Khái niệm nhu cầu

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa tinh thần của công nhân lao động tại khu công nghiệp bắc thăng long, hà nội (Trang 30 - 31)

9. Kết cấu của luận văn

1.2. Các khái niệm công cụ

1.2.7. Khái niệm nhu cầu

Abraham Maslow - nhà tâm lý học người Mỹ đã đưa ra một khái niệm về nhu cầu hết sức cụ thể và được phân chia rõ ràng khi ông phân loại ra nhu cầu cơ bản và bậc cao. Bên cạnh những đóng góp về khái niệm, ơng cịn đưa ra lý thuyết nhu cầu, đó là: “Nhu cầu con người được chia làm hai nhóm chính: Nhu cầu cơ bản và nhu cầu bậc cao. Nhu cầu cơ bản của con người liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có đủ thức ăn, nước uống, được nghỉ ngơi… Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu cầu không thể thiếu hụt vì nếu con người khơng được đáp ứng đủ những nhu cầu này, họ sẽ không tồn tại được họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày. Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao. Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự địi hỏi cơng bằng, an tâm, vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân,…” [1]

G. Endruweit và G. Trommsdorff (do Ngụy Hữu Tâm – Nguyễn Hoài Bão dịch) cho rằng, “Khái niệm nhu cầu sẽ lưu ý tới sự kiện thời sự hóa ít nhiều định hướng giá trị trong bối cảnh các hoàn cảnh xã hội trên cơ sở sự hoàn thành và đặt nghi vấn khác nhau về giá trị. Nên dùng khái niệm nhu cầu cho mặt bên trong chủ quan của những sự kiện thường nhật này được hiểu là

tình trạng căng thẳng, nhưng khi đó phải đặt điều kiện là giới hạn nghiêm ngặt với cách hiểu khái niệm theo bản thể học” [16]. Khái niệm này là khái niệm dành riêng cho xã hội học, mặc dù khá trừu tượng nhưng nó lại được nhìn dưới góc độ xã hội và xét nhu cầu trong bối cảnh các hoàn cảnh xã hội.

Trong luận văn này, khái niệm nhu cầu được hiểu là “các nhu cầu bậc cao - bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự địi hỏi cơng bằng, an tâm, vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân”.

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa tinh thần của công nhân lao động tại khu công nghiệp bắc thăng long, hà nội (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)