Những hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên huyện Ứng Hòa – Hà Nội hiện nay (Trang 64 - 69)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2 Những hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho

đội ngũ cán bộ, đảng viên huyện Ứng Hòa hiện nay

Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ đảng viên huyện Ứng Hòa nêu trên, công tác đó vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định sau:

Về mặt nhận thức và hành động của các chủ thể giáo dục, mặc dù luôn xác định công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên của huyện là cần thiết và quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của huyện,

nhưng có khi công tác giáo dục đạo đức cách mạng bị xem nhẹ, mà chỉ chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ phát triển kinh tế, nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Thực tế, trong việc nhận thức về tầm quan trọng của công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của huyện đã xuất hiện nhiều tư tưởng, quan điểm sai lầm, lệch lạc ở một số tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, trong đội ngũ cán bộ, đảng viên cả những cán bộ, đảng viên quản lý, lãnh đạo. Họ cho rằng, chỉ cần giáo dục đạo đức cách mạng cho quần chúng, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, còn đã là cán bộ, đảng viên thì đã là “vừa hồng, vừa chuyên” thì không cần giáo dục đạo đức cách mạng nữa. Hiện tượng chưa chú ý đúng mức đến vấn đề giáo dục đạo đức còn bắt nguồn từ quan niệm đơn giản cho rằng: cứ phát triển kinh tế thì trình độ đạo đức xã hội nói chung và của cán bộ, đảng viên nói riêng sẽ được nâng lên. Từ đó, có người cho rằng, trước mắt cứ làm tốt công tác kinh tế, sau đó sẽ tính đến vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng.

Chính xuất phát từ những quan điểm sai lầm nêu trên, nên công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên của huyện chưa đạt hiệu quả cao. Nội dung, phương thức giáo dục chậm đổi mới, một số nội dung trong công tác giáo dục đạo đức chưa được thực hiện thường xuyên. Trong quá trình giáo dục, các tổ chức đảng và chính quyền mới dừng lại ở những nội dung giáo dục đạo đức cách mạng chung chung được đề cập trong các văn kiện của Đảng mà chưa có sự đầu tư nghiên cứu, tổng kết những nội dung giáo dục đạo đức cách mạng đang đặt ra trong tình hình mới của đất nước và địa phương. Từ đó dẫn đến việc giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên trở thành những bài rao giảng lý thuyết gây tâm lý nhàm chán đối với người học.

Về mặt tổ chức, đảng bộ huyện Ứng Hòa chưa xây dựng thành hệ thống tiêu chí thống nhất về các chuẩn mực đạo đức cách mạng để tất cả cán bộ, đảng viên theo đó tự rèn luyện, bồi dưỡng; các tổ chức đảng chỉ căn cứ vào đó để đánh giá, xem xét, thực hành tự phê bình và phê bình. Các chuẩn mực đạo đức đã có trước đây hoặc là quá cao so với khả năng hiện tại, hoặc vẫn còn thiếu những chuẩn mực đạo đức mà hôm nay cuộc sống đang rất cần.

Để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, toàn Đảng bộ huyện Ứng Hòa đã kiên trì tổ chức các cuộc vận động giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, song chưa có sự kết hợp giữa vận động tư tưởng với biện pháp hành chính; giữa tuyên truyền, thuyết phục với chính sách xã hội phù hợp để tạo ra các điển hình tiên tiến và xây dựng những mẫu hình đạo đức của thời kỳ mới, đồng thời lên án, phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội hiện nay.

Thực tiễn trong sinh hoạt đảng trên địa bàn huyện Ứng Hòa, việc giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên ở không ít tổ chức đảng trên địa bàn huyện chưa thường xuyên; nhiều nơi trong sinh hoạt chi bộ chỉ mới quan tâm việc phổ biến, quán triệt đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chưa chú trọng giáo dục, bồi dưỡng, kiểm tra việc thực hiện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật đảng bị xử lý, nhưng ít khi do tổ chức đảng nơi đó phát hiện, mà hầu hết thông qua các cuộc kiểm tra hoặc quần chúng phản ánh. Ðiều đó chứng tỏ, nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống của tổ chức đảng có mặt chưa phù hợp, mới chú trọng việc truyền đạt một chiều, chưa hình thành được ý thức tự giác trong việc thường xuyên rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên.

Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên ở một số tổ chức cơ sở đảng chưa thường xuyên, thiếu biện pháp phù hợp; tác dụng của kiểm tra, giám sát việc thực hiện những chuẩn mực đạo đức chưa cao.

Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của các tổ chức, cơ quan, ban ngành và bản thân mỗi cán bộ, đảng viên của huyện tuy đã đạt một số kết quả nhất định; nhưng ở một số nơi, vẫn có cán bộ, đảng viên, quần chúng không tự giác rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức, lối sống. Nội dung sinh hoạt đảng ở một số tổ chức đảng còn nghèo nàn, chủ yếu đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ trong tháng, đề ra phương hướng, nhiệm vụ tháng tới; tinh thần tự phê bình và phê bình trong thực hiện nhiệm vụ chưa được chú ý đúng mức. Có trường hợp đảng viên, cán bộ vi phạm khuyết điểm nhưng việc giúp đỡ, định hướng, sửa chữa chưa được coi trọng. Hằng năm, hầu như mọi đảng viên đều được đánh giá đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ, trừ trường hợp vi phạm, có khuyết điểm rõ ràng đã bị kỷ luật. Chính sự không nghiêm túc ấy đã dẫn đến chủ quan, xem nhẹ công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng trong một số cán bộ, đảng viên .

Tính chiến đấu, hiệu quả trong tự phê bình và phê bình trong đội ngũ cán bộ, đảng viên giảm sút. Tự phê bình và phê bình là vấn đề có tính nguyên tắc, là chế độ thường xuyên trong sinh hoạt của Đảng ta, là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng, là công cụ sắc bén để giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên nâng cao đạo đức cách mạng và củng cố khối đại đoàn kết trong Đảng, trong cơ quan, tổ chức và đơn vị. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xem trọng nguyên tắc tự phê bình và phê bình, đối với người cán bộ, đảng viên thì đây là việc làm cần thiết và thường xuyên để giữ gìn, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức cách mạng của mình. Tuy nhiên, hiện nay trong bộ phận đội ngũ cán bộ, đảng viên của đất nước nói chung và cán bộ, đảng viên huyện Ứng Hoà nói riêng thì tính chiến đấu, hiệu quả trong việc tự phê bình và phê bình giảm sút. Hầu

hết các vụ việc tiêu cực, sai trái của cán bộ, đảng viên đều do cơ quan, cấp uỷ cấp trên, do uỷ ban kiểm tra, do quần chúng hoặc công luận phát hiện, tố giác. Khi sự việc bị phanh phui thì sự phê phán trong nội bộ cũng chưa thật nghiêm túc, thẳng thắn, có xu hướng che giấu hoặc chỉ được xử lý nội bộ. Thực tế là, cán bộ, đảng viên chỉ nhận khuyết điểm khi không thể chối bỏ được, chỉ chịu xử lý khi bằng chứng vi phạm rõ ràng. Ngoài việc đổ lỗi cho khách quan, nhiều nơi còn dùng “trách nhiệm tập thể” để che đỡ cho cá nhân sai phạm.

Tự phê bình và phê bình hầu như không còn được cán bộ, đảng viên thực hành thường xuyên, đúng với yêu cầu và ý nghĩa của nó. Tự phê bình không thật thành khẩn, nhất là cán bộ, đảng viên có sai pham. Phê bình không thẳng thắn nhất là đối với cán bộ, đảng viên có chức, có quyền, là cán bộ lãnh đạo cấp trên. Nơi phê bình gay gắt thì lại do động cơ cá nhân, bè cánh, không mang tính xây dựng.

Nguyên nhân của những hạn chế

Những khuyết điểm, hạn chế nêu trên có nguyên nhân khách quan do những yếu tố tác động trực tiếp từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, do còn khoảng trống trong cơ chế, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, do năng lực quản lý, lãnh đạo của Đảng ủy huyện về công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên chưa sát sao, thiếu đầu tư; do trình độ, chuyên môn của cán bộ làm công tác giáo dục còn hạn chế… song chủ yếu là nguyên nhân chủ quan từ cá nhân mỗi cán bộ, đảng viên của huyện. Đó là do bản thân chưa cố gắng học tập để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc; chưa cố gắng vượt khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ; ý thức trách nhiệm, sự tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu vươn lên trong điều kiện mới của nhiều đảng viên còn thấp.

Trong cuộc chiến đấu chống lại tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, những cám dỗ vật chất và quyền lực, không ít cán bộ, đảng viên của đất nước,

trong đó có cán bộ, đảng viên huyện Ứng Hòa đã giảm sút ý chí chiến đấu, phai nhạt lý tưởng, mất dần dũng khí, rơi vào sai phạm với mức độ khác nhau. Phải nói rằng, đây là nguyên nhân sâu xa và quyết định nhất làm cho công tác giáo dục đạo đức cách mạng của Đảng và Nhà nước chưa đạt được hiệu quả. Cùng môi trường sống và công tác, đa số cán bộ, đảng viên vẫn giữ được phẩm chất đạo đức cách mạng nhờ tích cực tu dưỡng, rèn luyện, nên không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh. Nếu đảng viên không tự giác tu dưỡng, rèn luyện thì dù các tổ chức đảng, ban, ngành có tích cực giáo dục, quản lý đến mấy, dù có cơ chế, chính sách và luật pháp có chặt chẽ đến mấy, những đảng viên có động cơ cá nhân vẫn có thể vi phạm dưới nhiều hình thức khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên huyện Ứng Hòa – Hà Nội hiện nay (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)