Không ngừng chuẩn bị về thực lực quân sự, tăng cường hoạt động khống chế, kiểm sốt ở Biển Đơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trung quốc trong vấn đề tranh chấp biển đông dưới góc độ luật pháp quốc tế (Trang 50 - 58)

động khống chế, kiểm sốt ở Biển Đơng

- Để đạt đƣợc ý đồ “độc chiếm” toàn bộ Biển Đông, ngay từ giữa những năm 1970, là quốc gia có u sách lớn nhất đối với Biển Đơng, Trung

Quốc đã thể hiện thiên hƣớng sử dụng ngoại giao cƣỡng ép đối với các quốc gia yêu sách khác, không những thế Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế, sử dụng cả vũ lực thực sự để theo đuổi u sách lãnh thổ của mình. Trong đó, bằng chiến dịch quân sự năm 1974, Trung Quốc đã tiến đánh và chiếm giữ trái phép các đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tháng 3/1988, một lần nữa Trung Quốc lại dùng vũ lực tấn công Quân đội nhân dân Việt Nam chiếm 6 đảo của Việt Nam tại quần đảo Trƣờng Sa. Việc Trung Quốc ban hành luật lãnh hải yêu sách phần lớn ở Biển Đông vào năm 1992 và Manila phát hiện các cơng trình qn sự của Trung Quốc trên đảo Vành Khăn năm 1995 đã dấy lên cuộc chiến ngoại giao nghiêm trọng giữa Philippines và Trung Quốc vào giữa thập kỷ 90. Trong những năm gần đây, tranh chấp Biển Đông lại bùng phát với những diễn biến ngày càng phức tạp khi Trung Quốc có lập trƣờng kiên quyết hơn và bắt đầu thực hiện các yêu sách “tài phán” ở Biển Đông bằng việc không ngừng chuẩn bị về thực lực quân sự, mở rộng tầm hoạt động của quân đội và tăng cƣờng các hoạt động khống chế, kiểm sốt Biển Đơng.

- Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc vào năm 1990 là 6,06 tỷ đôla và ngân sách vào năm 2009 là 70,30 tỷ đôla, nhƣ vậy Trung Quốc đã tăng gấp 11,6 lần ngân sách dành cho quốc phòng trong vòng 20 năm; theo Sách Trắng Quốc phòng Trung Quốc năm 2011 ngân sách quốc phòng là 91,5 tỷ USD (tăng 12,7% so với năm 2010) [16, tr398]. Trong đó, Trung Quốc rất chú trọng và đầu tƣ rất lớn vào hiện đại hóa hải qn và khơng qn, nhất là hạm đội Nam Hải theo hƣớng nâng cao khả năng phịng thủ và tấn cơng trên biển. Cùng với việc xây dựng căn cứ tàu ngầm ở cảng Tam Á tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã xây dựng sân bay quân sự trên đảo Vĩnh Hƣng quần đảo Hồng Sa và đang có kế hoạch xây dựng 2 đảo nhân tạo ở đảo Trƣờng Sa với khối lƣợng đất đá khoảng 60 triệu m3 tƣơng đƣơng 120 triệu tấn vận chuyển từ đất liền ra. Hải đảo nhân tạo này sẽ là căn cứ hải quân và không quân lớn nhất của Trung

Quốc ở quần đảo Trƣờng Sa phục vụ hậu cần tác chiến của quân đội Trung Quốc ở Biển Đông. Đồng thời, Trung Quốc tiếp tục củng cố các căn cứ quân sự trên các đảo đang chiếm đóng (Phú Lâm, Subi, Gaven, Vành Khăn, Gạcma, Chữ thập…); đầu tƣ trang bị hiện đại cho các lực lƣợng chức năng biển nhằm nâng cao năng lực tuần tra, kiểm soát, răn đe, uy hiếp các bên liên quan khác.

- Theo quan điểm của Trung Quốc thì sự hiện diện của hải quân Mỹ ở khu vực Tây Thái Bình Dƣơng sẽ ngăn cản sự tái thống nhất của Đài Loan với Đại lục và khuyến khích các nƣớc ASEAN ở Biển Đơng chống đối Trung Quốc. Vì lý do này nên Trung Quốc cần phải khẩn trƣơng phát triển khả năng ngăn chặn hải quân Mỹ hỗ trợ Đài Loan khi có xung đột và ngăn chặn việc Mỹ hỗ trợ các quốc gia ASEAN có yêu sách đối với vấn đề Biển Đông. Các năng lực hải quân mới đã đƣợc sử dụng cho mục đích này. Trung Quốc phát triển năng lực tàu ngầm của mình và đã huy động 12 chiếc Kilo của Nga, 2 chiếc SSN tấn công hạt nhân hạng Shang, 10 tàu ngầm điện diesel hạng Dong để thay thế các hạng Romeo và Ming đã quá cũ ký; 2 chiếc tàu ngầm điện diesel hạng Yuan mới nhất đã đƣợc hoàn thiện. Đáng lo ngại nhất cho hải quân Mỹ là việc Trung Quốc đã huy động DF – 21D, vốn đƣợc mô tả là loại tên lửa đạn đạo chống tàu (ASBM) và có khả năng tấn cơng các tàu chở máy bay và các tàu mặt bằng lớn hơn của Mỹ. Đô đốc Cinpac Robert F. Willard đã phát biểu với tờ Asahi Shinbun rằng, kết hợp với những chiếc tàu ngầm của Trung Quốc, loại tên lửa này có thể tạo ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với hải qn Mỹ, và thậm chí có thể “vơ hiệu hóa” sức mạnh qn sự của Mỹ. Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng loại tên lửa này, với khả năng định vị địa lý và theo dấu mục tiêu một cách có hiệu quả, nó có thể mang lại rủi ro cho tàu hải quân Mỹ trong phạm vị 1.500-2.100 km của nó.

- Bên cạnh đó, Trung Quốc thành lập ba chi đội Hải Giám Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa để hoạt động tuần tra kiểm sốt khu vực 3 quần đảo Hồng Sa, Trƣờng Sa và Trung Sa; đầu tƣ mạnh cho các lực lƣợng chấp pháp trên biển, bổ sung tàu cho Tổng đội Hải giám Nam Hải, có kế hoạch mua thêm 36 tàu tuần tra trong 5 năm tới và tuyển thêm hơn 1000 nhân viên ngay trong năm 2011 để tăng cƣờng cho Phân cục Ngƣ chính Nam Hải; tăng cƣờng tổ chức tập trận ở Biển Đông nhƣ tại bán đảo Lôi Châu (10-17/7/2011); đƣa nhiều lƣợt máy bay trực thăng, tiêm kích hoạt động do thám tại khu vực đảo Bạch Long Vĩ, có lúc chỉ cách phía Đơng “Đƣờng phân Vịnh Bắc Bộ” 10 km, tiếp nhận tàu sân bay đầu tiên (Liêu Ninh). Chỉ riêng tháng 5/2011, phát hiện có 399 lƣợt tàu quân sự hoạt động tuần tiễu và tổ chức các đợt huấn luyện tại các căn cứ ven biển và khu vực quần đảo Hoàng Sa; 338 lƣợt máy bay các loại tiến hành trinh sát và hoạt động huấn luyện chiến thuật từ Du Lâm, Lạc Đông đến cách Đông Bắc Đà Nẵng từ 150-200 km; 3.350 lần/chiếc tàu cá hoạt động đánh cá tại khu vực Vịnh Bắc Bộ.

- Giá trị chiến lƣợc của Biển Đông đã khiến cho Trung Quốc ngày càng kiên quyết để đảm bảo quyền kiểm soát trên khu vực. Với việc liên tục tăng cƣờng các hoạt động kiểm soát, khống chế trong phạm vi “đƣờng lƣỡi bò”, trong suốt nửa đầu năm 2011, Trung Quốc bắt đầu mơ hình áp đặt một cách hung hăng các yêu sách chủ quyền ở Biển Đông bằng việc nhằm vào các hoạt động thƣơng mại của các tàu thăm dị dầu khí ở các vùng biển yêu sách của Philippines và Việt Nam. Các hành động của Trung Quốc không chỉ dấy lên căng thẳng khu vực và cịn kích động Philippines liên tục đƣa ra các phản đối ngoại giao, tăng ngân sách quốc phòng, vận động các quốc gia trong khu vực, nhằm tranh thủ sự ủng hộ về chính trị và quan hệ gần gũi hợn với Mỹ. Việt Nam đã phản ứng bằng một loạt các tuyên bố thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền quốc gia, đẩy mạnh chƣơng trình hiện đại hóa qn đội, thúc đẩy hợp

tác quân sự với một số nƣớc. Theo Bộ Ngoại giao Philippines (DFA), các tàu và máy bay Trung Quốc đã xâm phạm vào các vùng biển và vùng trời mà Philippines yêu sách khơng ít hơn 6 lần (và có thể 9 hoặc nhiều hơn). Các vụ việc nghiêm trọng nhất bao gồm vụ bắn đạn thật của một tàu khu trục tên lửa điều khiển của PLAN nhằm đe dọa tàu cá Philippines, sự đe dọa của tàu Trung Quốc nhằm chặn một tàu khảo sát của Philippines buộc tàu này phải ngừng các hoạt động khảo sát ở vùng biển bãi Cỏ Rong, và việc thả các vật liệu xây dựng rõ ràng vi phạm DOC 2002.

Đặc biệt trầm trọng, Trung Quốc ngang ngƣợc cho tàu Hải giám và tàu quân sự đội lốt tàu đánh cá phá hoại thiết bị của tàu thăm dò, khảo sát của Việt Nam: Ngày 26/5/2011, khi tàu Bình Minh 02 của Tập đồn dầu khí Việt Nam khảo sát đại chấn 2D đang hoạt động ở lơ dầu khí 148 cách phía Đơng Cam Ranh khoảng 90 hải lý thì 3 tàu Hải giám Trung Quốc đã xơng vào cắt đứt đoạn cáp thu nổ địa chấn dài khoảng 7 km bất chấp tàu bảo vệ của hải quân ta đang đi theo bảo vệ tàu khảo sát. Tiếp đó, ngày 9/6/2011, ở ngoài khơi Vũng Tàu tại lô 136/03 (trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam), tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 6226 đã bất chấp tín hiệu cảnh báo của tàu Việt Nam, cố tình lao vào phá cáp tàu Viking II (Tàu khảo sát địa chấn 3D đƣợc Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam thuê khảo sát đại chấn) khi đang thăm dò địa chấn. Gần đây nhất, ngày 30/11/2012, trong khi tàu Bình Minh 02 của Việt Nam đang tiến hành thăm dò địa chấn bình thƣờng trong vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa của Việt Nam (tại tọa độ17026,2‟ vĩ tuyến Bắc, 1080 02‟ kinh tuyến Đông, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam, chỉ cách đảo Cồn Cỏ (Việt Nam) khoảng 43 hải lý) đã bị 2 tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 16025 và 16028 cố tình cản trở và gây đứt cáp, bất chấp các lực lƣợng chức năng của Việt Nam phát tín hiệu cảnh báo. Những sự kiện trên đây cùng với nhiều sự

kiện nghiêm trọng khác do phía Trung Quốc chủ ý gây ra là những bƣớc đi có tính tốn, có hệ thống nhằm phức tạp hóa vấn đề Biển Đơng để phục vụ mƣu đồ của họ, nhằm đạt đƣợc cái mà họ gọi là “lợi ích cốt lõi” ở Biển Đơng; một lần nữa khẳng định mƣu toan của Trung Quốc biến cái không thể thành cái có thể, biến các khu vực không tranh chấp của các nƣớc thành khu vực tranh chấp để đòi hỏi đƣợc chia phần tài nguyên trên thềm lục địa và đặc quyền kinh tế thông qua công thức “gác tranh chấp, cùng khai thác”.

2.2.2 Tăng cường tiến hành các hoạt động củng cố sơ sở pháp lý - Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động pháp lý nhằm củng cố yêu sách chủ quyền trên hai quần đảo. Các văn bản pháp luật và bản đồ quan trọng biện minh cho yêu sách của Trung Quốc gồm Nghị quyết Đại hội đại biểu nhân dân tồn quốc khóa VII của nƣớc Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa ngày 13/4/1988 thành lập tỉnh Hải Nam bao gồm các đảo và bãi đá ngầm và vùng biển thuộc hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa; Luật lãnh hải và vùng biển tiếp giáp ngày 2/2/1992; Luật về vùng kinh tế và thềm lục địa của nƣớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày 26/6/1998; Luật quản lý và sử dụng các vùng biển của nƣớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày 2/10/2001; Quy hoạch chức năng các vùng biển toàn quốc tháng 12/2002; Quy hoạch về quản lý và bảo vệ và sử dụng các đảo khơng có ngƣời ở tháng 7/2003; Quy hoạch về quản lý sản xuất nghề cá “Nam Sa” năm 2004; ngày 1/3/2008, Cục Hải dƣơng Trung Quốc công bố “Cƣơng yếu quy hoạch phát triển sự nghiệp hải dƣơng quốc gia từ năm 2008-2020” với mục tiêu xây dựng chiến lƣợc vùng kinh tế biển để phát triển; năm 2008, Trung Quốc cũng ban hành quy chế cho phép sử dụng các đảo không ngƣời ở. Hầu hết các văn bản này bảo lƣu quyền của Trung Quốc sử dụng vũ lực để giành lại các đảo bị “nƣớc ngồi chiếm đóng”.

Đáng chú ý, ngày 15/6/1996, Trung Quốc phê chuẩn Công ƣớc của Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982 và ban hành về “Quy định hệ thống đƣờng cơ sở” để tính chiều rộng lãnh hải, bao gồm các quần đảo Hoàng Sa. Theo Tuyên bố, đƣờng cơ sở của Trung Quốc gồm ba loại: (1) Đƣờng cơ sở gồm lãnh hải tiếp giáp với lục địa Trung Quốc gồm 49 điểm, bắt đầu từ mũi nam bán đảo Sơn Đông (Shandonggaojiao-370

24.0N;1220 42.3E) tới bãi đã Tuấn Bích (Junbijiao-19021.1N;108 38.6E) ở phía Tây bán đảo Hải Nam; (2) Đƣờng cơ sở tiếp giáp với quần đảo Hồng Sa gồm 28 điểm nối liền các điểm nhơ ra nhất các đảo, đá, bãi nửa nổi nửa chìm thuộc quần đảo; (3) Các đƣờng cơ sở còn lại của lãnh hải nƣớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mà theo Tuyên bố sẽ đƣợc thông báo vào một khoảng thời gian khác.

Với Tuyên bố đƣờng cơ sở này Bắc Kinh đã đơn phƣơng mở rộng lãnh hải Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa đã vi phạm hai nguyên tắc cơ bản: đó là sự vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam và cũng là sự vi phạm các quy định của Luật biển quốc tế về vạch đƣờng cơ sở. Việc Trung Quốc phê chuẩn Công ƣớc của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, đồng thời ra tuyên bố về đƣờng cơ sở lãnh hải cho thấy mâu thuẫn ngay trong bản thân lập trƣờng và hành động của nƣớc này. Việc gia nhập Công ƣớc và quy định đƣờng cơ sở một mặt gián tiếp từ yêu sách bác bỏ vô lý của Trung Quốc đối với cái gọi là “ Vùng nƣớc tiếp giáp với Tây Sa, Nam Sa lãnh hải Trung Quốc” hoặc đối với “vùng nƣớc lịch sử Trung Quốc” trong Biển Đông nhƣ một vài học giả Trung Quốc đề xƣớng, đƣợc coi nhƣ hàm ý chỉ vùng biển nằm trong phạm vi đƣờng “lƣỡi bò” 9 đoạn đƣờng trên bản đồ Trung Quốc từ cuối những năm 1940 trở lại đây, mặt khác lại là một cố gắng tìm ra một cơ sở pháp lý quốc tế mới, hết sức phi lý, để hịng tìm cách duy trì một u sách biển trên thực tế là nhƣ cũ trong Biển Đông.

- Tháng 3/2010, sau khi “Luật bảo vệ hải đảo” có hiệu lực, Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động “dân sự” ở khu vực tranh chấp, nhƣ củng cố các cơ sở dân sự trên các đảo Trung Quốc chiếm đóng ở Hồng Sa, Trƣờng Sa; cắm cờ Trung Quốc ở độ sâu 3.700m ở Biển Đông; phủ sóng điện thoại di động ở Trƣờng Sa; mở nhiều tour du lịch đến Hoàng Sa; tiến hành khảo cổ, khảo sát khoa học ở khu vực Hoàng Sa và Trƣờng Sa, xây dựng kế hoạch triển khai việc khai thác sử dụng đảo không ngƣời. Xác định Biển Đông là khu vực trọng điểm trong chiến lƣợc dầu khí hải dƣơng của Trung Quốc trong việc triển khai “Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 12”. Đẩy mạnh việc thực hiện “Chiến lƣợc biển”, ban hành “Cƣơng yếu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Nam 5 năm lần thứ 12”, trong đó xác định đẩy mạnh xây dựng quy hoạch khai thác quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa.

Kỳ họp “Lƣỡng hội” của Trung Quốc (tháng 3/2011) tập trung bàn và có nhiều ý kiến yêu cầu Chính phủ cần tăng cƣờng hoạt động trên thực địa, duy trì cả 5 hiện diện chính trị, luật pháp, quốc phịng, dƣ luận và kinh tế. Để củng cố cơ sở pháp lý phục vụ ý đồ của Trung Quốc ở Biển Đông, Trung Quốc bất chấp sự phản đối của Việt Nam và dƣ luận quốc tế, thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” (tháng 6/2012), tiếp đó thiết lập “Cơ quan chỉ huy quân sự”, tổ chức bầu cử đại biểu Đại hội đại biểu lần thứ nhất của cái gọi là “thành phố Tam Sa” này, ngày 23/11/2012 Trung Quốc cho xuất bản bản đồ “Tam Sa”, phạm vi bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam; ngày 27/11/2012, tỉnh Hải Nam Trung Quốc thông qua bản sửa đổi “Điều lệ quản lý trị an biên phòng ven biển tỉnh Hải Nam”, trong đó tiếp tục đã đƣa 2 quần đảo Hồng Sa và Trƣờng Sa vào phạm vi áp dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trung quốc trong vấn đề tranh chấp biển đông dưới góc độ luật pháp quốc tế (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)