- Bắc Kinh đã lợi dụng tất cả các cơ hội để có thể giành đƣợc sự công nhận trên thực tế chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo Trung
2.2.4 Tăng cường hoạt động ngoại giao trong vấn đề Biển Đông
- Trung Quốc thúc đẩy quan hệ với các nƣớc có vai trị nhất định trong việc xử lý lợi ích liên quan vấn đề Biển Đông nhƣ Mỹ, EU, các nƣớc ASEAN với âm mƣu, ý đồ hạn chế sự can thiệp của Mỹ và các nƣớc lớn; tranh thủ, lôi kéo, chia rẽ các nƣớc ASEAN, nhất là các nƣớc Camphuchia và Lào; lôi kéo Đài Loan hợp tác trong vấn đề Biển Đông để tạo sức mạnh ở Biển Đông thực hiện ý đồ của mình; đồng thời gia tăng sức ép với Việt Nam trong vấn đề Biển Đông.
Từ cuối năm 2010 đến nay, Trung Quốc đã cử nhiều đồn lãnh đạo cấp cao thăm chính thức các nƣớc nhằm thúc đẩy hợp tác cũng nhƣ tranh thủ vận động ủng hộ lập trƣờng của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đơng. Trong đó, tháng 1/2011 Phó Thủ tƣớng Trung Quốc Lý Khắc Cƣờng thăm chính thức 3 nƣớc châu Âu (Tây Ban Nha, Đức và Anh). Trong chuyến đi này, Tập đồn dầu khí BP của Anh và Tổng cơng ty dầu khí ngồi khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã ký thỏa thuận hợp tác thăm dò dầu khí ở Biển Đơng. Tháng 4/2011, Thủ tƣớng Trung Quốc Ơn Gia Bảo chính thức thăm 2 nƣớc Malaysia và Indonesia, đƣa ra vấn đề giải quyết tranh chấp vấn đề Biển Đông cần thông qua đàm phán song phƣơng; Trung Quốc phản đối việc đƣa vấn đề tranh chấp “song phƣơng” ra trao đổi đa phƣơng vì điều này làm phức tạp tình hình; ủng hộ các bên có tranh chấp ở Biển Đông tiến hành hợp tác, khai thác chung tại các khu vực có tranh chấp; Trung Quốc không tán thành việc tuyên truyền quá mức về tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Tháng 5/2011, Bộ trƣởng Quốc phịng Trung Quốc Lƣơng Quang Liệt thăm chính thức 2 nƣớc Philippines và Indonesia để bàn về vấn đề Biển Đông. Kết quả, với Philippines, hai bên đã nhất trí duy trì hịa bình, ổn định ở Biển Đông, tránh những hành động đơn phƣơng tại quần đảo Trƣờng Sa; với Indonesia, hai bên bàn về hợp tác trên biển, trong đó có hợp tác hải quân hai nƣớc, ký thỏa thuận hợp tác nghiên cứu về biển và môi trƣờng biển.
- Trung Quốc ngăn cản Mỹ can dự vào vấn đề Biển Đông, nhƣng đồng thời tăng cƣờng, tranh thủ, quan hệ với Mỹ thông qua việc tiếp xúc giữa các lãnh đạo cấp cao giữa hai bên, cử nhiều đoàn quân sự đến Mỹ. Trong cuộc đối thoại Trung - Mỹ về các vấn đề ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng lần đầu tiên tổ chức tại Hawaii (6/2011), Trung Quốc nêu rõ yêu sách “đƣờng lƣỡi bò” đƣợc Trung Quốc đƣa ra trƣớc khi Công ƣớc Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 ra đời, do đó Luật biển năm 1982 khơng có giá trị điều chỉnh
đối với yêu sách này; mặt khác việc Trung Quốc đƣa ra giải pháp “gác tranh chấp, cùng khai thác” đã thể hiện “thiện chí” của Trung Quốc; đề nghị phía Mỹ khơng nên can dự vào Biển Đông; Trung Quốc kịch liệt phản đối “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đơng và chỉ giải quyết song phƣơng với từng nƣớc có tuyên bố chủ quyền tại đây.
- Với Việt Nam, Trung Quốc liên tục giao thiệp ngoại giao với thái độ nƣớc lớn để ép Việt Nam đàm phán thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển theo hƣớng có lợi cho Trung Quốc, trong đó phía Trung Quốc kiên quyết không chấp nhận đƣa quần đảo Hoàng Sa vào nội dung đàm phán, cho rằng Hoàng Sa thuộc Trung Quốc là “không bàn cãi”, Việt Nam khơng có tranh chấp ở quần đảo Hồng Sa. Trung Quốc cho rằng, “đƣờng lƣỡi bị” là “hợp tình, hợp lý và hợp pháp” và sẽ “không từ bỏ”. Khi trao đổi với Việt Nam, Trung Quốc luôn đề nghị giải quyết vấn đề Biển Đông phải tuân thủ nguyên tắc: Xuất phát từ đại cục quan hệ hai nƣớc; đối thoại, không đối kháng; trao đổi “nội bộ”, không cơng khai bất đồng; kiên trì đàm phán song phƣơng, khơng để thế lực bên ngồi can thiệp; thúc đẩy hợp tác cùng khai thác, không áp dụng hành động đơn phƣơng và coi đây là phƣơng thức duy nhất để giải quyết tranh chấp.