Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
2.1. Khái quát về tình hình dạy nghề
2.1.1. Tình hình dạy nghề trong cả nước
Dạy nghề cho NKT là hoạt động trợ giúp NKT, tạo tiền để cơ hội việc làm và góp phần hỗ trợ NKT hòa nhập cộng đồng. Ở nhiều địa phương trên cả nước đã chú trọng vào công tác dạy nghề cho NKT, đưa ra nhiều giải pháp dựa trên các cơ chế chính sách dạy nghề phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của địa phương và NKT. Cả nước ta có 265 cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề cho NKT, trong đó có 55 cơ sở dạy nghề chuyên biệt [36]. Hệ thống quản lý nhà nước về dạy nghề được kiện toàn, đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí đào tạo được miễn giảm. Đối với các cơ sở tư nhân dạy nghề cho NKT nâng cao trình độ tay nghề sẽ được ưu tiên đầu tư, bảo đảm các định mức kinh phí đào tạo. Còn đối với bản thân NKT học nghề được xét cấp học bổng, trợ cấp xã hội, miễn, giảm học phí căn cứ vào mức độ khuyết tật và khả năng suy giảm lao động. Hiện nay cơ sở dạy nghề cho NKT ở nươc ta tăng lên cả về số lượng, quy mô và chất lượng đào tạo. Công tác dạy nghề cho NKT ngày càng thu hút được sự tham gia của khu vực tư nhân, số lượng NKT được học nghề ngày càng nhiều.
Theo báo cáo năm 2013, Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) hỗ trợ 3 tỷ đồng để thí điểm mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho gần 925 NKT tại các tỉnh Bắc Giang, Nam Định, Thanh Hóa và các thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng, với các nghề phù hợp như: Xoa bóp, bấm huyệt, may công nghiệp, mây tre đan, chăn nuôi gia súc, trồng nấm, mộc dân dụng. Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam và các thành viên đã dạy nghề cho 2.900 người khuyết tật, trong đó tạo việc làm cho
1.100 người với tổng kinh phí là 10,3 tỷ đồng. Trung ương Hội đã phối hợp tổ chức xây dựng mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho NKT tại các cơ sở sản xuất kinh doanh với 33 lớp dạy nghề cho 572 học viên ở 23 đơn vị thuộc 16, tỉnh, thành với tổng kinh phí hơn 3 tỷ đồng. Nét nổi bật của chương trình là đã giải quyết được 82% người học nghề có việc làm. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam triển khai dự án “Hỗ trợ hòa nhập kinh tế xã hội và việc làm cho người khuyết tật’’ do Hội Chữ thập đỏ Tây Ban Nha hỗ trợ tại 51 xã của 6 tỉnh, thành phố: Hưng Yên, Hà Nam, Hải Dương, Bình Thuận, Lâm Đồng và Hà Nội. Có gần 800 người khuyết tật được dạy nghề tại 162 cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp. Hội Người mù đã mở được 91 lớp, cho 1.316 hội viên, với tổng kinh phí hơn 4,9 tỷ đồng. Riêng đối với nguồn kinh phí thực hiện dạy nghề thí điểm được Tổng cục Dạy nghề trực tiếp ký hợp đồng với các Trung tâm dạy nghề cho người mù là 4 lớp, đào tạo cho 110 người với kinh phí gần 576 triệu đồng. Trong năm 2013 cả đước đã dạy nghề cho khoảng 80000 NKT từ các chương trình mục tiêu quốc gia dạy nghề và việc làm [37].
Các đề án, hoạt động dạy nghề cho NKT nêu trên đã khẳng định được sự quan tâm của Nhà nước, các tổ chức trong xã hội trong và ngoài nước vào việc hỗ trợ dạy nghề cho NKT ở nước ta hiện nay. Đối tượng học nghề đã dạng các dạng tật từ khuyết tật vận động, khiếm thính, khiếm thị, khuyết tật ngôn ngữ. Các nghề được dạy cũng phù hợp với các dạng tật mà NKT gặp phải. Hoạt động dạy nghề không tập trung vào một hoặc hai tỉnh mà được triển khai sâu rộng trong cả nước tạo được sự công bằng giữa các địa phương. Tuy nhiên hoạt động dạy nghề cho NKT vẫn còn nhiều hạn chế chưa được tháo gỡ. Trong những năm qua công tác dạy nghề cho NKT đã nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nhưng số lượng NKT được học nghề còn ít, chất lượng dạy nghề chưa cao. Giáo viên dạy nghề cho NKT tốt nghiệp trung cấp trở lên, thường xuyên được tập huấn nâng cao nghiệp vụ sư phạm để giảng dạy cho NKT tuy nhiên số lượng giáo viên qua đào tạo chuyên môn còn
ít, đa số đội ngũ giáo viên dạy nghề cho NKT từ các bộ môn khác chuyển sang nên chưa qua lớp đào tạo chính quy do nhà nước mở, họ mới được học các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, các giáo viên tự học hỏi lẫn nhau do vậy họ yếu cả về chuyên môn và nghiệp vụ, dẫn đến việc chuyển tải nội dung chương trình học đến NKT không được trọn vẹn, nhiều khi NKT còn hiểu sai về bài học. Chương trình dạy nghề chưa phù hợp với các đối tượng học trong lớp, vì mức độ nặng nhẹ giữa các dạng tật mà NKT gặp phải là khác nhau với từng người trong một lớp, gây khó khăn cho giáo viên trong việc giảng dạy. Cơ sở vật chất cho hoạt động dạy nghề còn thiếu thốn ở nhiều trung tâm dạy nghề chủ yếu là các trung tâm thuộc vùng nông thôn. Việc dạy nghề cho NKT đã khó, tìm được việc làm cho họ còn khó hơn. Doanh nghiệp không muốn nhận NKT vào làm việc họ sợ làm ảnh hưởng đến năng suất lao động, chất lượng lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Dẫn đến tỷ lệ tìm được việc làm sau đào tạo nghề còn thấp những người có việc làm không ổn định, làm các công việc tạm thời, lao động chân tay, làm việc trong các tổ chức cơ sở mang tính nhân đạo, từ thiện thu nhập của NKT cũng tương đối thấp, không ổn định. Vì vậy, mỗi địa phương trong cả nước cần có chính sách phù hợp để hỗ trợ hoạt động dạy nghề cho NKT đạt hiệu quả cao hơn.
2.1.2 Tình hình dạy nghề cho người khuyết tật huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang tỉnh Bắc Giang
Nghiên cứu tình hình dạy nghề cho NKT tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, thu thập thông tin về sức khỏe, dạng tật, số lượng và chất lượng học nghề, từ đó tìm hiểu những nhu cầu của NKT đặc biệt là nhu cầu học nghề, tìm hiểu những thuận lợi trong học nghề để phát huy và những khó khăn cần giải quyết, khắc phục. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng tác giả đưa ra những mô hình giải pháp để trợ giúp hiệu quả cho NKT. Đồng thời, tác giả nghiên cứu vai trò của NV CTXH đối với NKT và việc thực hiện vai trò đó trong dạy nghề với NKT tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
Huyện Lạng Giang đã và đang nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về hoạt động dạy nghề cho NKT. Theo số liệu của Phòng LĐTB & XH huyện Lạng Giang tình hình dạy nghề cho NKT có sự chuyển biến về số lượng và chất lượng theo từng năm.
Số lƣợng học nghề NKT: Dạy nghề dài hạn (6-8 tháng). Bảng 1 Năm Số lƣợng (Ngƣời) Nghề may, thêu Điện dân dụng, hàn Chăn nuôi, nông nghiệp Nghề khác Tổng 2011 70 28 68 53 219 2012 78 33 71 43 225 2013 85 36 58 54 233
(Số liệu Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Lạng Giang)
Dạy nghề ngắn hạn (1-2 tuần), Bảng 2 Năm Số lƣợng (xã) Nghề thêu, đan. Điện dân dụng, hàn Chăn nuôi, nông nghiệp Nghề khác Tổng 2011 3 0 4 0 7 2012 3 1 2 0 6 2013 2 0 4 2 8
Nguồn số liệu của Hội Chữ thập đỏ huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang năm 2013
Nhìn vào bảng số liệu (Bảng 1) trên thấy số lượng NKT được dạy nghề dài hạn không nhiều so với tổng số NKT sống trên địa bàn huyện. Mỗi năm có khoảng 9,6 % trong số tổng NKT được dạy nghề và đào tạo lại nghề tại các cơ sở dạy nghề cho NKT. Số lượng học nghề được tăng lên hàng năm nhưng không nhiều, tuy nhiên điều này cũng chứng tỏ huyện Lạng Giang
ngày càng có nhiều chính sách quan tâm đến NKT nhiều hơn. Các nghề NKT được đào tạo cũng thay đổi theo hàng năm đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhu cầu của xã hội. NKT đi học nghề dựa trên nhu cầu của bản thân mình, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, nhu cầu thị trường và chính sách từ huyện để mở các lớp.
Đào tạo nghề ngắn hạn do hội chữ thập đỏ phối hợp với các hội khác như hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên để thực hiện. Nhìn vào bảng số liệu (bảng 2) trên thấy NKT được đào tạo ngắn hạn tại xã, nơi NKT sinh sống. Tuy nhiên, số lượng xã có NKT đào tạo ngắn hạn không nhiều, do có nhiều bất cập trong quá trình cán bộ xuống xã đào tạo và số lượng NKT học nghề còn ít nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy và học.
Trong các nghề đã và đang dạy tại huyện thì nghề thêu và nghề may là nghề được dạy nhiều nhất vì tại huyện có các doanh nghiệp may tư nhân vừa và nhỏ hàng năm vẫn tuyển chọn NKT trong huyện vào làm việc. Nghề thêu chữ thập đang được dạy nhiều vì dễ học, có thị trường tiêu thụ, một số cửa hàng đang thu mua tranh để bán cho người dân trong huyện và các huyện khác. Dạy nghề chăn nuôi, nông nghiệp cho NKT chiếm tỷ lệ không nhỏ do huyện Lạng Giang là huyện miền núi, thuận tiện cho việc trồng trọt và chăn nuôi. Dạy nghề nông nghiệp, chăn nuôi cho họ thì họ sẽ áp dụng vào làm việc ngay tại gia đình mình. Nghề điện dân dụng và hàn ít được học do thị trường việc làm ít và khả năng tự làm việc, kinh doanh không cao bằng các nghề khác.
Trong những năm gần đây, huyện Lạng Giang đang tăng cường công tác dạy nghề và đào tạo việc làm cho NKT tổ chức các hình thức tuyên truyền sâu rộng về chế độ học nghề, chế độ dạy nghề, tạo việc làm. Tuyên truyền rộng rãi các chương trình dạy nghề, học nghề, việc làm để họ có thêm thông tin và cơ hội tiếp cận các chính sách. Ngoài ra, tại các xã trong huyện còn biểu dương qua loa vào các buổi chiều những tấm gương NKT vượt lên tự tạo việc làm, làm việc trong các doanh nghiệp, hòa nhập với cộng đồng.
Chất lượng dạy nghề NKT.
Theo báo cáo của Phòng LĐTB & XH huyện cả huyện có khoảng 48 % NKT trong độ tuổi lao động có việc làm, trong đó chủ yếu là việc làm ở khu vực nông nghiệp chiếm khoảng 60 %, còn lại làm việc trong các nhà máy, các tiệm may, các cửa hàng sửa chữa… Điều này đánh giá chất lượng dạy nghề tại huyện chưa cao, chưa ứng dụng được vào trong công việc, nhiều NKT được học nghề nhưng sau khóa đào tạo lại không sử dụng đến do không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Vì vậy, sau khi được đào tạo họ lại quay trở về làm nông nghiệp tại địa phương cùng với gia đình. Một số người học nghề trồng trọt, chăn nuôi sẽ áp dụng được một số kiến thức ít ỏi vào công việc, phần còn lại họ dựa vào gia đình, phụ giúp gia đình và làm việc theo kinh nghiệm của bản thân. Hiện nay tại huyện nghề được đánh giá sử dụng nhiều nhất sau khóa học đào tạo áp là nghề thêu chữ thập. Tuy nghiên, nghề thêu chỉ phù hợp với không có khuyết tật về tay và mắt, phù hợp với phụ nữ. Thu thập của họ với nghề thêu chữ thập không nhiều nhưng so với các nghề khác thì khá ổn định và có công việc để làm ở hiện tại. Họ có thể làm cả các công việc về nông nghiệp, tranh thủ thêu trong thời gian rảnh rỗi. Nghề may cũng nhận được hỗ trợ của cơ sở may tư nhân nhưng số lượng NKT được nhận vào làm việc ít, do không đáp ứng được yêu cầu công việc. Những hạn chế về chất lượng dạy nghề và học nghề cho NKT tồn tại nhiều nguyên nhân, có cả khách quan và chủ quan. Do vậy, cơ quan, các tổ chức và cán bộ làm việc trong lĩnh vực này đều cố gắng sắp xếp cho dạy cho NKT những nghề phù hợp với các dạng tật, tạo mọi điều kiện để họ học tốt nhất, đồng thời giảm thiểu những khó khăn gặp phải trong quá trình học nghề.