Triển khai đào tạo nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần ecoba việt nam (Trang 32 - 37)

6. Kết cấu đề tài

1.2. Nội dung công tác đào tạo nhân lực của doanh nghiệp

1.2.3. Triển khai đào tạo nhân lực

Triển khai đào tạo nhân lực thường là bước có nhiều những trục trặc và vướng mắc nhất xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, không loại trừ cả việc do kế hoạch đào tạo được lập ra chưa thật sự khoa học và hợp lý, có tính khả thi. Để có thể tổ chức triển khai được tốt kế hoạch đào tạo nhân lực đã được xây dựng, tiến tới hiện thực hóa mục tiêu đào tạo đã được xác định, cần tập trung triển khai các nội dung công việc sau đây:

1) Xác định danh sách đối tượng được đào tạo; 2) Lựa chọn giảng viên;

3) Chuẩn bị tài liệu, cơ sở vật chất; 4) Tiến hành đào tạo;

5) Thực hiện các chính sách đãi ngộ cho các đôi tượng liên quan.

Đây là nội dung cần được tiến hành một cách tỷ mỉ và chính xác để giúp cho công tác quản lý và người tổ chức đào tạo cũng như người được đào tạo chủ động thực hiện các nhiệm vụ của mình trong quá trình đào tạo, đồng thời tạo thuận lợi cho quá trình theo dõi sau này.

Việc xác định danh sách các đối tượng tham gia thường bao gồm nội dung như họ tên, chức danh, đơn vị, lý do và nhu cầu đào tạo, trình độ hoặc chuyên môn hiện tại và tiến hành thông báo cho người được đào tạo biết để chủ động chuẩn bị.

- Lựa chọn giảng viên và đơn vị cung cấp dịch vụ dào tạo

Trong trường hợp hoạt động đào tạo được tiến hành ngay tại doanh nghiệp thì người quản lý cần lập danh sách tất cả các giảng viên thuộc doanh nghiệp hoặc được mời đến từ bên ngoài doanh nghiệp có đủ năng lực và những điều kiện cần thiết có thể tham gia giảng dạy các chương trình theo yêu cầu và mực tiêu của các khóa học. Việc lựa chọn giảng viên cần dựa trên những tiêu chuẩn nhất định theo từng khóa học, trong đó nhấn mạnh đến trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; kinh nghiệm thực tế và những phẩm chất, tác phong theo mục tiêu và yêu cầu của khóa học cũng nhu phù hợp với phương pháp và nội dung giảng dạy cũng như các đối tượng tham gia khóa đào tạo.

Trong trường hợp hoạt động đào tạo được tiến hành bên ngoài doanh nghiệp thì người quản lý doanh nghiệp cần cân nhắc lựa chọn đối tác thích hợp để tiến hành tổ chức và hợp tác hoạt động đào tạo phù hợp nhu cầu. Việc lựa chọn các đối tác cần dựa trên các căn cứ: Uy tín và năng lực thực tế của các đối tác thời gian gần đây (có thể tham khảo qua số lượng các doanh nghiệp, các tổ chức đã là khách hàng của tổ chức đào tạo dự kiến lựa chọn, đặc điểm của các doanh nghiệp đó, vị trí và quy mô của họ như thế nào trên thị trường; số lần hợp tác của các doanh nghiệp này với tổ chức đào tạo dự kiến, thứ bậc của tổ chức đào tạo trong bảng xếp hạng các tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo (nếu có)

Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến các gói dịch vụ đào tạo và những yếu tố vật chất phục vụ đào tạo mà đối tác có khả năng cung cấp. Cần tập trung trả lời các câu hỏi như:

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật và các trang thiết bị phục vụ đào tạo của đối tác phù hợp với kế hoạch và yêu cầu của doanh nghiệp hay không?

+ Khả năng đáp ứng các yêu cầu về đào tạo và nhu cầu phát triển của doanh nghiệp như thế nào?

+ Các hình thức cung cấp các gói dịch vụ đào tạo, phương pháp triển khai dịch vụ đào tạo?

+ Thời điểm và thời lượng cung cấp dịch vụ đào tạo có đúng như yêu cầu của doanh nghiệp hay không và có phù hợp với mục tiêu đào tạo đã được đặt ra trước hay không?

+ Năng lực giảng dạy và trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên có phù hợp nhu cầu và chương trình đào tạo mong muốn của doanh nghiệp không?

+ Chi phí đào tạo và phương thức thanh toán?

Sau khi lựa chọn được đối tác thích hợp, doanh nghiệp ký hợp đồng để triển khai kế hoạch.

- Chuẩn bị tài liệu, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

Đây là bước doanh nghiệp có thể nỏ qua nếu việc đào tạo được thực hiện bên ngoài doanh nghiệp do cơ sở đào tạo đối tác sẽ chuẩn bị. Trong trường hợp hoạt động đào tạo được tiến hành bên trong doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải chuẩn bị trước tài liệu, cơ sở vật chất cần thiết để đảm bảo hoạt động đào tạo diễn ra thuận lợi và có kết quả cao.

Với công việc này, trước hết người quản lý đào tạo kết hợp với giảng viên trong việc chuẩn bị tài liệu dạy và học theo yêu cầu của nội dung đào tạo: hướng dẫn người học nghiên cứu và sử dụng các học liệu trước và trong quá trình tiến hành đào tạo; chuẩn bị chu đáo các điều kiện cơ sở vật chất liên quan đến công tác đào tạo như địa điểm đào tạo, các trang thiết bị giảng dạy và học tập (máy chiếu, micro, phấn viết, bút viết, các dụng cụ học tập và giảng dạy khác,..) cùng các dịch vụ phục vụ cho học tập khác như ăn uống, giải trí, nghỉ ngơi cho giáo viên và học viên.

- Tiến hành quá trình đào tạo

Quá trình đào tạo (gồm việc giảng dạy và học tập) phải được tiến hành theo đúng nội dung chương trình, chuyên đề hay môn học, thời gian cũng như tiến độ

thực hiện. Yêu cầu giảng viên và người quản lý đào tạo của doanh nghiệp cũng như lãnh đạo của doanh nghiệp cần có những biện pháp phù hợp để tạo động lực, động viên giảng viên và khuyến khích học viên say mê giảng dạy và học tập, đồng thời cũng cần thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đánh giá việc tiếp thu kiến thức của học viên cũng như năng lực triển khai của GV để có thể điều chỉnh cho phù hợp thực tế.

Nhằm động viên kịp thời các đối tượng tham gia quản lý như đội ngũ giáo viên, những người được đào tạo, người quản lý đào tạo để có thể thu được kết quả cao nhất của quá trình đào tạo, doanh nghiệp cần xây dựng các chính sách đãi ngộ nhằm kích thích nỗ lực của các nhóm đối tượng này theo các cách khác nhau. Việc đãi ngộ sẽ được thực hiện dựa vào chính sách đãi ngộ chung của doanh nghiệp như tiến hành các đãi ngộ về tài chính hay những đãi ngộ phi tài chính.

Có một vấn để rất quan trọng cần được quan tâm đối với quá trình đào tạo, đó là hoạt động kiểm soát quá trình thực hiện đào tạo. Kiểm soát cả về các điều kiện vật chất, cách thức tổ chức khóa học, quá trình cung cấp các thông tin phản hồi, động viên khuyến khích người tham gia. Để tổ chức các khóa học được tốt, bám sát nhu cầu đào tạo, cần lưu ý một số điểm sau: 1. Phân chia quá trình đào tạo theo từng giai đoạn cụ thể, phù hợp công việc thực tế của doanh nghiệp; 2. Lựa chọn nội dung đào tạo hợp lý, đảm bảo tính tiếp nối, logic và lượng thông tin cũng như nội dung thông tin cần cung cấp phù hợp với khả năng tiếp thu của học viên; 3. Luôn lấy ngươi học là trung tâm của quá trình đào tạo, để từ đó lựa chọn nội dung và phương pháp truyền đạt hợp lý; 4. Luôn gắn chặt những nội dung lý thuyết với quá trình thực hành, kết hợp nghe với quan sát thực nghiệm và những phương tiện hiện đại để học viên dễ hiểu, dễ nhớ nội dung đào tạo.

Cần quan tâm đến những thông tin phản hồi để có thể nắm bắt nhanh nhất tình hình học tập của học viên, khả năng nắm bắt kiến thức từ đó cơ sự điều chỉnh nội dung và phương pháp đào tạo cho phù hợp để học viên tự tin hơn và tiến bộ nhanh hơn. Cung cấp thông tin phản hồi còn được coi là một phần của chương trình đào tạo đối với một số phương pháp đào tạo, chẳng hạn như phương pháp kèm cặp tại nơi làm việc.

Để có thể động viên, khuyến khích người học, kỳ vọng thu được những kết quả cao hơn của quá trình đào tạo, doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp như:

- Khen thưởng kịp thời đối với những kết quả bước đầu của người lao động. Đây là hình thức kích thích trực tiếp và khá là hiệu quả mà hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng.

- Chỉ ra cho người lao động thấy được cơ hội thăng tiến sau khi đào tạo. Với những kiến thức đã được đào tạo cộng thêm cơ hội thăng tiến ở những vị trí cao hơn sẽ là nguồn khích lệ tinh thần không hề nhỏ đối với người lao động doanh nghiệp.

- Xây dựng môi trường văn hóa nhân văn và thuận lợi. Thực tế thì người được đào tạo vừa phải đảm bảo việc học sao cho đạt kết quả tốt, đúng với kỳ vọng của cấp trên lại vừa phải làm tốt các công việc hàng ngày, do đó họ sẽ chịu những áp lực không hề nhỏ, những khó khăn từ công việc cũng như từ gia đình. Việc tạo ta một môi trường học tập và làm việc nhân văn, có tính văn hóa cao, thuận lợi sẽ giúp người được đào tạo sẽ cảm thấy thỏa mái hơn trong công việc, tránh căng thẳng và giữ vững được các mối quan hệ thân thiện với các đồng nghiệp cũng như với lãnh đạo doanh nghiệp. Người quản lý đào tạo cũng cần phải thể hiện cho người lao động trong doanh nghiệp hiểu rằng việc học tập, tích cực nâng cao kiến thức và kinh nghiệm làm việc là nền tảng văn hóa mà bất kỳ nhân viên nào cũng phải hòa nhập khi bắt đầu tham gia làm việc.

- Tạo những điều kiện thuận lợi nhất để những người tham gia đào tạo tích cực, chú trọng hơn tham gia vào quá trình đào tạo. Theo đó, nhà quản trị cần phải cho những người này thấy được niềm vui từ công việc cũng như tham gia vào hoạt động đào tạo. Từ đó, người lao động sẽ càng cảm thấy hăng say, có nhiều động lực hơn trong công việc. Nhà quản trị cũng thường xuyên khuyến khích và tạo cơ hội để người lao động đưa ra những ý kiến có tính sáng tạo và đổi mới; kịp thời động viên, khen thưởng đối với những nhiều lao động đó. Hãy tìm mọi cách để cho họ thấy được đào tạo là chìa khóa giúp họ tích lũy thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm để cải thiện cách thức làm việc và nâng cao hiệu quả trong công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần ecoba việt nam (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)