7. Kết cấu của đề tài
1.2. Nội dung và biện pháp cải thiện điều kiện làm việc tại doanh nghiệp
1.2.4. Cải thiện yếu tố tâm lý xã hội
1.2.4.1. Cải thiện bầu không khí lao động tập thể
Bầu không khí tập thể là trạng thái tâm lý của tập thể nó thể hiện sự phức hợp tâm lý, xã hội, sự tương tác giữa các thành viên, và mức độ dung hợp và các đặc điểm tâm lý trong các quan hệ liên nhân cách của họ, là tích chất của mối quan hệ qua lại giữa mọi người trong tập thể là tâm trạng chính
trong tập thể, cũng như sự thỏa mãn của người lao động đối với công việc được thực hiện. Như vậy chúng ta thấy rằng bầu không khí trong một tập thể có mối quan hệ chặt chẽ với các mối quan hệ giữa con người – con người được diễn ra trong một tập thể trong quá trình sản xuất và tổ chức lao động tập thể. Bầu không khí tập thể có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các hoạt động chung của tập thể hay nói cách khác nó ảnh hưởng một cách gián tiếp tới năng suất lao động của tập thể.
Trong không khí tâm lý có ba dấu hiệu quan trọng nhất đó là: - Sự tin tưởng và các yêu cầu cao của các thành viên với nhau. - Thiện chí và sự giúp đỡ nhau trong công việc.
- Mức độ tương đồng tâm lý của các thành viên trong tập thể, tinh thần trách nhiệm của họ đối với công việc chung và đối với mỗi cá nhân.
Để tăng năng suất lao động thì bầu không khí tâm lý phải hòa thuận được tổ chức một cách chặt chẽ với những tình cảm tích cực, đoàn kết là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhân cách năng lực của cá nhân một cách đầy đủ nhất giúp cá nhân đó tự điều chỉnh cách xử sự sao cho phù hợp với yêu cầu mục đích của tập thể. Trái lại, ở một tập thể bầu không khí tẻ nhạt, căng thẳng sẽ tạo ra cảm xúc, tâm trạng tiêu cực cho cách thành viên, sự đối nghịch giữa các cá nhân trong tập thể. Trong tập thể này các cá nhân ít gắn bó với tập thể ít có sự quan tâm gắn bó với nhau, nảy sinh nhiều mâu thuẫn nội bộ, hay xảy ra cãi cọ, đấu đá.
Biện pháp cải thiện:
- Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt, thể dục thể thao, các chương trình hoạt động ngoại khóa ngoài trời để tăng tình cảm, người lao động hiểu biết nhau.
- Có các chương trình thăm hỏi, động viên hỗ trợ đối với những người gặp khó khăn.
- Tạo các buổi hòa giải trong nội bộ nhóm với các cá nhân xích mích, và hòa giải trong tổ chức với các tập thể xích mích.
- Kỉ luật nghiêm với cá nhân, tập thể gây mất đoàn kết.
1.2.4.2. Tác phong của người lãnh đạo, kỷ luật và khen thưởng
Mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới là một trong những mối quan hệ giữa người với người, ta thấy phong cách làm việc của người lãnh đạo có ảnh hưởng to lớn tới bầu không khí làm việc của tập thể. Khi người lãnh đạo biết đánh giá, khen thưởng và xử phạt một cách công bằng, khách quan và đúng mực đối với các thành viên thì nhà lãnh đạo đó sẽ khích lệ được mọi người hăng hái làm việc, năng suất chất lượng cao hơn. Trong khi người lãnh đạo thành công là người đem hết năng lực của mình ra làm việc tạo cho người lao động có cảm giác làm việc cho công ty như cho chính bản thân mình. Như vậy, mối quan hệ giữa lãnh đạo và người lao động diễn ra theo hướng tích cực sẽ góp phần tạo nên bầu không khí sản xuất tích cực, tăng năng suất lao động...
Biện pháp cải thiện:
- Người lãnh đạo luôn là người đứng đầu làm gương cho các thành viên trong công ty trong mọi hoạt động: tích cực làm việc, tích cực tham gia các phong trào ngoại khóa, nói không với tiêu cực, công tư phân minh…
- Đối với những cá nhân tập thể xuất sắc phải khen thưởng và biểu dương kịp thời, đồng thời nếu vi phạm các quy định, điều luật của công ty thì sẽ bị xử lí tùy thuộc vào mức độ nặng, nhẹ.
- Kích thích sự năng động sáng tạo ở người lao động tạo điều kiện phát huy tiềm năng, trí tuệ quần chúng trong việc thực hiện nghiệm vụ hoạt động chung.
- Tạo không khí vui vẻ đoàn kết giữa các thành viên.
- Mọi người gắn bó với nhau chia sẻ niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống, giúp đỡ nhau trong công việc.
- Nhà lãnh đạo cần xây dựng mức lương thưởng hợp lý với sự đóng