9. Kết cấu của luận văn
1.3. Khái quát chung về khu công nghiệp Bắc Thăng Long Hà Nội
Hà Nội là trung tâm văn hóa của cả nước nhưng cũng là một trong các đỉnh tam giác vàng trong phát triển kinh tế. Sự phát triển của Hà Nội giai đoạn này gắn với chương trình hành động thực hiện chiến lược phát triển đất nước đến năm 2020. Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, Thành phố Hà Nội có 33 KCN nằm trong danh mục quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Thành phố với tổng diện tích quy hoạch khoảng 6.693 ha. Đến nay, Hà Nội đã và đang phát triển 19 KCN, KCN cao với tổng diện tích gần 4.100 ha... Điểm lợi thế lớn của các KCN Hà Nội là rất thuận lợi về giao thông đường bộ, đường sắt, hàng không, đây là yếu tố quan trọng đẩy mạnh thu hút đầu tư [36]. Năm 2008, Hà Nội được mở rộng kéo theo quá trình đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ dẫn đến việc di dân theo hai chiều, chiều mạnh nhất vẫn là từ ngồi vào nội đơ và thứ hai là chiều từ trong ra.
KCN Bắc Thăng Long được phát triển bởi Thăng Long Industrial Park, một công ty liên doanh giữa tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và Công ty cơ khí Ðơng Anh (Bộ Xây dựng), được thành lập theo Giấp phép đầu tư số 1845/GP do Bộ Kế hoạch & Ðầu tư Việt Nam cấp ngày 22/2/1997. Tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng là 76.846.000 USD với diện tích đất chiếm 302 ha và được phát triển làm 03 giai đoạn (1) Giai đoạn 1 (121,23 ha) đã cho thuê; (2) Giai đoạn 2 (80 ha) thực hiện trong thời gian từ 2000 – 2001 và (3) Giai đoạn 3 thực hiện trong thời gian từ 2003 - 2004. Ðã được cấp chứng chỉ quản lý
môi trường ISO-14001. Thời gian thuê đất tới năm 2047. KCN Bắc Thăng Long ra đời đã đóng góp cho chiến lược chuyển đổi nền kinh tế từ trọng nông sang trọng công, tạo việc làm cho nhiều lao động thuần túy của Hà Nội nhằm giảm thiểu di dân và áp lực nội đơ. Với 59.032 cơng nhân, trong đó cơng nhân nam là 17.521 và công nhân nữ là 41.687; về hợp đồng lao động của công nhân, có 28.656 khơng xác định thời gian, 28.300 có hợp đồng từ 1-3 năm và 2.761 hợp đồng dưới 1 năm; về trình độ đào tạo nghề, có 7.944 cao đẳng, 2.670 trung cấp và 47.971 công nhân phổ thơng; ngồi ra, có 21.155 công nhân đến từ Hà Nội và 37.034 cơng nhân đến từ các tỉnh [2]. Có nhiều tập đoàn lớn đã và đang đầu tư tại đây như Công ty TNHH Canon Việt Nam, công ty TNHH TOTO Việt Nam,… Cụ thể:
Công ty TOTO Việt Nam thành lập năm 2002, là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, thành viên của TOTO Nhật Bản - một trong những công ty hàng đầu về sản xuất đồ gốm sứ và các thiết bị vệ sinh cao cấp. Tư tưởng của người sáng lập TOTO đã trở thành phương châm hành động của TOTO trên toàn thế giới - đó là làm việc cống hiến và sự chân thành tạo ra những sản phẩm đảm bảo chất lượng mang lại giá trị hơn cả sự mong đợi của khách hàng. Ở Việt Nam, TOTO nổi bật với các hoạt động vì mơi trường, trồng cây, làm sạch đường phố… Bên cạnh đó, TOTO cũng thường xun đón các đồn sinh viên Nhật Bản và Việt Nam đến thăm quan và thực tập, tạo điều kiện để sinh viên hai nước có thể giao lưu, học tập và nghiên cứu trong một môi trường làm việc thực tế. Hiện tại, TOTO Việt Nam đang ngày càng xác định được chỗ đứng vững chắc trên thị trường cũng như trong lòng người tiêu dùng Việt. TOTO Việt Nam mang đến một tiêu chuẩn chất lượng hàng đầu Nhật Bản và đẳng cấp thế giới, là những sản phẩm thực sự có ích cho người dân Việt Nam. TOTO Việt Nam luôn hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và những cải tiến của TOTO tại Việt Nam đã góp phần mang lại giá trị sống tốt đẹp hơn. Xuyên suốt quá trình hoạt động của TOTO Việt Nam là ý chí và mong muốn đóng góp cho sự phát triển chung của các quốc gia mà TOTO Việt
Nam hoạt động. Trong tương lai, TOTO Việt Nam đặt mục tiêu nghiên cứu tạo ra sản phẩm giúp tiết kiệm nước, tiết kiệm giấy và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, mang lại điều kiện sử dụng tốt nhất cho người tiêu dùng.
Công ty TNHH Canon Việt Nam – thành viên trong Tập đồn Canon, là một cơng ty chế xuất 100% vốn đầu tư của Nhật Bản, chuyên sản xuất các loại máy in xuất khẩu ra thị trường thế giới. Cơng ty Canon Việt Nam chính thức được thành lập vào năm 2001. Sau 14 năm hoạt động, Công ty TNHH Canon Việt Nam hiện nay cơng ty có 03 nhà máy tại Việt Nam: Nhà máy Thăng Long – Trụ sở chính đặt tại KCN Thăng Long – Đông Anh, Hà Nội – chuyên sản xuất các loại máy in phun, máy quét ảnh; Nhà máy Quế Võ (chi nhánh) – đặt tại KCN Quế Võ – Quế Võ, Bắc Ninh – chuyên sản xuất các loại máy in lazer; Nhà máy Tiên Sơn (chi nhánh) – đặt tại KCN Tiên Du – Tiên Sơn, Bắc Ninh – chuyên sản xuất các loại máy in phun.
Nằm trong KCN với 85 nhà đầu tư, với tổng vốn 662,3 triệu USD, trong đó 67 nhà máy sản xuất, còn lại là các văn phòng. Để nâng cao đời sống tinh thần cho CNLĐ, trong thời gian qua, KCN Bắc Thăng Long nói chung, cơng ty TNHH TOTO Việt Nam và cơng ty TNHH Canon Việt Nam nói riêng đã đầu tư xây dựng nhiều cơng trình, như: Khu nhà ở công nhân Kim Chung. Cạnh sân chơi thể dục thể thao là điểm sinh hoạt văn hố cơng nhân, được đặt tại tầng 1, nhà A4, với diện tích 250m2. Địa điểm này được Cơng đồn các Khu cơng nghiệp và chế xuất Hà Nội bàn giao cho Xí nghiệp Quản lý và phát triển nhà ở xã hội vào tháng 4/2011. Điểm sinh hoạt có tủ sách pháp luật về các lĩnh vực của đời sống, tài liệu về công nhân - Công đồn Việt Nam, các loại báo chí để phục vụ nhu cầu tìm hiểu kiến thức của cơng nhân lao động. Ngồi ra, điểm sinh hoạt có thiết bị loa, giàn karaoke, bàn ghế và sân khấu rộng rãi để phục vụ các hoạt động văn hoá, văn nghệ của anh chị em cơng nhân. Có rất nhiều sự kiện được tổ chức trong không gian điểm sinh hoạt văn hố cơng nhân, từ các buổi sinh hoạt văn nghệ, nhảy aerobic đến các cuộc đối thoại giữa lãnh đạo các sở, ban, ngành với công
nhân. Cũng tại khơng gian này, trong năm 2020, Cơng đồn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội đã tổ chức trao hỗ trợ cho đồn viên, người lao động có hồn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 hồi tháng 4 và Phiên chợ 0 đồng hồi tháng 6/2020. Bên cạnh việc hỗ trợ đời sống văn hóa vật chất cho CNLĐ, trong thời gian qua, KCN Bắc Thăng Long nói chung, cơng ty TNHH TOTO Việt Nam và công ty TNHH Canon Việt Nam nói riêng đã nỗ lực cải thiện đời sống tinh thần cho CNLĐ, được thể hiện thông qua việc ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, sinh hoạt; tham gia các hoạt động văn hóa – văn nghệ, thể dục – thể thao, xem ti vi, đọc báo… Thực trạng đời sống tinh thần của CNLĐ tại công ty TNHH TOTO Việt Nam và công ty TNHH Canon Việt Nam nói riêng đã có những cải thiện đáng kể (nội dung này sẽ được làm rõ tại Chương 2 của Luận văn).
Tiểu kết chƣơng 1
Ở chương 1, tác giả đã tập trung tìm hiểu, làm rõ các khái niệm đời sống, văn hóa, đời sống văn hóa, đời sống văn hóa tinh thần, cơng nhân, KCN và nhu cầu.... Vận dụng lý thuyết nhu cầu và lý thuyết tương tác biểu trưng sẽ giúp quá trình triển khai nghiên cứu thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của CNLĐ tại KCN Bắc Thăng Long có thêm cơ sở để phân tích, đánh giá. Đồng thời, trong chương 1, tác giả cũng tập trung tìm hiểu chính sách của KCN, cơng ty về nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho CNLĐ tại KCN. Bên cạnh đó, tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của KCN Bắc Thăng Long để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG KHU CÔNG NGHIỆP
BẮC THĂNG LONG HÀ NỘI
(Tại công ty TNHH TOTO Việt Nam và công ty TNHH Canon Việt Nam)
2.1. Thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của cơng nhân lao động
2.2.1. Sử dụng mạng xã hội
Trong thời đại công nghệ mạng di động ngày càng phát triển (Wifi, 3G, 4G và 5G) ngày càng phát triển giúp cho việc truy cập và sử dụng MXH bất cứ nơi đâu ngày càng dễ dàng hơn. Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, MXH là phương tiện truyền tải thông tin quan trọng và phổ biến của truyền thông xã hội với khoảng 366 MXH đang tồn tại, được nhiều người đăng ký và sử dụng là Facebook, Zalo, Youtube, Instagram [34], với đặc điểm nổi trội là tốc độ kết nối nhanh, phạm vi chia sẻ rộng, hiệu quả tác động rất lớn.
Biểu đồ 2.1. Mức độ sử dụng mạng xã hội của công nhân lao động
1.98 3.73 2.75 2.70 3.16 3.31 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00 Khác (ghi rõ)…………………….
Truy cập mạng xã hội Facebook
Truy cập mạng xã hội Instagram Truy cập mạng xã hội Tiktok Truy cập mạng xã hội outube
Truy cập mạng xã hội Zalo
Điểm trung bình
Biểu đồ 2.1. Mức độ sử dụng mạng xã hội của công nhân lao động
Số liệu điều tra thể hiện, đánh giá của CNLĐ về mức độ sử dụng MXH của CNLĐ tại cơng ty/KCN tương đối thường xun.
Trong đó, mức độ truy cập MXH facebook chiếm mức điểm cao nhất là 3.73/5 điểm; tiếp đến là truy cập MXH zalo chiếm 3.31/5 điểm; và truy cập MXH youtube với 3.16/5 điểm. Việc truy cập MXH Instagram và MXH Tiktok được CNLĐ đánh giá sử dụng ít hơn với mức điểm trung bình là 2.75/5 điểm và 2.7/5 điểm. MXH từ 5 năm trở lại đây đã trở thành một thuật ngữ quá quen thuộc. Việc sử dụng mạng xã hội cũng trở nên rộng rãi và phổ biến hơn bao giờ hết, MXH xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi giai cấp. Là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau tạo thành một cộng đồng không phân biệt không gian và thời gian. Những người tham gia vào dịch vụ mạng xã hội còn được gọi là cư dân mạng. Đứng trước sự đổi mới của công cuộc 4.0 đã và đang phát triển, du nhập mạnh mẽ vào nước ta, trong đó, nổi bật nhất là Internet, MXH – một công cụ giúp chúng ta tiếp cận thông tin một cách nhanh nhạy, mở mang hiểu biết về thế giới và một mặt khiến con người được thỏa mãn về thơng tin, đưa con người đến gần nhau hơn, bình đẳng hơn trên phương diện tiếp cận thông tin. Và bên cạnh những lợi ích to lớn mà MXH mang lại, thì nó cũng có vai trị khơng hề nhỏ đối với nhu cầu giải trí của CNLĐ hiện nay.
Cũng theo số liệu thống kê tính tới tháng 6//2021 của NapoleonCat (công cụ đo lường các chỉ số MXH), tổng số người dùng Facebook tại Việt Nam là gần 76 triệu người, chiếm hơn 70% dân số toàn quốc, tăng 31 triệu người dùng so với năm 2019 và vẫn dẫn đầu danh sách các MXH phổ biến tại Việt Nam. Trong đó, độ tuổi phổ biến nhất vẫn là từ 25 - 34 (khoảng 32% tổng số users) và sự chênh lệch về giới tính là khơng đáng kể (49,9% người dùng nam & 50,1% người dùng là nữ giới). Với các MXH khác như: Instagram với 10.717.000 người dùng (tính tới thời điểm hiện tại) trong đó đối tượng chủ yếu là giới trẻ, độ tuổi từ 18 - 24 (chiếm hơn 30% tổng số), tập trung chủ yếu là nữ giới (62,7%) với nội dung tập trung vào các mảng thiên về nghệ thuật, giải trí, ẩm thực, du lịch & thời trang [41]. Ngoài các MXH kể trên, 2021 là
năm của rất nhiều các loại MXH mới, bao gồm “mới bùng nổ” và “mới xuất hiện”. Zalo không phải MXH mới, tuy nhiên xuất phát điểm của trang này là một ứng dụng điện thoại và nhắn tin qua mạng Internet của VNG Corp, phải đến tháng 12/2020 vừa qua, trang này mới được cấp giấy chứng nhận và chính thức được hoạt động như một mạng xã hội thực sự. Zalo hiện tại, có khoảng hơn 60 triệu người dùng và trở thành MXH “made-in Vietnam” lớn nhất hiện nay. Ngồi các tính năng như nhắn tin, thoại thì nay người dùng đã có thể kinh doanh/mua bán online, đặt phòng khách sạn, gọi xe, chơi game hay thanh tốn hóa đơn... Hay từ một ứng dụng chia sẻ video được sản xuất bởi một công ty công nghệ của Trung Quốc, Tiktok nhanh chóng trở thành ứng dụng số 1 trên Apple Store khơng chỉ trong nước mà trên tồn thế giới. Dưới tác động của dịch Covid-19, Tiktok ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nhờ những tính năng ưu việt dành cho người dùng với giá trị giải trí cao. Tại Việt Nam, kể từ đợt “lockdown” đầu tiên vào hồi đầu năm ngoái, MXH này đã dần trở nên phổ biến hơn bao giờ hết và con số người dùng vẫn chưa ngừng tăng lên [41].
Bảng 2.1. Mức độ sử dụng mạng xã hội của công nhân lao động
Đánh giá của công nhân Mức độ sử dụng các loại hình Điểm trung bình Khơng
bao giờ Hiếm khi
Bình thƣờng Thƣờng xuyên Rất thƣờng xuyên N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % Truy cập mạng xã hội Facebook 5 2.6 11 5.7 60 30.9 74 38.1 44 22.7 3.31 Truy cập mạng xã hội Zalo 5 2.6 33 17.0 76 39.2 57 29.4 23 11.9 3.16 Truy cập mạng xã hội Tiktok 34 17.5 43 22.2 72 37.1 38 19.6 7 3.6 2.70 Truy cập mạng xã hội Instagram 27 13.9 62 32.0 56 28.9 31 16.0 18 9.3 2.75 Truy cập mạng xã hội Youtube 6 3.1 43 22.2 77 39.7 49 25.3 19 9.8 3.73 Khác 91 46.9 43 22.2 38 19.6 16 8.2 6 3.1 1.98
Đối với CNLĐ, ngoài thời gian làm việc tại cơng ty/KCN, CNLĐ có nhiều thời gian rảnh rỗi, thời gian rảnh, CNLĐ thường xuyên truy cập vào MXH. Số liệu điều tra thể hiện, thời gian trung bình sử dụng MXH của CNLĐ tương đối lớn. Kết quả khảo sát thời gian trung bình sử dụng MXH của CNLĐ tại KCN Bắc Thăng Long là 5.17 giờ/ngày. Thời gian sử dụng này tương đối lớn (trừ thời gian làm việc theo quy định của pháp luật lao động thường là 8 giờ/ngày của CNLĐ), bởi lẽ, phần lớn CNLĐ làm việc tại KCN thường là những lao động từ địa phương khác tới, người thân và bạn bè quen biết xa, nên việc truy cập MXH để trao đổi thông tin, chia sẻ, tâm sự là vô cùng cần thiết đối với CNLĐ xa nhà. Mặt khác, trong thời đại công nghệ số hiện nay, ứng dụng công nghệ thông tin, trao đổi thông tin... ngày càng trở nên cần thiết. Để thuận tiện trao đổi công việc, đời tư, CNLĐ thường lập các nhóm cơng việc, trao đổi qua zalo để tiết kiệm chi phí, nắm thơng tin nhanh chóng, hiệu quả... Chính vì vậy, việc sử dụng MXH của CNLĐ ngày càng nhiều và có xu hướng gia tăng.
Phỏng vấn sâu số 1 “Một ngày đi làm việc 8 – 12 giờ/ngày, ngoài thời gian làm việc, còn con cái, gia đình. Thế nên thời gian rảnh rỗi, nghỉ ngơi, sẵn cái điện thoại ở tay đây, lướt lướt Facebook và xem outube để giải trí là chủ yếu”.
(Nữ, công nhân công ty TNHH TOTO Việt Nam, 34 tuổi, quê Thanh Hóa).
Phỏng vấn sâu số 2 “MXH ngày càng phát triển, ngoài thời gian làm việc tại cơng ty, vì chưa có gia đình nên chị thường xem facebook, youtube. Trong cơng ty cũng có nhiều nhóm zalo, trao đổi thơng tin liên quan đến công việc, tham gia các hoạt động… nên cũng thường xuyên truy cập MXH để nắm bắt thông tin”.
(Nữ, công nhân công ty TNHH Canon Việt Nam, 20 tuổi, quê Lạng Sơn).
Mặc dù thời gian sử dụng MXH facebook của CNLĐ tương đối nhiều, song, phần lớn CNLĐ sử dụng điện thoại tại nhà/khi rảnh rỗi, bởi trong thời