9. Kết cấu của luận văn
2.2. Đánh giá của công nhân lao động về nâng cao đời sống văn hóa tinh
2.2.2. Đánh giá về những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong việc nâng cao
nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân lao động
Nâng cao đời sống tinh thần của CNLĐ tại KCN Bắc Thăng Long, việc ban hành chính sách/tổ chức hoạt động nâng cao đời sống tinh thần là rất cần
thiết. Song, việc ban hành chính sách/tổ chức hoạt động cho CNLĐ không hiệu quả, vì một số nguyên nhân cơ bản sau:
Biểu đồ 2.13. Đánh giá của công nhân lao động về những tồn tại, hạn chế của các chính sách trong công ty/khu công nghiệp
(Nguồn: Kết quả điều tra từ tháng 2 – 4 năm 2021)
Số liệu điều tra thể hiện, nguyên nhân hay gặp nhất là do không có thời gian tổ chức và CNLĐ không có thời gian tham gia với mức điểm trung bình lần lượt là 3.15/5 điểm và 3.13/5 điểm; ít gặp phải nhất là tổ chức quá xa nơi làm việc hoặc quá xa nơi ở với mức điểm trung bình là 2.86/5 điểm và 2.89/5 điểm. Bên cạnh đó, nguyên nhân khiến cho CNLĐ ít tham gia vào các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần của công ty/KCN do không có kinh phí thực hiện với mức điểm trung bình là 3.03/5 điểm; do công ty/KCN chỉ hỗ trợ một phần với mức điểm trung bình là 2.98/5 điểm. Theo Đề án “Xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các KCN đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” (do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1780/QĐ-TTg ngày 12-10-2011), “...Đến năm 2020, 100% công nhân và người sử dụng lao động ở các KCN được phổ biến pháp luật về xây dựng đời sống văn hóa; hơn 70% công nhân ở KCN được tham gia vào các hoạt động văn hóa, thể thao”.
Tuy nhiên đến nay, “tình hình chưa được cải thiện nhiều. Điển hình, tỷ lệ tăng ca thêm giờ còn vượt quá quy định, chưa có thời gian tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, học tập nâng cao trình độ, tìm hiểu pháp luật, nhất là đối với CNLÐ độc thân, họ chỉ coi nhà trọ như chỗ ngả lưng qua đêm. Do đó, nhiều công nhân trẻ đang rơi vào tình cảnh “5 không” (không sách báo, không ti-vi, không văn hóa văn nghệ, không thể thao, không tự chủ nhà ở). Thứ giải trí duy nhất của công nhân trẻ, độc thân là chiếc điện thoại di động, giúp họ kết nối với thế giới bên ngoài nhà trọ và phân xưởng” [36]
Hay đơn cử như Thành phố Hà Nội “có 09 KCN đang hoạt động, thu hút hơn 300 doanh nghiệp với gần 140 nghìn CNLÐ....Từ năm 2011 đến nay, LÐLÐ thành phố triển khai xây dựng 47 điểm sinh hoạt văn hóa công nhân trong các KCN. Các điểm sinh hoạt văn hóa phần nào đáp ứng nhu cầu tiếp cận, hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần của CNLÐ. Chỉ tính riêng năm 2020, các hoạt động văn hóa văn nghệ được các cấp công đoàn Thủ đô quan tâm tổ chức. Ðã có 68 buổi giao lưu, hội diễn và liên hoan văn nghệ, thu hút gần 46 nghìn lượt công nhân, viên chức, lao động tham gia” [36]. Tuy nhiên, so với thực tế, số lượng điểm sinh hoạt văn hóa của công nhân còn ít.
Phỏng vấn sâu số 6 “so với nhu cầu thực tế, số lượng điểm sinh hoạt văn hóa công nhân còn quá ít, số lượng CNLÐ được hưởng thụ văn hóa tinh thần chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của CNLÐ. Trong khi đó, tại nhiều điểm sinh hoạt văn hóa còn thiếu sách, báo, tạp chí, trang thiết bị âm thanh, dụng cụ thể thao”.
(Nam, cán bộ công đoàn công ty TNHH TOTO Việt Nam, 32 tuổi, quê Hà Nội).
Như vậy, trong thời gian qua, mặc dù thực trạng đời sống tinh thần của CNLĐ đã có nhiều cải thiện, song, theo đánh giá của CNLĐ, việc ban hành các chính sách/tổ chức các hoạt động cho CNLĐ vẫn còn gặp nhiều hạn chế, nhiều CNLĐ không có thời gian/không hào hứng khi tham gia các hoạt dộng mà công đoàn KCN/công ty tổ chức...
Tiểu kết chƣơng 2
Nghiên cứu thực trạng sử dụng mạng xã hội, thực trạng xem ti vi, đọc báo, nghe đài; thực trạng tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao dựa trên những kết quả khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến và phỏng vấn sâu đã phản ánh thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của CNLĐ KCN Bắc Thăng Long hiện nay. Trong KCN Bắc Thăng Long, sử dụng MXH được CNLĐ sử dụng nhiều nhất với mức thời gian trung bình là 5.17 giờ/ngày, chiếm phần lớn thời gian nghỉ ngơi của CNLĐ. Những hoạt động khác cũng được CNLĐ sử dụng tương đối nhiều, do các chính sách của Người sử dụng lao động, chủ doanh nghiệp /KCN, của Ban chấp hành công đoàn công ty/KCN luôn tạo điều kiện để nâng cao đời sống tinh thần cho CNLĐ. Mặc dù vậy, vẫn còn tình trạng CNLĐ tham gia khi có sự phân công của lãnh đạo và một số hoạt động CNLĐ phải trả phí tham gia nên đối với một số hoạt động của Người sử dụng lao động, chủ doanh nghiệp/KCN, Ban chấp hành công đoàn công ty/KCN vẫn chưa được CNLĐ hưởng ứng tham gia. Thông quan phân tích, đánh giá thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của CNLĐ KCN Bắc Thăng Long, thấy rằng: Đời sống tinh thần của CNLĐ thông qua thực trạng sử dụng mạng xã hội, thực trạng xem ti vi, đọc báo, nghe đài; thực trạng tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của CNLĐ ngày càng được cải thiện, song vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục.
Chƣơng 3
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG
TẠI KHU CÔNG NGHIỆP BẮC THĂNG LONG