Sử dụng mạng xã hội

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa tinh thần của công nhân lao động tại khu công nghiệp bắc thăng long, hà nội (Trang 36 - 40)

9. Kết cấu của luận văn

2.1. Thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của công nhân lao động

2.2.1. Sử dụng mạng xã hội

Trong thời đại công nghệ mạng di động ngày càng phát triển (Wifi, 3G, 4G và 5G) ngày càng phát triển giúp cho việc truy cập và sử dụng MXH bất cứ nơi đâu ngày càng dễ dàng hơn. Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, MXH là phương tiện truyền tải thông tin quan trọng và phổ biến của truyền thông xã hội với khoảng 366 MXH đang tồn tại, được nhiều người đăng ký và sử dụng là Facebook, Zalo, Youtube, Instagram [34], với đặc điểm nổi trội là tốc độ kết nối nhanh, phạm vi chia sẻ rộng, hiệu quả tác động rất lớn.

Biểu đồ 2.1. Mức độ sử dụng mạng xã hội của công nhân lao động

1.98 3.73 2.75 2.70 3.16 3.31 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00 Khác (ghi rõ)…………………….

Truy cập mạng xã hội Facebook

Truy cập mạng xã hội Instagram Truy cập mạng xã hội Tiktok Truy cập mạng xã hội outube

Truy cập mạng xã hội Zalo

Điểm trung bình

Biểu đồ 2.1. Mức độ sử dụng mạng xã hội của công nhân lao động

Số liệu điều tra thể hiện, đánh giá của CNLĐ về mức độ sử dụng MXH của CNLĐ tại công ty/KCN tương đối thường xuyên.

Trong đó, mức độ truy cập MXH facebook chiếm mức điểm cao nhất là 3.73/5 điểm; tiếp đến là truy cập MXH zalo chiếm 3.31/5 điểm; và truy cập MXH youtube với 3.16/5 điểm. Việc truy cập MXH Instagram và MXH Tiktok được CNLĐ đánh giá sử dụng ít hơn với mức điểm trung bình là 2.75/5 điểm và 2.7/5 điểm. MXH từ 5 năm trở lại đây đã trở thành một thuật ngữ quá quen thuộc. Việc sử dụng mạng xã hội cũng trở nên rộng rãi và phổ biến hơn bao giờ hết, MXH xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi giai cấp. Là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau tạo thành một cộng đồng không phân biệt không gian và thời gian. Những người tham gia vào dịch vụ mạng xã hội còn được gọi là cư dân mạng. Đứng trước sự đổi mới của công cuộc 4.0 đã và đang phát triển, du nhập mạnh mẽ vào nước ta, trong đó, nổi bật nhất là Internet, MXH – một công cụ giúp chúng ta tiếp cận thông tin một cách nhanh nhạy, mở mang hiểu biết về thế giới và một mặt khiến con người được thỏa mãn về thông tin, đưa con người đến gần nhau hơn, bình đẳng hơn trên phương diện tiếp cận thông tin. Và bên cạnh những lợi ích to lớn mà MXH mang lại, thì nó cũng có vai trị khơng hề nhỏ đối với nhu cầu giải trí của CNLĐ hiện nay.

Cũng theo số liệu thống kê tính tới tháng 6//2021 của NapoleonCat (công cụ đo lường các chỉ số MXH), tổng số người dùng Facebook tại Việt Nam là gần 76 triệu người, chiếm hơn 70% dân số toàn quốc, tăng 31 triệu người dùng so với năm 2019 và vẫn dẫn đầu danh sách các MXH phổ biến tại Việt Nam. Trong đó, độ tuổi phổ biến nhất vẫn là từ 25 - 34 (khoảng 32% tổng số users) và sự chênh lệch về giới tính là khơng đáng kể (49,9% người dùng nam & 50,1% người dùng là nữ giới). Với các MXH khác như: Instagram với 10.717.000 người dùng (tính tới thời điểm hiện tại) trong đó đối tượng chủ yếu là giới trẻ, độ tuổi từ 18 - 24 (chiếm hơn 30% tổng số), tập trung chủ yếu là nữ giới (62,7%) với nội dung tập trung vào các mảng thiên về nghệ thuật, giải trí, ẩm thực, du lịch & thời trang [41]. Ngoài các MXH kể trên, 2021 là

năm của rất nhiều các loại MXH mới, bao gồm “mới bùng nổ” và “mới xuất hiện”. Zalo không phải MXH mới, tuy nhiên xuất phát điểm của trang này là một ứng dụng điện thoại và nhắn tin qua mạng Internet của VNG Corp, phải đến tháng 12/2020 vừa qua, trang này mới được cấp giấy chứng nhận và chính thức được hoạt động như một mạng xã hội thực sự. Zalo hiện tại, có khoảng hơn 60 triệu người dùng và trở thành MXH “made-in Vietnam” lớn nhất hiện nay. Ngồi các tính năng như nhắn tin, thoại thì nay người dùng đã có thể kinh doanh/mua bán online, đặt phòng khách sạn, gọi xe, chơi game hay thanh tốn hóa đơn... Hay từ một ứng dụng chia sẻ video được sản xuất bởi một công ty công nghệ của Trung Quốc, Tiktok nhanh chóng trở thành ứng dụng số 1 trên Apple Store khơng chỉ trong nước mà trên tồn thế giới. Dưới tác động của dịch Covid-19, Tiktok ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nhờ những tính năng ưu việt dành cho người dùng với giá trị giải trí cao. Tại Việt Nam, kể từ đợt “lockdown” đầu tiên vào hồi đầu năm ngoái, MXH này đã dần trở nên phổ biến hơn bao giờ hết và con số người dùng vẫn chưa ngừng tăng lên [41].

Bảng 2.1. Mức độ sử dụng mạng xã hội của công nhân lao động

Đánh giá của công nhân Mức độ sử dụng các loại hình Điểm trung bình Khơng

bao giờ Hiếm khi

Bình thƣờng Thƣờng xuyên Rất thƣờng xuyên N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % Truy cập mạng xã hội Facebook 5 2.6 11 5.7 60 30.9 74 38.1 44 22.7 3.31 Truy cập mạng xã hội Zalo 5 2.6 33 17.0 76 39.2 57 29.4 23 11.9 3.16 Truy cập mạng xã hội Tiktok 34 17.5 43 22.2 72 37.1 38 19.6 7 3.6 2.70 Truy cập mạng xã hội Instagram 27 13.9 62 32.0 56 28.9 31 16.0 18 9.3 2.75 Truy cập mạng xã hội Youtube 6 3.1 43 22.2 77 39.7 49 25.3 19 9.8 3.73 Khác 91 46.9 43 22.2 38 19.6 16 8.2 6 3.1 1.98

Đối với CNLĐ, ngoài thời gian làm việc tại cơng ty/KCN, CNLĐ có nhiều thời gian rảnh rỗi, thời gian rảnh, CNLĐ thường xuyên truy cập vào MXH. Số liệu điều tra thể hiện, thời gian trung bình sử dụng MXH của CNLĐ tương đối lớn. Kết quả khảo sát thời gian trung bình sử dụng MXH của CNLĐ tại KCN Bắc Thăng Long là 5.17 giờ/ngày. Thời gian sử dụng này tương đối lớn (trừ thời gian làm việc theo quy định của pháp luật lao động thường là 8 giờ/ngày của CNLĐ), bởi lẽ, phần lớn CNLĐ làm việc tại KCN thường là những lao động từ địa phương khác tới, người thân và bạn bè quen biết xa, nên việc truy cập MXH để trao đổi thông tin, chia sẻ, tâm sự là vô cùng cần thiết đối với CNLĐ xa nhà. Mặt khác, trong thời đại công nghệ số hiện nay, ứng dụng công nghệ thông tin, trao đổi thông tin... ngày càng trở nên cần thiết. Để thuận tiện trao đổi công việc, đời tư, CNLĐ thường lập các nhóm cơng việc, trao đổi qua zalo để tiết kiệm chi phí, nắm thơng tin nhanh chóng, hiệu quả... Chính vì vậy, việc sử dụng MXH của CNLĐ ngày càng nhiều và có xu hướng gia tăng.

Phỏng vấn sâu số 1 “Một ngày đi làm việc 8 – 12 giờ/ngày, ngoài thời gian làm việc, cịn con cái, gia đình. Thế nên thời gian rảnh rỗi, nghỉ ngơi, sẵn cái điện thoại ở tay đây, lướt lướt Facebook và xem outube để giải trí là chủ yếu”.

(Nữ, công nhân công ty TNHH TOTO Việt Nam, 34 tuổi, quê Thanh Hóa).

Phỏng vấn sâu số 2 “MXH ngày càng phát triển, ngoài thời gian làm việc tại cơng ty, vì chưa có gia đình nên chị thường xem facebook, youtube. Trong cơng ty cũng có nhiều nhóm zalo, trao đổi thơng tin liên quan đến công việc, tham gia các hoạt động… nên cũng thường xuyên truy cập MXH để nắm bắt thông tin”.

(Nữ, công nhân công ty TNHH Canon Việt Nam, 20 tuổi, quê Lạng Sơn).

Mặc dù thời gian sử dụng MXH facebook của CNLĐ tương đối nhiều, song, phần lớn CNLĐ sử dụng điện thoại tại nhà/khi rảnh rỗi, bởi trong thời gian làm việc, CNLĐ không được/hạn chế sử dụng điện thoại di động trong giờ làm việc, nhằm đảm bảo thời gian và năng suất lao động trong lao động.

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa tinh thần của công nhân lao động tại khu công nghiệp bắc thăng long, hà nội (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)