7. Kết cấu của luận văn
2.3 Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của công tác
2.3.1 Cần thường xuyên quan tâm đúng mức, đánh giá đúng tầm quan
trọng của việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện.
Để công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên huyện Ứng Hòa đạt hiệu quả cao hơn và thực chất, Đảng bộ huyện Ứng Hòa cùng với việc lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, an ninh – quốc phòng cần thường xuyên quan tâm đúng mức, đánh giá đúng tầm quan trọng của việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội
ngũ cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện, và coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng trong công tác chỉ đạo chung của huyện.
Trước hết, các cấp ủy, tổ chức đảng trên địa bàn huyện cần tăng cường hơn nữa việc phổ biến, quán triệt quan điểm của của C. Mác – Ăngghen – Lênin, Hồ Chí Minh và của Đảng ta về ý nghĩa, vai trò và nội dung của đạo đức cách mạng và giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của huyện. Có như vậy mới góp phần nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ đảng viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng trong giai đoạn hiện nay.
Đồng thời, để công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên thực sự có kết quả và đi vào thực chất, đảng ủy và các tổ chức đảng, cơ quan cần đầu tư thời gian, trí tuệ để nghiên cứu sâu sắc những hình thức, nội dung giáo dục, xây dựng chuẩn mực đạo đức phù hợp với từng cán bộ, đảng viên của huyện để cán bộ, đảng viên học tập và noi theo. Những quan điểm về đạo đức cách mạng trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước, cần được nghiên cứu, bổ xung, cụ thể hóa sao cho cô đọng, xúc tích, ngắn gọn và dễ vận dụng. Ví dụ, xây dựng tiêu chuẩn đạo đức cách mạng đối với cán bộ, đảng viên làm công tác tổ chức; đạo đức cách mạng đối với cán bộ, đảng viên làm công tác tuyên giáo; công tác kiểm tra; công tác dân vận; cán bộ, đảng viên làm công tác tiếp dân…. Việc xây dựng tiêu chuẩn đạo đức cách mạng cụ thể cho từng cán bộ, đảng viên sẽ là cơ sở để cán bộ, đảng viên phấn đấu, rèn luyện và là căn cứ để các cấp ủy, tổ chức đảng, ban, ngành thực hiện công tác giáo dục đạt hiệu quả cao nhất.
Về việc xây dựng chương trình, nội dung giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên cũng cần phải đổi mới, thiết thực. Bên cạnh việc chú trọng giáo dục đạo đức truyền thống cách mạng của đất nước, quê hương Ứng Hòa; giáo dục những nội dung đạo đức cách mạng đã được đề cập
trước đó trong quan điểm của các nhà Mácxít, của Hồ Chí Minh và Đảng ta thì Đảng bộ huyện cần nghiên cứu những nội dung giáo dục mới mà tình hình thực tiễn của đất nước và địa phương đang đặt ra đối với đạo đức người cán bộ, đảng viên hiện nay. Những yếu tố tác động trực tiếp đến công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay là sự tác động của mặt trái trong nền kinh tế thị trường, sự đấu tranh trên lĩnh vực chính trị - tư tưởng của các thế lực thù địch đối với Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Nắm vững được những tác động này, các tổ chức đảng và chính quyền huyện cần đưa ra những nội dung giáo dục cụ thể góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên đối với đất nước, cũng như nhận thức được tầm quan trọng trong việc bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng của mình.
Ðối với những chủ trương, chính sách liên quan việc giáo dục đạo đức cách mạng, thực hiện các quy định pháp luật như Luật Thực hành tiết kiệm, Luật Phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Quy định những điều đảng viên không được làm hoặc về công tác cán bộ..., cấp ủy phải quán triệt đến cán bộ, đảng viên, làm cho mọi cán bộ, đảng viên hiểu, nâng cao nhận thức và xác định nhiệm vụ để thực hiện tốt các chủ trương này.
Trong công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, cho cán bộ đảng viên, đảng bộ và chính quyền huyện cần gắn với việc kiểm điểm cán bộ, đảng viên theo tinh Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) đã xác định với ba nội dung cơ bản: “Một là, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và của nhân dân đối với Đảng. Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Ba là, xác định rõ thẩm quyền, trách
nhiệm người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp uỷ, cơ quan, đơn vị; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng”. Ngoài ra, cần chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên, phát hiện những biểu hiện mất đoàn kết nội bộ để có biện pháp xử lý kịp thời ngay tại cơ quan, đơn vị.
Ngoài ra, các cấp ủy, tổ chức đảng cần nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong việc giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của huyện. Từ đó, tìm giải pháp để đưa cuộc vận động trở thành một phong trào học tập sâu rộng trong toàn bộ cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn huyện. Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào lúc này, không có gì thiết thực hơn là tập trung vào thực hành đạo đức cách mạng, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, chống quan liêu, tham nhũng để lấy lại niềm tin trong sáng của dân đối với Đảng.
Đối với cán bộ, đảng viên, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vừa có ý nghĩa cấp bách trước mắt, vừa có ý nghĩa cơ bản lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc và nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, các tổ chức đảng cần chú trọng giáo dục, rèn luyện cho cán bộ, đảng viên của huyện trước hết cần học tập ở Người tấm gương đạo đức hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, là tấm gương trọn đời phấn đấu, hy sinh vì nền độc lập dân tộc và giải phóng con người. Học tập đạo đức cách mạng của Người, mỗi cán bộ, đảng viên phải có trách nhiệm đối với đất nước, phải tận tâm tận lực phục vụ Tổ quốc và nhân dân, luôn đặt lợi ích của dân tộc, của nhân dân lên trên hết, sẵn sàng chiến đấu, chịu đựng gian khổ, thậm chí hy sinh cả tính mạng để bảo vệ thành quả cách mạng và đem lại lợi ích cho nhân dân. Ngoài ra, học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, đảng viên phải thực hiện đúng lời dạy của Người “cần, kiêm, liêm, chính, chí công vô tư”. Thực hiện lời dạy của Hồ Chí Minh, đối với cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý phải kiên quyết chống lại chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, chạy theo danh vọng, địa vị, giành giật lợi ích cho mình, lạm dụng quyền hạn, chức vụ để chiếm đoạt của công, bòn rút tài sản của nhân dân để sống cuộc sống xa hoa, lãng phí. Đồng thời, phải thẳng thắn, trung thực, liêm khiết, giải quyết công việc công khai, dân chủ, có tình, có lý. Phải chân thành, khiêm tốn, không chạy theo chủ nghĩa thành tích, không bao che, giấu giếm khuyết điểm…