CHƯƠNG 3 : MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 Các phương pháp nghiên cứu
3.3.5 Phương pháp xử lý số liệu
3.3.5.1 Kiểm định hệ số tin cậy của thang đo
Sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha. Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), hệ số Cronbach’s Alpha là hệ số sử dụng phổ biến để đánh giá độ tin cậy của thang đo. Độ tin cậy thường dùng nhất là tính nhất quán nội tại, nói lên mối quan hệ của các biến quan sát trong cùng một thang đo. Để tính Cronbach’s Alpha cho một thang đo thì thang đo phải có tối thiểu là ba biến đo lường. Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến
thiên trong khoảng [0,1] (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Cronbach’s Alpha là công cụ kiểm định thang đo, giúp loại đi những biến quan
sát không đạt yêu cầu, vì sự tồn tại của các biến này trong mô hình có thể tạo ra các biến tiềm ẩn, các yếu tố giả và ảnh hưởng đến các mối quan hệ của mô hình nghiên cứu. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (hiệu chỉnh) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên.
3.3.5.2 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA)
Sau khi độ tin cậy của thang đo đủ tiêu chuẩn thì ta dùng phân tích EFA giúp đánh giá hai giá trị quan trọng cùa thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Trong
phân tích EFA, chúng ta có hai ma trận quan trọng để xem xét khi đánh giá các thang
Tần số Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 134" 44. 7 ’Nữ 16 6 55.3 Độ tuổi Dưới 22 4 0 12 2 Từ 22 đến 35 17 9 59. 7 29
tương quan (factor structure matrix). Các nhóm yếu tố đại diện sau khi phân tích EFA
có thể khác với các nhóm yếu tố trong mô hình lý thuyết ban đầu. Sự phù hợp khi áp dụng phương pháp phân tích EFA được đánh giá qua kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) hoặc KMO (Kaiser - Meyer - Olkin measure of sampling adequacy). Để sử dụng phương pháp EFA trong phân tích nhân tố khám phá, hệ số KMO phải lớn hơn 0.50.
3.3.5.3 Phân tích hồi quy
Để nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách
hàng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông - chi nhánh Thủ Đức, tác giả thực hiện phân tích hồi quy để xá định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm đồng thời kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Mô hình hồi quy có dạng: QUYETDINH = f(Fi,F2,.. .,Fn) trong đó:
Biến phụ thuộc (QD) là quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông Việt Nam chi nhánh Thủ Đức.
F1, F2, .., Fn là biến độc lập, đại diện cho nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông Việt
Nam chi nhánh Thủ Đức có được từ phân tích EFA.
Các kiểm định tự tương quan, đa cộng tuyến, phương sai thay đổi được thực hiện nhằm xác định mô hình thu được tốt nhất. Kiểm định hệ số hồi quy được thực hiện để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trong chương 3 tác giả đã trình bày chi tiết về mô hình và mô tả các biến trong
nghiên cứu. Đồng thời tác giả cũng nêu ra các giả thuyết và dấu kỳ vọng. Chương 3 cũng đã trình bày đầy đủ các phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
30