Trung Quốc thúc đẩy các hoạt động khảo sát, thăm dò dầu khí ở Biển Đơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trung quốc trong vấn đề tranh chấp biển đông dưới góc độ luật pháp quốc tế (Trang 61 - 65)

- Bắc Kinh đã lợi dụng tất cả các cơ hội để có thể giành đƣợc sự công nhận trên thực tế chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo Trung

2.2.5 Trung Quốc thúc đẩy các hoạt động khảo sát, thăm dò dầu khí ở Biển Đơng

ở Biển Đơng

- Trung Quốc tiếp tục điều nhiều giàn khoan, tàu thăm dị dầu khí đến hoạt động ở khu vực Biển Đông. Ngày 4/6/2011, điều giàn khoan “Kantan 3” đến hoạt động ở khu vực chỉ cách Đƣơng phân Vịnh Bắc Bộ 8 hải lý về phía Đơng; điều giàn khoan “Hải dƣơng 941” đến hoạt động ở khu vực Đông Bắc Biển Đông; ngày 5/6/2011, điều giàn khoan “West Aquarious” thuê của nƣớc ngoài đến hoạt động ở khu vực đảo Đá Bắc thuộc quần đảo Hoàng Sa; lần

lƣợt hạ thủy tổ hợp “6 tàu, 5 loại” có tính năng hỗ trợ nhau trong thăm dị, khai thác dầu khí ở biển sâu, thuộc “Hạng mục trang thiết bị, kỹ thuật cơ bản phục vụ thăm dị, khai thác dầu khí ở vùng biển nƣớc sâu” gồm: Giàn khoan bán ngầm nƣớc sâu “Dầu khí Hải dƣơng 981”, tàu khảo sát địa chấn 3D “Dầu khí Hải dƣơng 720”, tàu thăm dị địa chất cơng trình “Dầu khí Hải Dƣơng 708”, tàu lắp đặt đƣờng ống “Dầu khí Hải dƣơng 201”, hai tàu phục vụ “Dầu khí Hải dƣơng 681” và “Dầu khí Hải dƣơng 682”…

- Bên cạnh đó, Trung Quốc tăng cƣờng hợp tác đầu tƣ với các công ty nƣớc ngoài để liên doanh thăm dò, khai thác dầu khí ở Biển Đơng. Ngày 24/5/2011, Tổng cơng ty dầu khí ngồi khơi quốc gia Trung Quốc đã công bố mời thầu các đối tác nƣớc ngoài tham gia liên doanh thăm dị, khai thác 19 lơ dầu khí ở Biển Đơng, bao gồm 12 lơ ở phía Đơng Biển Đơng và 7 lơ ở phía Tây Biển Đông. Đáng chú ý, Lô số 65/24 thuộc bồn địa Quỳnh Đơng Nam, có tổng diện tích 3.080 km2 nằm ngay sát phía trên các đảo Cồn Cát, đảo Nam và đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Từ 13/6-30/7/2011, Cục thăm dò địa chất Trung Quốc hợp tác với Pháp sử dụng tàu thăm dò “tan Bao Hao” tiến hành đo đạc, khảo sát khoa học từ vùng biển phía Tây quần đảo Hồng Sa đến phía Bắc quần đảo Trƣờng Sa. Tổng cơng ty dầu khí ngồi khơi quốc gia Trung Quốc (1/2011) ký thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn dầu khí BP của Anh thăm dị dầu khí ở Bắc Biển Đông. Đặc biệt nghiêm trọng, tháng 6/2012, CNOOC đã thông báo chào thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam và đây hồn tồn khơng phải là vùng tranh chấp, vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.

Hiện nay, tại Biển Đông, Trung Quốc đã tiến hành khảo sát đƣợc 200 cấu tạo địa chất và 180 mỏ dầu khí, chủ yếu là khu vực có độ sâu 500-2000m.

Theo chủ tịch Hội đồng quản trị CNOOC Tống Ân Lan cho biết, trong 5 năm tới, CNOOC sẽ tăng cƣờng khai thác dầu khí ngồi khơi, nhất là khu vực biển sâu. CNOOC dự kiến sẽ đầu tƣ khoảng 30 tỷ NDT (4,8 tỷ USD) trong giai đoạn “Quy hoạch 5 năm lần thứ 12” để xây dựng phịng thí nghiệm nƣớc sâu, đội tàu tác nghiệp biển sâu nhằm phục vụ chiến lƣợc thăm dò và khai thác tài nguyên dầu khí hải dƣơng.

Tiểu kết chƣơng 2

Yêu sách “đƣờng lƣỡi bò” và chủ trƣơng “gác tranh chấp cùng khai thác” là hai yếu tố cấu thành mục tiêu chiến lƣợc “độc chiếm Biển Đơng” của Trung Quốc. Những nghiên cứu về q trình hình thành, mở rộng của “đƣờng lƣỡi bị” trên các bản đồ của Trung Quốc cũng nhƣ những vấn đề nảy sinh liên quan đến đƣờng này từ góc độ luật pháp quốc tế cho thấy yêu sách “đƣờng lƣỡi bò” của Trung Quốc là một yêu sách khơng có giá trị pháp lý quốc tế, không đƣợc các quốc gia ở khu vực và trên thế giới cơng nhận. Thậm chí u sách này cịn bị chỉ trích mạnh mẽ vì tính phi lý và hão huyền của nó.

Chủ trƣơng “gác tranh chấp, cùng khai thác” ở Biển Đông bộ lộ rõ ý đồ của Trung Quốc “bẻ gãy từng chiếc đũa trong bó đũa ASEAN”, vừa tạo đƣợc hình ảnh thiện chí của Trung Quốc vừa thực hiện đƣợc quyền chủ quyền và quyền khai thác tài nguyên dầu khí ở vùng biển và thềm lục địa của các nƣớc Đông Nam Á, vừa ngăn chặn đƣợc xu thế quốc tế hóa vấn đề Biển Đơng. Trong đó, Trung Quốc gây sức ép mạnh nhất với Việt Nam nhằm vƣợt qua “rào cản” lớn nhất với chính sách bành trƣớng của Trung Quốc ở Biển Đông, tiến tới khuất phục các nƣớc Đơng Nam Á liên quan, qua đó sẽ củng cố cơ sở pháp lý và tồn tại thực tế để thực hiện mục tiêu khống chế Biển Đơng khi có đủ sức mạnh.

Thời gian gần đây, nhất là sau khi Mỹ chính thức tuyên bố quay lại khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng, Mỹ có “lợi ích quốc gia” đối với tự do hàng hải và hịa bình giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông, Trung Quốc đã triển khai một loạt các hoạt động ngoại giao, quân sự, tuyên truyền…nhằm khẳng định chủ quyền và chiếm lĩnh thực địa đối với khu vực Biển Đơng, làm cho vấn đề Biển Đơng nóng lên, phức tạp hơn, ảnh hƣởng nhất định đến hịa bình, ổn định khu vực.

Chƣơng 3

DỰ BÁO TÌNH HÌNH VÀ GIẢI PHÁP

BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trung quốc trong vấn đề tranh chấp biển đông dưới góc độ luật pháp quốc tế (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)