9. Kết cấu của luận văn
1.2. Các khái niệm công cụ
1.2.6. Khái niệm khu công nghiệp
Theo Nghị định 82/2018/NĐ - CP của Chính phủ chỉ rõ: “Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này. Khu công nghiệp gồm nhiều loại hình khác nhau, bao gồm: Khu chế xuất, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp sinh thái (sau đây gọi chung là Khu cơng nghiệp, trừ trường hợp có quy định riêng đối với từng loại hình)” [9]. Như vậy, KCN là “một quần thể liên hồn các xí nghiệp cơng nghiệp xây dựng trên một vùng có điều kiện thuận lợi về các yếu tố tự nhiên, về kết cấu hạ tầng xã hội … để thu hút vốn đầu tư (chủ yếu là đầu tư nước ngoài) và hoạt động theo một cơ cấu hợp lí các doanh nghiệp cơng nghiệp và các doanh nghiệp dịch vụ nhằm đạt kết quả cao trong sản xuất công nghiệp và kinh doanh”. KCN có thủ tục hành chính đơn giản, có các ưu đãi về tài chính, an ninh, an tồn xã hội tốt, tạo thuận lợi cho việc sản xuất - kinh doanh hàng hóa hơn các khu vực khác. Mục tiêu của KCN là thu hút vốn đầu tư với quy mô lớn, thúc đẩy xuất khẩu,
tạo việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển giao cơng nghệ, kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường.
KCN có một số đặc điểm sau:
Về pháp lý, KCN là phần lãnh thổ của nước sở tại. Các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam như: luật đầu tư nước ngoài, luật lao động, quy chế về KCN...;
Về kinh tế, KCN là nơi tập trung nguồn lực để phát triển công nghiệp, gồm các nguồn lực của nước sở tại, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước tập trung vào một khu vực địa lý xác định, từ đó mang lại những lợi ích kinh tế to lớn.