Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên huyện Ứng Hòa – Hà Nội hiện nay (Trang 81 - 83)

7. Kết cấu của luận văn

2.3 Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của công tác

2.3.3 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ

bồi dưỡng đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên

Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là một bộ phận quan trọng của công tác xây dựng Đảng. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn quan tâm đến công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng. Nội dung kiểm tra, giám sát bao gồm kiểm tra, giám sát “việc” và kiểm tra, giám sát “người”, hai nhiệm vụ trên có quan hệ mật thiết với nhau. Nhiệm vụ chủ yếu trong công tác kiểm tra, giám sát là biết sửa chữa, uốn nắn công việc, ngăn ngừa thiếu sót và sai lầm, nghĩa là việc ngăn ngừa trước hoặc giảm bớt ảnh hưởng của những khuynh hướng tiêu cực còn tốt hơn việc phát hiện ra khuyết điểm. Tìm ra lỗi lầm ở người phụ trách chỉ là một phần rất nhỏ của công việc, nhiệm vụ thực tế của kiểm tra là uốn nắn công việc, ngăn ngừa nảy sinh thiếu sót, đồng thời phát hiện kịp thời những vi phạm để xử lý kỷ luật. Kiểm tra, giám sát trong Đảng nhờ đó tạo nên tinh thần, trách nhiệm cao và kỷ luật cao ở mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng.

Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế nhiều thành phần, mở cửa, hội nhập quốc tế..., công tác kiểm tra, giám sát có vị trí đặc biệt quan trọng trong

toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng. Đánh giá về vai trò quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát trong việc nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, khắc phục tình trạng suy thoái đạo đức cách mạng, Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII đã chỉ rõ: “các tổ chức đảng phải thường xuyên giáo dục, quản lý, kiểm tra cán bộ, đảng viên về đạo đức, lối sống” [15, tr. 28]. Hội nghị Trung ương 4 khóa XI yêu cầu: “tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí...” [18, tr. 32 - 33].

Trong quá trình kiểm tra, giám sát, đảng bộ và chính quyền huyện cần tăng cường kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên trong việc chấp hành Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, chế độ công tác; việc thực hiện quy định những điều đảng viên không được làm; việc thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí; rèn luyện phẩm chất đạo đức lối sống, chấp hành kỷ cương kỷ luật, tác phong trong công tác, trong quan hệ giao tiếp… Trong đó, phải đặc biệt chú ý phát hiện, ngăn chặn các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đặc biệt là tư tưởng và những biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội trong Đảng.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kể cả kiểm tra, giám sát đột xuất đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, nhất là giám sát chặt chẽ đối với những cán bộ, đảng viên đảm nhiệm các nhiệm vụ liên quan các lĩnh vực quản lý đất đai; đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý tài chính trong doanh nghiệp nhà nước; thu, chi ngân sách nhà nước, quản lý tài sản công; công tác quy hoạch; tuyển dụng, đề bạt, bố trí cán bộ…. Qua kiểm tra, giám sát, giúp cán bộ, đảng viên

tiếp tục phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm; đồng thời xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật để giáo dục chung.

Để công tác kiểm tra, giám sát đạt hiệu quả, các tổ chức đảng trong huyện cần phát huy vai trò của các cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và vai trò của nhân dân trong việc giám sát cán bộ, công chức. Ðây là giải pháp vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài của công tác xây dựng Ðảng, cũng như trong việc phòng, chống chủ nghĩa cá nhân, tình trạng suy thoái đạo đức của cán bộ, đảng viên ở huyện Ứng Hòa hiện nay. Vì vậy, cần có cơ chế để nhân dân tham gia vào công tác xây dựng Ðảng, thúc đẩy việc nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Các cấp ủy, tổ chức đảng tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia xây dựng Ðảng bắt đầu từ cơ sở; phát huy vai trò giám sát của nhân dân, của báo chí, công luận đối với việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên huyện Ứng Hòa – Hà Nội hiện nay (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)