Tham gia các hoạt động văn hó a văn nghệ

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa tinh thần của công nhân lao động tại khu công nghiệp bắc thăng long, hà nội (Trang 42 - 47)

9. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Tham gia các hoạt động văn hó a văn nghệ

Để tổ chức các hoạt động được hiệu quả tại cơng ty/KCN, cần có các chính sách hỗ trợ phù hợp từ cơng đồn, Người sử dụng lao động, chủ doanh nghiệp ...

Biểu đồ 2.3. Tổ chức thực hiện các hỗ trợ công nhân lao động tham gia các hoạt động văn hóa - văn nghệ

(Nguồn: Kết quả điều tra từ tháng 2 – 4 năm 2021)

Theo đánh giá của CNLĐ, việc tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ cơng nhân lao động tham gia các hoạt động văn hóa - văn nghệ được thực hiện chủ yếu do cơng đồn cơng ty/KCN (chiếm 56.7%), do Người sử dụng lao động, chủ doanh nghiệp (chiếm 51.0%) và do nhóm bạn trong công ty/KCN tự tổ chức (chiếm 42.8%). Số liệu điều tra cho thấy, Ban chấp hành cơng đồn và Người sử dụng lao động, chủ doanh nghiệp chưa thực sự được CNLĐ đánh giá cao, bởi mức đánh giá của CNLĐ chỉ ở khoảng dưới 60%. Do đó, để thực hiện tốt các chính sách liên quan đến hoạt động văn hóa – văn nghệ trong công ty/KCN cần phải đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của tổ chức cơng đồn; phối hợp với Người sử dụng lao động, chủ doanh nghiệp chăm lo, cải thiện điều kiện lao động và môi trường làm việc, nâng cao đời sống tinh thần cho CNLĐ, nhằm phát huy hiệu quả hoạt động, nâng cao năng suất lao động trong công ty/KCN… Bởi cuộc sống càng hiện đại, nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu văn hóa, văn nghệ của CNLĐ ngày càng cao.

1.75

2.88 1.99

2.58 2.72

Tham gia các hoạt động tâm linh

Tham gia các hoạt động văn nghệ Tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn, trung

hạn do công ty/KCNcử đi đào tạo

Tham gia các lớp tập huấn do công ty/khu công nghiệp tổ chức

Tham gia học tập nâng cao kiến thức, trình

độ chun mơn

Điểm trung bình

Biểu đồ 2.4. Thực trạng tham gia các hoạt động văn hóa - văn nghệ của cơng nhân lao động

(Nguồn: Kết quả điều tra từ tháng 2 – 4 năm 2021)

Theo đánh giá của CNLĐ, mức độ tham gia hoạt động chủ yếu tập trung về tham gia các hoạt động văn nghệ với mức điểm trung bình là 2.88/5 điểm; tham gia học tập, nâng cao kiến thức, trình độ chun mơn với mức điểm trung bình là 2.72/5 điểm; tham gia lớp tập huấn do công ty/KCN tổ chức với mức điểm trung bình là 2.58/5 điểm. Theo đánh giá của CNLĐ, thực trạng tham gia này ở mức độ trung bình, CNLĐ khơng có nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ cũng như đánh giá hiệu quả của hoạt động này không cao. Các hoạt động như tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn, trung hạn do công ty/KCN cử đi đào tạo được CNLĐ đánh giá tham gia thấp với mức điểm trung bình là 1.99/5 điểm. Kết quả điều tra cho thấy, CNLĐ đánh giá không cao về thực trạng tham gia các lớp ngắn hạn, trung hạn do công ty/KCN cử đi đào tạo, bởi lẽ, phần lớn CNLĐ tại KCN thường là lao động phổ thơng, cơng việc địi hỏi tính “thường xuyên”, do đó, khơng u cầu cao về trình độ chun mơn. Chính vì vậy, CNLĐ được tham gia các khóa đào tạo thấp. Đối với việc tham gia các hoạt động tâm

linh được CNLĐ đánh giá tham gia thấp với mức điểm trung bình là 1.75/5 điểm, bởi lẽ, NSDLĐ tại KCN thường là người nước ngồi, do đó, các hoạt động tâm linh tại KCN cũng ít được quan tâm, và thực trạng tham gia các hoạt động tâm linh tại đây được đánh giá ít hiệu quả.

Thực tế cho thấy, tại các công ty/KCN số lượng CNLĐ được cử tham gia các lớp tập huấn có tỷ thấp, phần lớn CNLĐ được cử tham gia các lớp tập huấn, đào tạo ngắn hạn, trung hạn là các cán bộ cơng đồn của công ty/KCN. Tuy nhiên, không thể phủ nhận kết quả của các đợt tập huấn, đào tạo, bởi:

Phỏng vấn sâu số 7 “Đa phần sau khi tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng CNLĐ có nhận thức, trình độ tay nghề, chun mơn nghiệp vụ được nâng lên rõ rệt, phục vụ hiệu quả u cầu cơng việc, góp phần đáng kể trong thực hiện nhiệm vụ công ty”

(Nữ, cán bộ cơng đồn cơng ty TNHH Canon Việt Nam, 35 tuổi, quê Nam Định)

Về hoạt động văn hóa tâm linh, phần lớn CNLĐ đều có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và chiếm một vị trí khá quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của CNLĐ. Tuy nhiên, việc thờ cúng tổ tiên phần lớn được thực hiện bởi mỗi cá nhân CNLĐ, cịn cơng ty/KCN khơng thường xun tổ chức các hoạt động văn hóa tâm linh cho CNLĐ tham gia. Có chăng chỉ là các hoạt động party/du lịch… kết hợp với hoạt động văn hóa tâm linh.

Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn các hoạt động tại công ty/KCN là các hoạt động văn hóa – văn nghệ, thể dục – thể thao. Song, không phải CNLĐ nào trong công ty/KCN cũng sẵn sang tham gia.

Biểu đồ 2.5. Thực tiễn tham gia các hoạt động văn hóa - văn nghệ của công nhân lao động

(Nguồn: Kết quả điều tra từ tháng 2 – 4 năm 2021)

Thực hiện Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 09/01/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho CNLĐ KCN, KCX; trong những năm qua, cùng với các hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đồn viên, người lao động, cơng đồn cơng ty/KCN thường xun phối hợp với doanh nghiệp tổ chức các buổi tuyên truyền, tập huấn, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao cho CNLĐ nhằm nâng cao hiểu biết, tạo khơng khí vui tươi, khấn khởi, giúp người lao động gắn bó với doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, số liệu điều tra thể hiện, có 71.1% CNLĐ sẵn sàng tham gia các hoạt động văn hóa - văn nghệ và 28.9% tham gia khi được tổ chức phân công. Qua đó thấy rằng, bên cạnh những kết quả đạt được việc triển khai thực hiện các Nghị quyết, các chương trình hành động, các thông tư, hướng dẫn về xây dựng đời sống văn hóa cho CNLĐ trong cơng ty/KCN cịn hạn chế, tỉ lệ CNLĐ tự nguyện tham gia các

hoạt động văn hóa, thể thao cịn chưa cao bởi một số thiết chế văn hóa cịn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa tinh thần của công nhân lao động tại khu công nghiệp bắc thăng long, hà nội (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)