước và với nhân dân. Thông qua hoạt động thực tiễn, người cán bộ biết điều chỉnh hành vi của mình và cũng thông qua thực tiễn, tính cách của mỗi người được thể cụ thể hóa một cách phong phú, đa dạng. Chỉ có thông qua hoạt động thực tiễn, thông qua quá trình tự tu dưỡng, rèn luyện công phu mới có được phẩm chất đạo đức tốt đẹp và phẩm chất ấy ngày càng được bồi đắp, nâng cao, hoàn thiện.
Để việc tự tu dưỡng, rèn luyện đạt kết quả, đòi hỏi trước hết mỗi cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện phải nêu cao tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình. Tự phê bình và phê bình trong Đảng là sự gắn chặt giữa tự giáo dục của mỗi người với giáo dục của tổ chức. Ý nghĩa đạo lý và tác dụng giáo dục đạo đức của tự phê bình và phê bình là ở chỗ, mỗi người, mỗi tổ chức phải biết tự thức tỉnh, tự phán xét theo lương tâm, danh dự của mình để từ bỏ điều xấu, vươn tới điều tốt. Người bình thường đã vậy, người cán bộ, đảng viên với vai trò chiến sỹ tiên phong càng phải như vậy.
Hơn lúc nào hết, mỗi người phải ghi nhớ và thấm thía lời nhắc nhở của Hồ Chí Minh là “phải nghiêm với mình và rộng lòng khoan thứ với người”, phải “cả quyết sửa lỗi lầm”, phải biết rằng, chống chủ nghĩa cá nhân, chống giặc nội xâm ở ngay trong con người mình là cuộc chiến đấu suốt đời, sẽ có không ít sự đau đớn ở trong lòng, sẽ như tự phủ định chính mình, tự vượt lên những cái tầm thường, xấu xa, hư hỏng để tiến bộ nữa, tiến bộ mãi, cái tốt thì nảy nở, cái xấu, cái ác thì mất đi, mất dần rồi mất hẳn. Sâu xa ra, chính là biết
từ bỏ tính tham, lòng tham, vụ lợi, vị kỷ, những sự đố kỵ, bon chen, hằn thù, những bất minh, bất chính chỉ vì lợi và danh, danh và lợi làm hư hỏng nhân cách con người trước những cám dỗ của tiền bạc, địa vị, danh vọng, quyền lực, … Ở đời, nhân vô thập toàn, không ai là không có khuyết điểm khi còn sống và làm việc, cũng không có ai tự nhiên mà thành tốt đẹp, thành người hoàn toàn. Tự phê bình và phê bình là sự hối thúc của lương tâm, phẩm giá, của lòng tự trọng, của danh dự và liêm sỷ. Nó phải diễn ra thường xuyên, bền bỉ, trở thành tự nhiên, như việc rửa mặt hàng ngày để sạch sẽ, khi nhơ bẩn được xóa đi, nó phải trở thành nhu cầu, thành lẽ sống, thành sức mạnh thôi thúc tự bên trong mỗi người.
Phát huy tinh thần tự phê bình và phê bình, mỗi cán bộ, đảng viên phải tự đánh giá đạo đức cách mạng của mình qua hành động và hiệu quả làm việc vì lợi ích chung vủa Đảng, của nhân dân. Chỉ phấn đấu cho cá nhân trở nên lương thiện, giữ gìn phẩm chất cá nhân cho trong sạch là chưa đủ và chưa thể hiện được tính tiền phong, tính chiến đấu trong đạo đức cách mạng. Người cán bộ, đảng viên không thể là người đứng ngoài cuộc đấu tranh loại trừ cái ác, cái xấu, thờ ơ và lảng tránh trước sự hoành hành của cái ác, cái xấu trong đời sống. Đạo đức cách mạng đòi hỏi ở họ dũng khí trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, độc đoán, chuyên quyền, ức hiếp quần chúng, bảo vệ sự thật, chân lý, lẽ công bằng và các giá trị dân chủ xã hội chủ nghĩa vì lợi ích của nhân dân và lợi ích chung của toàn xã hội. Dũng khí đó phải thể hiện trong đấu tranh bảo vệ sự trong sạch, vững mạnh của Đảng và bảo đảm trật tự kỷ cương, pháp luật của Nhà nước.
Không thể được coi là người có đạo đức cách mạng, xứng đáng với danh hiệu cán bộ, đảng viên chân chính nếu người đó chỉ làm tốt chức trách, nhiệm vụ, bổn phận của mình trong cơ quan, đơn vị, tập thể chi bộ, đảng bộ nơi làm việc, nhưng lại thờ ơ với các sinh hoạt công dân ở địa phương, xã phường nơi
họ cư trú. Càng chưa thể coi đó là đạo đức cách mạng, nếu như mỗi cán bộ, đảng viên không góp phần vào việc hình thành dư luận xã hội, tích cực phê phán cái tiêu cực, cái ác, cái xấu đang diễn ra hàng ngày trong xã hội. Trong thực tế có thể xảy ra những tình huống và trường hợp sau: Cán bộ, đảng viên không vi phạm pháp luật, nhưng không bộc lộ thái độ, quan điểm mang tính phê phán đối với những hiện tượng phạm pháp hay lợi dụng kẽ hở trong quản lý của Nhà nước để làm điều sai trái; cán bộ, đảng viên không phạm pháp nhưng không hành động, không đấu tranh với các hành vi phạm pháp, giữ an toàn cho riêng mình, để mặc nhiên diễn ra sự tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các công dân khác, của xã hội; cán bộ, đảng viên sống lương thiện nhưng không đủ dũng khí đấu tranh với mọi sự bất lương, bất chính và phi đạo đức, ... Những biểu hiện đó chỉ có thể gọi tên là tình trạng bạc nhược về chính trị và phẩm chất đạo đức, là tính ích kỷ, sự tầm thường trong nhân cách, không thể xứng đáng là người có đạo đức cách mạng. Ở mức độ nặng hơn, có những cán bộ, đảng viên thậm chí cả tổ chức đảng, đứng ra bao che cho những hành vi tội lỗi, không ngăn cản mà còn tham gia những hành động tự phát, manh động, vô chính phủ của quần chúng do bị kích động hoặc kém giác ngộ. Lại có những trường hợp cán bộ, đảng viên hoặc tổ chức cơ sở đảng tê liệt, mất ý chí chiến đấu khi có những phần tử xuyên tạc, kích động, bôi nhọ Đảng và chế độ. Thái độ dung túng, bao che hoặc đồng lõa, cũng như thái độ im lặng như vậy có thể coi như đồng nghĩa với suy thoái đạo đức, tinh thần, sự từ bỏ trên thực tế vai trò và vị trí xã hội của người cán bộ, đảng viên.