7. Kết cấu của luận văn
2.3 Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của công tác
2.3.2 Cấp ủy, tổ chức đảng cần xây dựng môi trường thật sự trong sạch,
sạch, vững mạnh
Xây dựng môi trường cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan nhà nước thật sự trong sạch, vững mạnh là tiền đề, cơ sở để mỗi cán bộ, đảng viên trưởng thành, phấn đấu và rèn luyện. Để làm được như vậy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị nơi cán bộ, đảng viên công tác và làm việc cần phải xây dựng và duy trì hệ thống quy chế tổ chức và sinh hoạt đảng, chú trọng công tác giáo dục, quản lý, đánh giá, phân loại cán bộ, đảng viên. Đánh giá, phân loại cán bộ, đảng viên phải kết hợp tự đánh giá với đánh giá của tập thể, của cấp trên, của quần chúng. Trên cơ sở tình hình thực tiễn của địa phương và đơn vị, cấp ủy, tổ chức đảng lãnh đạo việc xây dựng và thực hiện quy chế cơ quan, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, đảng viên học tập, công tác, rèn luyện, giúp họ tránh sai phạm dẫn đến thoái hóa, biến chất; tổ chức khen thưởng kịp thời những cán bộ, đảng viên gương mẫu, có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Xây dựng chế độ, nền nếp học tập, sinh hoạt đảng, chế độ công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên, đặc
biệt là các cán bộ, đảng viên có chức quyền, ở vị trí dễ tham nhũng, biến tài sản công thành công cụ phục vụ lợi ích của cá nhân mình.
Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị mà hạt nhân là đồng chí bí thư Đảng bộ huyện cần đề cao sự gương mẫu trong việc thực hành đạo đức cách mạng. Cấp ủy và lãnh đạo cơ quan, đơn vị là những người có trách nhiệm cao nhất trong xây dựng Đảng và giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên ở cơ quan, đơn vị. Sự gương mẫu của tập thể cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị mà đặc biệt là của đồng chí bí thư chi bộ vừa là tấm gương, vừa là chỗ dựa về tinh thần cho cán bộ, đảng viên. Nếu cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị là những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, trong sáng về đạo đức và lối sống, luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng cơ quan, đơn vị, gương mẫu chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước thì sẽ phát huy được dân chủ, tính tích cực của cán bộ, đảng viên, tạo dư luận lành mạnh trong việc phê phán những biểu hiện tiêu cực, suy thoái về đạo đức của cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng. Ngược lại, nếu cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị là những người quan liêu, tham ô, tham nhũng, không quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, xây dựng cơ quan, đơn vị, thì công tác giáo dục cán bộ, đảng viên sẽ chủ quan, thiếu trách nhiệm trong đánh giá, kiểm tra, phát hiện những biểu hiện tiêu cực, suy thoái; thiếu kiên quyết trong giáo dục, xử lý người vi phạm hoặc xử lý thiếu công tâm… sẽ làm cho đúng - sai, tốt - xấu lẫn lộn, tư tưởng lý luận của Đảng, giá trị đạo đức cách mạng và môi trường giáo dục trong cơ quan, đơn vị không nghiêm và thiếu lành mạnh, tạo cơ hội cho những tư tưởng lệch lạc, chủ nghĩa cá nhân có điều kiện nảy sinh và phát triển. Chính vì vậy, cần tập trung xây dựng, thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định và cần xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của cấp ủy,
lãnh đạo cơ quan, đơn vị đặc biệt là của bí thư trong mối quan hệ với cấp ủy cơ quan, đơn vị; kịp thời nêu gương cán bộ, đảng viên điển hình trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; thường xuyên thực hiện có hiệu quả cơ chế giám sát cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; cơ chế cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm về những yếu kém, sai phạm của cán bộ, đảng viên thuộc quyền quản lý.
Cùng với việc xây dựng môi trường trong sạch, vững mạnh trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước, các tổ chức đảng và chính quyền huyện, nhất là người đứng đầu trong tổ chức, cơ quan cần quan tâm đến quyền, lợi ích chính đáng của cán bộ, đảng viên, tạo điều kiện để cán bộ, đảng viên giữ gìn đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh. Từng bước xây dựng chế độ tiền công, tiền lương, thưởng đồng bộ, tương xứng với trách nhiệm và hiệu quả công việc được giao. Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng cán bộ, đảng viên tham ô, tham nhũng, bòn rút tiền bạc của công để trục lợi riêng một phần xuất phát từ chính việc thực hiện chính sách tiền lương của Nhà nước ta giải quyết chưa được thỏa đáng. Đồng thời, một số cán bộ, đảng viên gia đình còn khó khăn, trong khi tiền lương không đáp ứng được cho những sinh hoạt hàng ngày, nuôi con cái ăn học... thì những suy nghĩ về “cơm, áo, gạo, tiền” đã phần nào hạn chế và ảnh hưởng tiêu cực đến công việc ở cơ quan, đơn vị nói chung và việc học tập, rèn luyện để nâng cao đạo đức cách mạng nói riêng. Chính vì vây, việc xây dựng chế độ tiền lương tương xứng với trách nhiệm và hiệu quả công việc, cũng như việc các cấp, ngành, lãnh đạo các đơn vị quan tâm đến đời sống của cán bộ, đảng viên là hết sức cần thiết. Ngoài ra, đảng bộ huyện cần quan tâm, tạo điều kiện cho cán bộ, đảng viên bên cạnh việc hoàn thành nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao trên lĩnh vực chính trị thì giúp đỡ cán bộ, đảng viên làm kinh tế, làm giàu chính đáng trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, ví dụ như việc hỗ trợ cán bộ,
đảng viên về vốn, kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh, hướng dẫn cán bộ, đảng viên những chính sách, quy định của Đảng và Nhà nước trong việc tham gia phát triển kinh tế… Đồng thời, cần tích cực nêu gương, nhân rộng những cán bộ, đảng viên có hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ vững được phẩm chất đạo đức của người cách mạng, vượt qua khó khăn trong cuộc sống, cố gắng vươn lên làm giàu chính đáng góp phần xây dựng gia đình, quê hương và đất nước vững mạnh. Việc quan tâm nhân rộng những cán bộ, đảng viên tiến tiến trên địa bàn huyện mang ý nghĩa thiết thực trong công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên hiện nay.