Nhân tố kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên huyện Ứng Hòa – Hà Nội hiện nay (Trang 33 - 36)

7. Kết cấu của luận văn

1.3 Các yếu tố tác động đến giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho

1.3.1 Nhân tố kinh tế

Khi đề cập đến các nhân tố tác động đến giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay, trước hết chúng ta cần phân tích sự tác động của yếu tố kinh tế - xã hội.

Như chúng ta đã biết, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã giành thắng lợi vẻ vang trong cuộc chiến tranh gian khổ để giành lại độc lập, tự do, chủ quyền của đất nước, phẩm giá của con người và tiếp sau đó là thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của đất nước. Đạt được những thắng lợi trên, đó chính là do chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước là đúng đắn, phù hợp với tình hình phát triển của đất nước trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, an ninh – quốc phòng. Đặc biệt, trên lĩnh vực kinh tế, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Những thành tựu mà nền kinh tế thị trường đem lại cho đất nước ta hiện nay đã khẳng định đường lối

kinh tế mà Đảng và Nhà nước là đúng đắn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nền kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước ta cũng đã nhìn nhận ra sự tác động của nó đối với đạo đức xã hội nói chung và đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên nói riêng trên cả hai mặt: tích cực và tiêu cực.

Một mặt, nền kinh tế thị trường khuyến khích mọi người phải thường xuyên học tập, trau dồi kiến thức để không ngừng nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ tay nghề, thích ứng với những thay đổi của công nghệ; cán bộ, đảng viên, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý muốn giỏi thì phải thường xuyên học tập để nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo. Kinh tế thị trường cũng làm tăng tính tự do sáng tạo cho con người, làm tăng tính trách nhiệm của con người trong xã hội, tăng giá trị của chữ “tín” trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Ngoài ra, kinh tế thị trường góp phần làm tăng xu hướng dân chủ hóa trong đời sống xã hội, việc thực hiện công bằng xã hội ngày một tốt hơn. Đặc biệt, kinh tế thị trường đang góp phần làm thay đổi không ít quan niệm lạc hậu trước đây, khắc phục được tâm lý, thói quen của người sản xuất nhỏ “ghét người giàu, khinh người nghèo”, mong muốn “xấu đều hơn tốt lỏi”, đó là một trng những nguyên nhân làm hạn chế năng lực phấn đấu của người lao động. Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta tạo mọi điều kiện cho người lao động phát huy tài năng, sức sáng tạo và trí tuệ của mình để làm giàu chính đáng, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Đây cũng là nguyên nhân để Đảng ta thay đổi nhận thức để đi đến quan niệm cán bộ, đảng viên có thể làm kinh tế một cách chân chính trong điều kiện nền kinh tế thị trường.

Bên cạnh những tác động tích cực mà nền kinh tế thị trường mang lại đối với lĩnh vực đạo đức thì mặt trái của nó cũng gây ra, để lại nhiều vấn đề phức tạp cần phải giải quyết trong lĩnh vực đạo đức nói chung và đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay nói riêng. Trong nền kinh tế thị

trường, yếu tố lợi nhuận trở thành mục tiêu số một mà tất cả các chủ sản xuất, kinh doanh hướng đến. Để đạt được lợi nhuận cao không ít các chủ sản xuất, kinh doanh đánh mất đi lương tâm trong hoạt động nghề nghiệp của mình. Những hình thức, thủ đoạn buôn gian, bán lận nhằm mục đích có nhiều lợi nhuận đã làm cho những con người này không màng đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng. Nguy hại hơn, mặt trái của kinh tế thị trường đã tác động trực tiếp vào cả đội ngũ cán bộ, đảng viên, cả những cán bộ, đảng viên chủ chốt, kỳ cựu của đất nước. Đây là mảnh đất tốt cho những cán bộ, đảng viên có chức, có quyền mà không giữ được phẩm chất đạo đức cách mạng của mình hoặc tha hóa, biến chất tìm cách khai thác. Họ lợi dụng những sơ hở trong pháp luật, trong cơ chế, chính sách để kiếm tiền bằng nhiều hình thức như tham ô, tham nhũng, bán chức, bán quyền, bán dự án, bán đất đai… Thực tiễn trong xã hội ta hiện nay đã phơi bày không ít những hiện tượng suy thoái, tha hóa đạo đức, lối sống của bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả đội ngũ lãnh đạo, quản lý giữ chức vụ quan trọng của đất nước như tập đoàn Tân Trường Sanh, PU18, tập đoàn Vinasin, …. Những vụ việc này đang gây nên những bất bình trong nhân dân, gây mất niềm tin của nhân dân vào một bộ phận cán bộ, công chức nhà nước, vào Đảng, Nhà nước và vào chế độ.

Như vậy, sự tác động của kinh tế thị trường đối với đạo đức xã hội nói chung và đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ nói riêng được thể hiện trên cả hai mặt: tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, trận tuyến không có ranh giới này đã làm cho cuộc chiến đấu chống tiêu cực về đạo đức, lối sống trở nên khó khăn, phức tạp và luôn luôn đặt Đảng vào nguy cơ nghiêm trọng của sự thoái hóa, biến chất. Vì vậy, vấn đề đối với Đảng và Nhà nước ta hiện nay là cần chỉ ra sự tương hợp giữa kinh tế thị trường với những yếu tố đạo đức và phi đạo đức, từ đó đề ra các chủ trương, chính sách, biện pháp để phát huy mặt tích cực cũng như khắc phục những tiêu cực của nền kinh tế thị trường đối với

đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên hiện nay. Nói cách khác, trong quá trình giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay, cần phải làm cho họ hiểu được những mặt tích cực của kinh tế thị trường để làm giàu một cách chân chính, đúng pháp luật và đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là tấm gương làm giàu chân chính để nhân dân học tập và thực hành theo. Bởi một cán bộ, đảng viên được nhân dân yêu mến, tín nhiệm không phải xuất phát từ những lời lẽ, tuyên truyền trống rỗng mà chính là xuất phát từ những hành động cụ thể và kết quả mà họ đạt được trong quá trình làm việc. Đồng thời, trong quá trình giáo dục đạo đức làm cho cán bộ, đảng viên nhận thức rõ và đầy đủ được mặt trái của kinh tế thị trường đã đang và sẽ còn tiếp tục gây nên những hậu quả nghiêm trọng trước hết là đối với việc giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên và sau đó là sự tồn vong của Đảng, của chế độ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên huyện Ứng Hòa – Hà Nội hiện nay (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)