Khái niệm văn hóa

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa tinh thần của công nhân lao động tại khu công nghiệp bắc thăng long, hà nội (Trang 26 - 27)

9. Kết cấu của luận văn

1.2. Các khái niệm công cụ

1.2.2. Khái niệm văn hóa

Văn hóa là một lĩnh vực tồn tại và phát triển gắn liền với đời sống của nhân loại, là đặc trưng riêng của con người. Trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa.

Năm 1952, Kroeber và Kluckolm đã sưu tầm được 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Định nghĩa văn hóa đầu tiên được chấp nhận rộng rãi trên thế giới là định nghĩa do nhà nhân chủng học E.B Tylor đưa ra,“Văn hóa là một tổng thể phức tạp bao gồm các kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và tồn bộ những kỹ năng, thói quen mà con người đạt được với tư cách là thành viên của một xã hội”. Edward Hall hiểu văn hóa là, “Một hệ thống nhằm sáng tạo, chuyển giao, lưu giữ và chế biến thông tin. Sợi chỉ xuyên suốt tất cả các nền văn hóa là truyền thông và giao tiếp”.

Một định nghĩa được sử dụng khá phổ biến khác, tiệm cận gần hơn với bản chất văn hố, do ơng Frederico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO đưa ra “Văn hố bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động”.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với mọi biểu hiện của nó lồi người sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và sự đòi hỏi của sự sinh tồn” [18].

Các nhà xã hội học chia văn hóa thành hai dạng: (1) Văn hóa cá nhân. “Văn hóa cá nhân là tồn bộ vốn tri thức, kinh nghiệm tích lũy vào mỗi cá nhân, biểu hiện ở hệ thống quan niệm và cách hành xử của cá nhân ấy trong đời sống thực tiễn”. và (2) Văn hóa cộng đồng. “Văn hóa cộng đồng là văn hóa của một nhóm xã hội, nó khơng phải là số cộng giản của văn hóa cá nhân – thành viên của cộng địng xã hội ấy”.

Trong hoạt động doanh nghiệp thì “văn hóa doanh nhân” thuộc dạng văn hóa cá nhân, cịn “văn hóa doanh nghiệp” thuộc văn hóa cộng đồng. Như vậy, thực chất “văn hóa là hệ thống các giá trị được sản sinh ra trong xã hội nhất định, được đặc trưng bởi hình thái kinh tế xã hội nhất định, bao gồm cả giá trị vật chất và tinh thần”. Trong luận văn này, văn hóa được hiểu là “hệ thống các giá trị tinh thần được sản sinh ra trong xã hội nhất định, được đặc trưng bởi hình thái kinh tế xã hội nhất định”, mà cụ thể là tại công ty TNHH TOTO Việt Nam và công ty TNHH Canon Việt Nam thuộc KCN Bắc Thăng Long, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa tinh thần của công nhân lao động tại khu công nghiệp bắc thăng long, hà nội (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)