9. Kết cấu của luận văn
1.2. Các khái niệm công cụ
1.2.3. Khái niệm đời sống văn hóa
Mặc dù thuật ngữ “đời sống văn hóa” đã xuất hiện từ mấy thập kỷ qua và được các nhà khoa học cũng như nhân dân ta sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm chính thức về “đời sống văn hóa”.
Nói về vấn đề này, trước tiên phải nhắc đến tư tưởng của Hồ Chí Minh. Theo Người “Làm thế nào cho đời sống của dân ta vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn. Đó là mục đính đời sống mới”. Như vậy, theo quan niệm của Hồ Chí Minh “văn hóa cũng như đời sống văn hóa” và“đời sống văn hóa được hiểu là đời sống tinh thần” [19].
Theo Hoàng Vinh, “Đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm các yếu tố tĩnh tại (các sản phẩm văn hóa vật thể, các thiết chế văn hóa) cũng như các yếu tố văn hóa động thái (con người và các dạng hoạt động văn hóa của nó). Nhìn ở một góc độ khác, đời sống văn hóa bao gồm
các hình thức văn hóa hiện thực và cả các hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh” [41].
Theo Nguyễn Hữu Thức, “Đời sống văn hóa được hiểu một cách khái quát là hiện thực sinh động của các hoạt động của con người trong môi trường sống để duy trì, đồng thời tái tạo sản phẩm văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, theo những giá trị và chuẩn mực nhất định nhằm không ngừng tác động biến đổi tự nhiên, xã hội và đáp ứng nhu cầu đổi mới nâng cao chất lượng sống của chính con người” [37].
Từ những quan điểm trên, có thể đưa ra khái niệm “Đời sống văn hóa” như sau: “Đời sống văn hóa chính là một bộ phận của đời sống xã hội, mà đời sống xã hội là một phức thể những hoạt động sống của con người nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần”.