Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
3.4. Phát huy vai trò của nhân viên công tác xã hội trong dạy nghề cho
cho ngƣời khuyết tật
NV CTXH là những người làm việc trong các cơ quan nhà nước ở các cấp, ở cộng đồng và trong các cơ sở cung cấp dịch vụ, trong các Trung tâm như cơ sở bảo trợ xã hội, trường giáo dưỡng, hay các tổ chức phi chính phủ. Khi NV CTXH ở những vị trí khác nhau thì vai trò và các hoạt động của họ cũng rất khác nhau, tùy theo chức năng, nhiệm vụ thân chủ mà họ làm việc, tiếp cận theo cách khác nhau.
Theo Điều 3 Thông tư số 07 ngày 24-5-2013 của Bộ LĐTB & XH về tiêu chuẩn nghiệp vụ cộng tác viên CTXH xã, phường, thị trấn quy định như sau:
1. Nhiệm vụ chung: Cộng tác viên CTXH cấp xã thực hiện các nghiệp vụ CTXH theo sự phân công của Chủ tịch UBND cấp xã.
a) Thu thập, tiếp nhận thông tin, yêu cầu trợ giúp của đối tượng trên địa bàn để báo cáo kịp thời với Chủ tịch UBND cấp xã, công chức văn hóa - xã hội cấp xã có hướng giải quyết; sàng lọc, phân loại đối tượng và đề xuất với Chủ tịch UBND cấp xã giới thiệu chuyển tuyến đối tượng đến các cơ sở bảo trợ xã hội, Trung tâm CTXH, cơ sở y tế - phục hồi chức năng, cơ sở giáo dục - đào tạo và các cơ sở khác phù hợp.
b) Theo dõi, đánh giá diễn biến tình trạng sức khỏe, quan hệ gia đình, xã hội và các nhu cầu trợ giúp của đối tượng, đề xuất cấp có thẩm quyền thực hiện hoặc các biện pháp trợ giúp kịp thời, phù hợp, trực tiếp giải quyết, như: tư vấn, tham vấn, trị liệu, hòa giải, giáo dục thuyết phục, ngăn chặn, cách ly.
c) Tham gia triển khai thực hiện các chính sách, chương trình trợ giúp cho đối tượng, nhóm đối tượng trên địa bàn.
d) Kiểm tra, giám sát, rà soát và định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện các chính sách, chương trình trợ giúp xã hội trên địa bàn với Chủ tịch UBND cấp xã.
đ) Tham gia các cuộc điều tra, khảo sát về lao động - người có công và xã hội do cấp trên tổ chức tại địa bàn (nếu có).
e) Tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dân nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp xã hội tại cộng đồng.
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch UBND cấp xã [32].
NKT thuộc nhóm người yếu thế do sự khiếm khuyết cơ thể, các chức năng xã hội của họ có thể bị suy giảm, khả năng tương tác với xã hội cũng bị hạn chế do các dạng tật gây nên. Dạy nghề cho NKT phải được quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, giáo viên. Tại huyện Lạng Giang đã có đội ngũ NV CTXH bán chuyên trách làm việc tại các xã, và các trung tâm dạy nghề. Đội ngũ này có vai trò giúp NKT tiếp cận được các nguồn lực
bên ngoài, phát huy nguồn lực bên trong để họ trở nên mạnh mẽ hơn, có khả năng sống độc lập và tham gia vào các hoạt động lao động, học tập như những người bình thường. NV CTXH cũng cung cấp hỗ trợ tâm lý cho NKT và gia đình của họ, bằng những kiến thức kỹ năng và phương pháp, họ đã trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng NKT phục hồi các chức năng xã hội bị suy giảm. Bên cạnh đó, NV CTXH còn thúc đẩy môi trường xã hội, bao gồm: chính sách, pháp luật, cộng đồng thân thiết để trợ giúp NKT hòa nhập xã hội và thực hiện các chức năng của họ. Đội ngũ này đóng vai trò là người xúc tác, biện hộ để các cá nhân, gia đình NKT được hưởng những chính sách an sinh xã hội dành cho họ. Trên cơ sở đó, giúp NKT nâng cao chức năng của mình. NV CTXH, ngoài việc tham gia giải quyết vấn đề xã hội còn thực hiện các hoạt động như giáo dục phòng ngừa, tập huấn, cung cấp kiến thức cho gia đình, người thân cách chăm sóc NKT để đối tượng nên chủ động, có khả năng tự chăm sóc, như vậy họ sẽ tự tin hơn trong cuộc sống và tránh được những vấn đề khác có thể phát sinh. Đồng thời, họ tư vấn để chính quyền có những chính sách phù hợp nhằm ngăn ngừa sự phát sinh các vấn đề xã hội. Thông qua việc cung cấp các dịch vụ xã hội như: Chăm sóc sức khỏe, cải thiện tình hình kinh tế và việc làm, hạ tầng cơ sở, nước sạch, vệ sinh môi trường, hỗ trợ tâm lý tình cảm. NV CTXH sẽ giúp NKT có cơ hội tiếp cận dịch vụ để giải quyết vấn đề bản thân, phát huy được những khả năng của mình, vượt qua khó khăn vươn lên tự lập trong cuộc sống, trong đó có trợ giúp NKT dạy nghề và tìm việc làm phù hợp với khả năng của bản thân mình. Bằng các hoạt động giáo dục, cung cấp kiến thức, kỹ năng giải quyết vấn đề cho cá nhân, gia đình và cộng đồng NKT, đội ngũ này sẽ cung cấp cơ hội cho NKT được hòa nhập cộng đồng, đây là một biện pháp giúp họ phát triển nhân cách, tăng cường giao lưu và học hỏi xã hội.
“Chúng tôi rất mong muốn được giáo viên hoặc những người có kinh nghiệm, hiểu biết về NKT như tôi tư vấn cho chúng tôi về học nghề gì cho phù
hợp, học nghề nào mà có thể dễ xin việc, học nghề gì mà đem lại được thu nhập. Tôi còn mong muốn có cán bộ xã hội tư vấn cho chúng tôi các kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, các vấn đề gia đình, bạn bè…Vì chúng tôi ít được giao tiếp xã hội nên không có những hiểu biết, kỹ năng để ứng xử.
(pvs, NKT, 40 tuổi) Tuy nhiên vai trò của NV CTXH trong hoạt động dạy nghề còn hết sức mờ nhạt, NV CTXH chưa thể hiện hết vai trò của mình. Vì vậy cần phải phát huy hơn nữa vai trò của NV CTXH trong lĩnh vực dạy nghề cho NKT. Tại các trung tâm dạy nghề nhà nước và tư nhân thì mỗi giáo viên, nhân viên còn thể hiện vai trò là NV CTXH thông qua các hoạt động giảng dạy, giáo viên sẽ dự các lớp học của nhau rồi cùng đưa ra ý kiến nhằm có phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng. Thông qua hoạt động tại lớp học NV CTXH cùng giáo viên không chỉ tổ chức dạy nghề mà còn lồng ghép dạy thêm các kỹ năng mềm khác cho NKT.
Đối với các doanh nghiệp nhận NKT làm việc, thông qua tổ chức công đoàn thành lập một nhóm riêng cho NKT giao lưu, sinh hoạt khi đó NV CTXH ở đây chính là nhân viên công đoàn hoặc người chủ doanh nghiệp, những người yêu thích hoạt động tình nguyện hoặc chính là NKT. Hàng tháng tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể, giao lưu giữa NKT và người không khuyết tật. Tổ chức các ngày lễ trong năm cho họ và người đóng vai trò là NV CTXH phải luôn nhạy bén lắm bắt được tâm lý của NKT để đáp ứng những nhu cầu cần thiết của họ. Doanh nghiệp tạo điều kiện cho những NKT lao động giỏi về các trung tâm dạy nghề chia sẻ kiến thức của mình với giáo viên và động viên NKT đang học nghề.
Đối với Phòng LĐTB & XH huyện tổng hợp ý kiến của nhân viên tại cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp gửi về, từ đó đề ra các chính sách phù hợp giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình dạy nghề. Đồng thời thành lập một phòng tư vấn chung cho giáo viên để hàng tháng, hàng quý họ đến sinh
hoạt, trao đổi rút kinh nghiệm trong giảng dạy và bổ xung những kiến thức mới để về truyền đạt lại với NKT. Phòng LĐTB & XH huyện phối hợp với phòng nông nghiệp, cơ sở trồng rau giống, để cùng nhau chia sẻ giống cây trồng mới, kinh nghiệm chăn nuôi cho giáo viên tại trung tâm dạy nghề cho NKT.
Dạy nghề, hòa nhập xã hội và đem đến các cơ hội cho NKT là điều không thể thiếu, NV CTXH là những người tiên phong hỗ trợ cho NKT trong cộng đồng. Và họ làm việc “với” NKT chứ không làm “cho” NKT. NV CTXH cùng NKT làm việc, thảo luận những ý kiến của họ sẽ mang ý nghĩa nhân văn, giúp họ độc lập trong suy nghĩ hành động, độc lập trong nắm bắt cơ hội việc làm, sinh kế trong cuộc sống. Làm việc cho NKT mang ý nghĩa ban ơn, làm hộ làm thay, sẽ có xu hướng đẩy NKT suy nghĩ tự ti, ỷ lại nhiều hơn vào gia đình, vào người hỗ trợ. Do đó, vấn đề làm việc với NKT, hỗ trợ NKT tại cộng đồng là điều cần thiết.
Tiểu kết chƣơng 3
Tóm lại, dạy nghề cho NKT có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cuộc sống của NKT. Điều này thể hiện được sự quan tâm của Nhà nước ta đối với các đối tượng yếu thế, đây còn là sự chung tay của cả xã hội với NKT. Dạy nghề cho NKT là điều kiện cần để họ bắt tay vào làm việc, tạo thu nhập, tạo niềm vui và cải thiện cuộc sống. Để nâng cao hiệu quả hoạt động dạy nghề cho NKT tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, nghiên cứu đã đưa ra các mô hình và giải pháp phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và đặc điểm NKT. Ngoài ra, nhân viên, giáo viên phụ trách mảng dạy nghề cần có sự vận dụng linh hoạt các giải pháp, mô hình vào từng thời điểm, từng NKT. Nghiên cứu chỉ ra rằng muốn phát huy hoạt động của NV CTXH trong dạy nghề cho NKT cần phải có sự chung tay của tất cả các nhân viên, giáo viên. Ngoài những công việc chính mà họ đảm nhiệm thì họ còn đóng vai trò như một NV CTXH để tạo ra một mạng lưới CTXH trong toàn huyện không chỉ trợ giúp vấn đề học nghề mà còn hỗ trợ các vấn đề khác trong cuộc sống của NKT.
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu của luận văn dựa trên thông tin thu thập được qua thảo luận nhóm NKT, phỏng vấn sâu đại diện doanh nghiệp, giáo viên, cán bộ huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Độ tuổi phỏng vấn NKT từ 18 đến 40 tuổi và đang được học nghề. Thông qua kết quả nghiên cứu có thể kết luận về hoạt động hỗ trợ dạy nghề cho NKT huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang như sau:
Đối tượng dạy nghề tại huyện chủ yếu là NKT vận động, khiếm thính, khiếm thị, và họ đều có khả năng nhận thức được trong quá trình học nghề. Còn lại các đối tượng khác không có khả năng học nghề được giáo viên dạy văn hóa, vệ sinh cá nhân và công việc nhà.
Các nghề đã và đang được triển khai dạy tại huyện đa dạng phù hợp với nhu cầu và các dạng tật. Các nghề đang được đầu tư để dạy là may công nghiệp, thêu, nông nghiệp, chăn nuôi, xoa bóp bấm huyệt. Bên cạnh các nghề được đầu tư cơ sở vật chất để dạy học thì có những nghề chưa được triển khai do nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân chính là nguồn tài chính còn hạn hẹp, cơ sở vật chất thiếu thốn.
Các cơ sở dạy nghề gồm là các trung tâm của Nhà nước và trung tâm tư nhân. Đối với trung tâm nhà nước, đối tượng học nghề đa dạng hơn, đủ các dạng tật, ngoài học nghề ra NKT còn được học văn hóa và NKT là trẻ em dưới 16 tuổi. Tại trung tâm tư nhân khả năng nhận thức của NKT tốt hơn nhiều vì họ đã được tuyển chọn vào để đào tạo và họ là những người có đội tuổi trên 18. Qua kết quả nghiên cứu và báo cáo của Phòng LĐTB & XH huyện Lạng Giang thì cơ sở tư nhân đào tạo nghề tốt hơn cơ sở nhà nước và NKT sau khi học nghề tại các cơ sở này được giới thiệu và tìm được việc làm cũng cao hơn.
Nghề đào tạo tại huyện cũng phù hợp với từng dạng khuyết tật, đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm nhiệt tình với học viên. Tuy nhiên, còn nhiều khó khăn, hạn chế cần được khắc phục trong quá trình dạy nghề như giao tiếp với
NKT khiếm thính và khiếm thị, sức khỏe NKT.... Những mô hình gắn đào tạo nghề với việc làm chưa đạt được hiệu quả cao, đào tạo nghề ngắn hạn còn nhiều yếu kém về khâu tổ chức và triển khai chưa phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu từ thực tiễn.
Cơ sở vật chất cho phục vụ cho hoạt động dạy nghề chưa được chú trọng đầu tư nên hoạt động dạy nghề vẫn thiên về lý thuyết nhiều đặc biệt các nghề trồng trọt và chăn nuôi. Số lượng NKT được dạy nghề hàng năm tương đối nhiều với đủ các hình thức dạy nghề nhưng số lượng NKT tìm được việc làm lại rất ít, thu nhập của họ không cao. Họ sống vẫn nhờ vào trợ cấp xã hội và dựa vào gia đình.
Đánh giá vai trò của NV CTXH trong dạy nghề với NKT. Trong công tác dạy nghề với NKT, NV CTXH đóng vai trò là người tư vấn tâm lý, chương trình dạy học, liên kết huy động nguồn lực từ phía cộng đồng cơ sở đến với hoạt động dạy nghề. Ngoài ra, NV CTXH còn cung cấp kỹ năng, cung cấp thông tin về các cơ sở tuyển dụng việc làm cho NKT kịp thời, chính xác. Tuy nhiên, NV CTXH tại các cơ sở dạy nghề hiện nay chưa có, cả huyện chỉ có một cán bộ phụ trách bên mảng dạy nghề. Vì vậy trong quá trình dạy nghề cho NKT mỗi giáo viên, nhân viên làm việc tại trung tâm đều đóng vai trò như một người NV CTXH. Họ cũng tư vấn cho NKT trong khi chọn nghề, là cầu nối liên kết giữa NKT với lãnh đạo công ty, là người nói lên tiếng nói chung cho NKT. Vì vậy, cần phát huy cao hơn nữa đội ngũ nhân viên này để công tác dạy nghề đạt được hiệu quả cao nhất.
NKT luôn mong muốn được dạy nghề phù phợp với dạng tật và sở thích của mình. Có một công việc ổn định là ước mơ của họ, khi họ có việc làm thu nhập ổn định thì sẽ cải thiện được đời sống cả về vật chất và đời sống tinh thần, gia đình họ cũng không phải sử dụng một khoản tiền để nuôi dưỡng. Song điều quan trong và có ý nghĩa hơn là khi được đào tạo nghề, được bố trí việc làm tại các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ họ sẽ có môi
trường lành mạnh để chia sẻ, thông cảm với nhau, động viên cùng làm việc để có thu nhập giúp họ từng bước phấn đấu, tự lập trong cuộc sống. Môi trường học nghề và sản xuất kinh doanh NKT sẽ có điều kiện thông cảm gần gũi nhau để xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa người với người. Khi học nghề và làm việc tại cơ sở này NKT có điều kiện để tham gia các hoạt động xã hội, được rèn luyện trưởng thành trong xu thế phát triển chung. Xuất phát từ những nhu cầu trên của NKT huyện Lạng Giang cần phát huy hơn nưa các mô hình giải pháp nhằm đem lại kết quả cao trong công tác dạy nghề. Dạy nghề và tạo việc làm cho NKT không chỉ là trách nhiệm của một hoặc hai tổ chức tư nhân, cũng không phải chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng nhà nước mà cần sự chung tay giúp đỡ của toàn cộng đồng để NKT có thể sống và làm việc như những người bình thường, để họ không cảm thấy mình vô dụng, sống dựa vào người khác, để tạo nên một xã hội công bằng, bình đẳng hơn cho tất cả mọi người.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huỳnh Viết Thiên Ân, Nguyễn Thị Thanh Tâm (2012), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
2. Ban điều phối các hoạt động hỗ trợ người tàn tật Việt Nam (2010), Báo cáo năm 2010 về các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật tại Việt Nam, Nxb Lao động- Xã hội, Hà Nội.
3. Báo Lao động và việc làm (2012), “Kinh nghiệm triển khai mô hình dạy