Nhân tố truyền thống văn hóa, đạo đức, tâm lý dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên huyện Ứng Hòa – Hà Nội hiện nay (Trang 36 - 39)

7. Kết cấu của luận văn

1.3 Các yếu tố tác động đến giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho

1.3.2 Nhân tố truyền thống văn hóa, đạo đức, tâm lý dân tộc

Nhân tố thứ hai tác động đến đạo đức và giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay là truyền thống văn hóa, đạo đức, tâm lý dân tộc.

Đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội nên bản thân trong nó một mặt phản ánh những điều kiện tồn tại của xã hội đó, mặt khác đạo đức còn có tính kế thừa và tiếp biến những giá trị đạo đức tốt đẹp của các thế hệ đi trước đã tạo nên. Lịch sử hơn một nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã góp phần hình thành nên những chuẩn mực đạo đức truyền thống, yếu tố văn hóa tốt đẹp.

Về những chuẩn mực đạo đức truyền thống Việt Nam, hiện nay có nhiều ý kiến và nhận thức khác nhau. Tuy nhiên, thang giá trị chuẩn mực đạo đức truyền thống được các nhà nghiên cứu thừa nhận ở những yếu tố sau: lòng

đồng sâu sắc; tinh thần cần cù sáng tạo trong lao động, lòng nhân ái sâu sắc, tình thương yêu con người bao la, lối sống thủy chung, trọng tình nghĩa… Đây là những chuẩn mực đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc được dân tộc ta, Đảng và Nhà nước kế thừa, phát huy, giáo dục, hun đúc từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Các yếu tố văn hóa, đạo đức, tâm lý, truyền thống dân tộc có tác động hết sức sâu sắc đến đạo đức và giáo dục đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay. Một mặt, các giá trị đạo đức cách mạng hiện tại là sự kế thừa và phát triển các yếu tố và giá trị tích cực trong văn hóa, đạo đức truyền thống. Mặt khác, trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, những giá trị đạo đức cách mạng đòi hỏi người cán bộ, đảng viên phải nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp, từ bỏ lối tư duy cảm tính, chủ quan…

Phải thừa nhận rằng, trước thời đại Hồ Chí Minh, thuật ngữ đạo đức cách mạng chưa được hình thành nhưng điều đó không có nghĩa là những nhà lãnh đạo, lãnh tụ trong các cuộc khởi nghĩa đấu tranh giành và giữ nước không có đạo đức cách mạng. Những tấm gương anh hùng như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…. đều là những cái tên đi vào lịch sử mà cả dân tộc Việt Nam luôn biết ơn và kính trọng. Ngoài ra, lịch sử dân tộc cũng đã ghi nhận nhiều anh hùng, chiến sỹ đã sẵn sàng hy sinh tính mạng để đem lại độc lập, tự do cho dân tộc. Đây sẽ mãi là tấm gương sáng để các thế hệ cán bộ, đảng viên học tập và noi theo, quyết tâm giữ gìn, bảo vệ thành quả cách mạng mà cha ông ta đã giành được. Vì vậy, trong quá trình giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng, chúng ta cần quan tâm đến việc nêu gương, phát huy những yếu tố, những giá trị tích cực trong di sản truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Qua đó, bản thân mỗi cán bộ, đảng viên nhận thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình, tu dưỡng rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức để xứng đáng với thế hệ cha ông đi trước.

Trong giáo dục và rèn luyện đạo đức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên cần nhấn mạnh yếu tố truyền thống trong cấu trúc giá trị đạo đức cách mạng, chỉ rõ sự tiếp biến, phát triển những giá trị truyền thống trong điều kiện mới. Ví dụ, khi giáo dục cho đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay về đạo đức trung và hiếu của người cán bộ, đảng viên cần phải thấy được sự thay đổi trong nội hàm của hai khái niệm này. Từ “trung”, “hiếu” vốn là hai khái niệm cơ bản của Nho giáo nhưng đã được Hồ Chí Minh phát triển lên tầm cao mới, đưa vào nội dung mới, phản ánh đạo đức cách mạng cao hơn, rộng hơn. Người khắc phục triệt để hạn chế trong tư tưởng “trung, hiếu” của Nho giáo là chỉ trung với vua, hiếu với cha mẹ. Theo Hồ Chí Minh, cái hạn chế cơ bản trong đạo đức cũ là lòng trung thành tuyệt đối với chế độ phong kiến mà ông vua là đại diện theo kiểu, “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”. Người không chấp nhận lòng trung thành tuyệt đối của nhân dân đối với kẻ áp bức, thống trị mình là giai cấp phong kiến đã lỗi thời, phản động. Theo Hồ Chí Minh, trung và hiếu phải quán triệt lập trường giai cấp công nhân, là tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân. Người đã dạy, đạo đức cách mạng là ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu lý tưởng của Đảng. Cũng theo Người, trung là trung với nước, là trung với Đảng và hiếu là hiếu với nhân dân. Hai đức ấy là yêu cầu hàng đầu trong phẩm chất đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên, là biểu hiện cao nhất thể hiện sự trung thành tuyệt đối với mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng, của dân tộc. Hiếu với dân trong xã hội phong kiến chỉ bó hẹp trong khuôn khổ, phạm vi gia đình, cụ thể là đối với cha mẹ “phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu” (nghĩa là, cha bảo con chết, con không chết là bất hiếu, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó). Hồ Chí Minh đã khắc phục hạn chế đó và Người đưa vào đạo “hiếu” một nội dung mới, rộng lớn hơn. Đó là hiếu với nhân dân lao động - là chủ nhân của đất nước, không phải là thần dân, con dân của vua như yêu cầu của đạo đức phong kiến. Hiếu với dân theo Hồ Chí

Minh là biết dựa vào dân, tin ở dân, lấy dân làm gốc, tôn trọng và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, quyền lực và lợi ích thuộc về nhân dân, là phải tận tụy phục vụ nhân dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì lợi ích của nhân dân, luôn gần dân, học hỏi nhân dân, chăm lo đời sống nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên huyện Ứng Hòa – Hà Nội hiện nay (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)