Dự báo tình hình Biển Đơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trung quốc trong vấn đề tranh chấp biển đông dưới góc độ luật pháp quốc tế (Trang 65 - 66)

- Bắc Kinh đã lợi dụng tất cả các cơ hội để có thể giành đƣợc sự công nhận trên thực tế chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo Trung

3.1 Dự báo tình hình Biển Đơng

Cộng đồng khu vực và thế giới sẽ ngày càng quan tâm nhiều hơn tới Biển Đông bởi ý nghĩa quan trọng của vùng biển này đối với hịa bình, ổn định và phát triển, không chỉ của khu vực Đơng Á, mà của tồn Châu Á - Thái Bình Dƣơng. Ngay từ đầu, đây là cuộc tranh chấp về quyền tài phán trên biển và khu vực này cũng là tuyến hàng hải lƣu thông quan trọng, đóng vai trị là đƣờng giao thơng huyết mạch đối với thƣơng mại toàn cầu, việc đảm bảo an toàn cho các tuyến đƣờng biển trở thành mối quan tâm của các nƣớc. Nhân tố quan trọng trong cuộc tranh chấp vẫn là việc tiếp cận với các nguồn tài nguyên trên biển nhƣ nguồn cá, dầu mỏ thơ, khí đốt tự nhiên và khống sản đáy biển. Nhu cầu an ninh năng lƣợng ngày càng trở thành nhân tố nổi bật trong thời kỳ nhu cầu tài nguyên ngày càng gia tăng mà tài nguyên lại khan hiếm. Việc đạt đến thỏa hiệp ngày càng khó khăn, nhất là khi Trung Quốc đƣa ra yêu sách chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông. Và điều quan trọng là, tranh chấp Biển Đông cũng đƣợc xếp vào cuộc cạnh tranh địa chiến lƣợc giữa Trung Quốc và Mỹ.

Trong tƣơng lai, trƣớc tình hình thế giới và khu vực có nhiều phức tạp, khó lƣờng, tình hình Biển Đơng sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, xu hƣớng “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đơng sẽ tiếp tục đƣợc duy trì và thúc đẩy. Biển Đơng vẫn tiềm ẩn những bất ổn và nếu khơng có sự kiềm chế của các bên liên quan, sự tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và những nỗ

lực có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế thì xung đột có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Mỹ và một số nƣớc lớn sẽ tiếp tục quan tâm, theo dõi và can dự vào vấn đề Biển Đơng, tuy nhiên vì lợi ích mỗi bên khác nhau mà sự can dự, phản ứng của mỗi nƣớc cũng sẽ khác nhau. Mục tiêu chiến lƣợc “độc chiếm” Biển Đông của Trung Quốc là không đổi. Trung Quốc sẽ tận dụng vị thế nƣớc lớn, sức mạnh kinh tế, quân sự, tăng cƣờng hoạt động trên thực địa và gây sức ép với các bên liên quan tranh chấp. Các nƣớc Philippines, Malaysia, Indonesia, Việt Nam tiếp tục bày tỏ quan ngại trƣớc các hành động của Trung Quốc. Đài Loan mong muốn trở thành một bên tranh chấp ở Biển Đông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trung quốc trong vấn đề tranh chấp biển đông dưới góc độ luật pháp quốc tế (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)