- Bắc Kinh đã lợi dụng tất cả các cơ hội để có thể giành đƣợc sự công nhận trên thực tế chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo Trung
3.2.3 Trung Quốc và Mỹ có thỏa thuận ở Biển Đơng
Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, quan hệ Trung - Mỹ là quan hệ “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Vấn đề cốt lõi và cơ bản nhất trong quan hệ hai nƣớc, đó là mẫu thuẫn giữa một nƣớc Mỹ muốn duy trì lâu dài vị trí siêu cƣờng duy nhất của mình trên thế giới nhƣng đang bị suy yếu với một nƣớc Trung Quốc - đang có tham vọng trở thành cƣờng quốc số 1 thế giới và đang trỗi dậy mạnh mẽ. Năm 1974, sau khi mặc cả với Mỹ, Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trong tình hình hiện nay và tƣơng lai không xa, khả năng Trung Quốc và Mỹ có thỏa thuận “ngầm” chia sẻ lợi ích của mỗi bên ở Biển Đông?
Việc tàu Impeccable của Mỹ vào đầu năm 2009 đã làm dấy lên một vấn đề nhạy cảm, đó là liệu các hoạt động quân sự của Mỹ ở Biển Đông, dù cho là cơng khai hay là giả định, có đƣợc Trung Quốc cho phép hay khơng. Mặc dù xung đột này khơng có tác động lớn đến quan hệ Trung - Mỹ song triển vọng về những cuộc xung đột lợi ích mới giữa họ trên vùng biển này là khá rõ. Những phỏng đốn đó đã đƣợc củng cố vào đầu năm 2010 khi các nhân vật hàng đầu của Mỹ bày tỏ lo ngại rằng lợi ích của Mỹ ở khu vực Biển Đơng có thể bị Trung Quốc đe dọa. Trong số những nguyên nhân đó, có hai lý do cần đƣợc nhấn mạnh. Đầu tiên là việc hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc đang phát triển nhanh hơn dự đoán ban đầu của Washington. Thứ hai là làn sóng
chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ của Trung Quốc sẽ dẫn đến một chính sách biển đảo quyết đoán hơn nữa của Bắc Kinh. Nhƣ vậy, những lời chỉ trích gay gắt của Mỹ đối với Trung Quốc là dấu hiệu rõ ràng cho thấy tầm quan trọng lớn lao mà Washington đã gắn cho khu vực này. Điều này đƣợc thể hiện rõ ngay tại phiên họp của ARF tại Hà Nội mùa hè năm 2010 và các hội nghị sau đó. Ngoại trƣởng Mỹ đã nhấn mạnh rằng Mỹ sẵn sàng hành động nhƣ một ngƣời trung gian giữa các bên tranh chấp; và nhấn mạnh sự cần thiết phải phân biệt tính hợp pháp của các yêu sách đối với các đảo và các vùng nƣớc liên quan ở Biển Đông.
Nhƣ vậy, Mỹ đã trở thành ngƣời chơi “thực tế” trong ván cờ Biển Đông. Trong tƣơng lai gần, rất có thể ảnh hƣởng của nƣớc này đối với diễn biến tình hình ở đây sẽ càng gia tăng. Bởi vì Chính quyền Obama sẽ phải thể hiện tính liên tục trong những tun bố chính sách hiện tại và trƣớc đó của mình, cụ thể là “quay trở lại” và “củng cố sự lãnh đạo của Mỹ”. Có nhiều ƣu tiên để thúc đẩy Washington hành động. Một số đó là nhằm thay đổi ấn tƣợng rằng Mỹ đang mất dần ảnh hƣởng ở Đông Nam Á hay thậm chí là “nhƣờng” khu vực này cho Trung Quốc. Một nhiệm vụ nữa là đƣa ra những bảo đảm mạnh mẽ với các đồng minh ở Đơng Bắc Á rằng vai trị của Mỹ đang thiết lập luật chơi trong khu vực biển Châu Á – Thái Bình Dƣơng chẳng có gì thay đổi. Nếu Mỹ thỏa thuận với Trung Quốc, Mỹ sẽ gây hại đến cam kết và lợi ích của Mỹ ở Tây Thái Bình Dƣơng, gây hại đến các cam kết với Nhật, Hàn Quốc. Mỹ cũng sẽ mất vị thế của mình ở bán đảo Triều Tiên. Chiến lƣợc của Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dƣơng sẽ bị phân mảnh và Mỹ sẽ chỉ có đƣợc một vị thế ngồi khơi với tầm ảnh hƣởng hết sức hạn chế đối với khu vực. Do đó, việc Trung Quốc và Mỹ có thỏa thuận ở Biển Đơng là khơng loại trừ nhưng ít có khả năng xảy ra .