Phân tích cơ cấu tài sản

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 công ty CP (Trang 34 - 61)

Tài sản Kỳ gốc Kỳ phân tích Kỳ PT so với KG Số tiền % Số tiền % Số tiền % (1) (2) (3) (4) (5) (6)=(4)-(2) (7)=(5)-(3) A. Tài sản ngắn hạn

I. Tiền và tương đương tiền

II. Đầu tư tài chính ngắn hạn

III. Phải thu ngắn hạn IV. Hàng tồn kho

V. Tài sản ngắn hạn khác

B. Tài sản dài hạn

I. Phải thu dài hạn II. Tài sản cố định III. Bất động sản đầu tư IV. Đầu tư tài chính dài hạn

V. Tài sản dài hạn khác

Tổng cộng

(Nguồn: Nguyễn Năng Phúc, 2013)

Tài sản ngắn hạn: Tải sản ngắn hạn của doanh nghiệp gồm tiền và tương đương, các khoản phải thu, hàng tồn kho, đầu tư tài chính ngắn hạn,…Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là những tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong một kỳ kinh doanh hoặc trong một năm. Phân tích những thay đổi của tài sản ngắn hạn cho thấy những thay đổi về dự trữ có lên quan đến quy

mô sản xuất của doanh nghiệp. Do đó đánh giá sự thay đổi của tài sản ngắn hạn ta cần xem xét kết cấu của từng loại tài sản, đánh giá xem loại nào thừa, loại nào thiếu để từ đó đưa ra biện pháp điều chỉnh cho phù hợp.

Tài sản dài hạn: là những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trên một kỳ kinh doanh. Khi phân tích chỉ tiêu này cần lưu ý đến những lĩnh vực và tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thông qua bảng phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, chúng ta nhận thấy được sự tăng giảm cả về số tuyệt đối và số tương đối của các chỉ tiêu trong phần tài sản của doanh nghiệp. Bên cạnh đó là mức độ ảnh hưởng của chỉ tiêu tài sản trong tổng tài sản.Từ đó, có thể đánh giá được khái quát mức độ ảnh hưởng và đưa ra những chính sách hợp lý điều chỉnh các khoản mục tài sản của doanh nghiệp

1.3.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn

Phân tích hình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh hay còn gọi là hoạt động tài trợ của DN là việc xem xét các mối quan hệ: tài sản và nguồn vốn; qua đó đánh giá sự an toàn, ổn định về mặt tài chính của doanh nghiệp.

Nguyên tắc cơ bản để đảm bảo cân bằng tài chính là: “tài sản được tài trợ trong một thời gian không thấp hơn thời gian chuyển hoá tài sản ấy”. Như vậy, khi tính đến độ an toàn, ổn định trong việc tài trợ, nguyên tắc cân bằng tài chính đòi hỏi: tài sản dài hạn chỉ được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn; tài sản ngắn hạn được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn.

Ta có cân bằng tài chính được thể hiện qua đẳng thức:

Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Nguồn vốn ngắn hạn + Nguồn vốn dài hạn Hay: Tài sản ngắn hạn - Nguồn vốn ngắn hạn = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn

Phân tích tình hình tài trợ thực chất là xem xét mối quan hệ giữa nguồn vốn dài hạn (bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và vay dài hạn) với tài sản dài hạn hay tài sản ngắn hạn với nguồn vốn ngắn hạn. Vốn lưu chuyển là số vốn tối thiểu của DN nhằm duy trì hoạt động KD bình thường của DN. Với số vốn lưu chuyển, DN có khả năng bảo đảm chi trả các khoản chi tiêu mang tính chất thường xuyên mà không cần vay mượn hay chiếm dụng bất kỳ một khoản nào khác.

Vốn lưu chuyển = Tài sản ngắn hạn - Nguồn vốn ngắn hạn Vốn lưu chuyển = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn

Trường hợp vốn lưu chuyển > 0: nguồn vốn dài hạn lớn hơn tài sản dài hạn, nghĩa là nguồn tài trợ ổn định của DN dùng để đầu tư tài sản dài hạn, còn phần thừa dùng để đầu tư tài sản ngắn hạn. Trong trường hợp này DN được an an toàn vì nó cho phép DN đương đầu được với những rủi ro có thể xảy xa như việc phá sản của khách hàng lớn, việc cắt giảm tín dụng của các nhà cung cấp kể cả việc thua lỗ nhất thời…

Trường hợp vốn lưu chuyển <= 0: Trường hợp này có nghĩa DN không có vốn hoạt động thuần. Theo đó, DN đã dùng một phần nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. Khi vốn hoạt đồng thuần =0, nguồn vốn dài hạn bằng tài sản dài hạn điều đó có nghĩa nguồn vốn dài hạn của DN vừa đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn, cân bằng tài chính trong trường hợp này vẫn đạt được song tính ổn định chưa cao. Trong trường hợp này DN cần liên tục phải đảo nợ và sử dụng các biện pháp như thu hẹp quy mô tài sản cố định, thu hồi đầu tư đầu tư tài chính dài hạn, tăng vay dài hạn hay sử dụng các công cụ tài chính dài dạn…

Tuy nhiên VLC bao nhiêu thì đủ, muốn trả lời được câu hỏi này chúng ta phải có cơ sở để đánh giá đó chính là đảm bảo tài trợ đủ cho HTK và các khoản phải thu ngắn hạn. Xét nguồn vốn ngắn hạn gồm vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán, phải trả người lao động, … thì phải trả người lao động và phải trả người bán là những khoản chiếm dụng thì khoản chiếm dụng là khoản

mà luôn tồn tại nên xét tính chất nó là nguồn dài cho nên khoản để tài trợ được bớt cho các khoản chiếm dụng gọi là nhu cầu vốn lưu chuyển.

Như vậy ta có chỉ tiêu phân tích thứ 2 là:

Nhu cầu vốn lưu chuyển = Hàng tồn kho + Phải thu ngắn hạn – Các khoản phải trả ngắn hạn

Trong đó: Các khoản phải trả ngắn hạn = Nguồn vốn ngắn hạn – Vay và nợ ngắn hạn.

Xem xét mối quan hệ giữa vốn lưu chuyển và nhu cầu vốn lưu chuyển bằng cách sử dụng phương pháp so sánh chỉ tiêu Vốn lưu chuyển và Nhu cầu vốn lưu chuyển ở thời điểm cuối kỳ so với đầu kỳ để đánh giá về việc thực hiện nguyên tắc cân bằng tài chính cũng như mức độ an toàn hoặc rủi ro trong hoạt động tài trợ của doanh nghiệp.

1.3.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

1.3.3.1. Phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp

Phân tích tình hình công nợ để đánh giá vốn của DN bị chiếm dụng như thế nào? DN đã đi chiếm dụng vốn ra sao? Trong KD việc bị chiếm dụng vốn và đi chiếm dụng vốn là điều bình thường bởi vì trong kinh doanh luôn xảy ra mối quan hệ kinh tế nảy sinh giữa DN này với DN khác, giữa DN với Nhà nước, khách hàng, công nhân viên của DN…Nhưng các khoản công nợ này nếu chưa đến hạn thanh toán là hoàn toàn bình thường. Điều mà các nhà quản lý quan tâm đó là những khoản nợ dây dưa, khó đòi, các khoản phải thu không có khả năng thu hồi, các khoản phải trả không có nguồn để thanh toán. Để nhận biết điều đó cần phân tích tình hình công nợ để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Trong thực tế nếu các khoản công nợ phải thu lớn hơn các khoản công nợ phải trả thì DN đó đã bị chiếm dụng vốn nhiều hơn làm tăng nhu cầu cần tài trợ, nếu các khoản công nợ phải thu nhỏ hơn khoản công nợ phải trả thì DN đó đã đi chiếm dụng vốn làm giảm nhu cầu cần tài trợ. Các nhà quản lý DN luôn quan tâm đến các khoản công nợ đến hạn, sắp đến hạn phải trả để chuẩn bị những nguồn thanh toán những khoản nợ này khi đến hạn.

Chỉ tiêu phân tích: Bao gồm 3 nhóm chỉ tiêu

- Nhóm 1: Các chỉ tiêu phản ánh quy mô công nợ phải thu (bị chiếm dụng) và công nợ phải trả (đi chiếm dụng)

+ Các khoản phải thu

+ Các khoản phải trả (chỉ tính các khoản chiếm dụng, không tính các khoản vay)

- Nhóm 2: Hệ số các khoản phải thu và các khoản phải trả Hệ số các khoản

phải thu =

Các khoản phải thu Tổng tài sản

Hệ số cho biết phần vốn bị chiếm dụng chiếm bao nhiêu phần tài sản của doanh nghiệp. Nó phản ánh mức độ bị chiếm dụng vốn dẫn đến phản ánh mức độ vốn bị chiếm dụng ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Hệ số các khoản

phải trả =

Các khoản phải trả Tổng tài sản

Hệ số cho biết phần vốn đi chiếm dụng tài trợ bao nhiêu phần tài sản của doanh nghiệp. Nó phản ánh mức độ đi chiếm dụng vốn.

- Nhóm 3: Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý, thu hồi, thanh toán các khoản phải thu và các khoản phải trả.

Số vòng thu hồi nợ = Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân Doanh thu thuần Hệ số vòng thu hồi nợ hay số vòng quay các khoản phải thu hay hệ số thu hồi các khoản phải thu cho biết trong kỳ các khoản phải thu ngắn hạn bình quân của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng.

Thời hạn thu nợ = Số ngày trong kỳ Số vòng thu hồi nợ

Chỉ tiêu cho biết trung bình sau bao nhiêu ngày thì doanh nghiệp thu hồi được nợ. Số vòng thu nợ và thời gian thu nợ phản ánh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu ngắn hạn qua đó đánh giá về thời gian thu nợ, xác suất thu được nợ và trình độ quản trị nợ của doanh nghiệp.

Hệ số hoàn trả nợ = Giá vốn hàng bán

Các khoản phải trả ngắn hạn bình quân Trong đó: Các khoản phải trả ngắn hạn = Nợ ngắn hạn – Vay và nợ thuê TC ngắn hạn

Hệ số hoàn trả nợ các khoản phải thu cho biết trong kỳ các khoản phải thu ngắn hạn bình quân của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng.

Thời gian hoàn

trả nợ =

Số ngày trong kỳ Hệ số hoàn trả nợ

Chỉ tiêu cho biết trung bình sau bao nhiêu ngày thì doanh nghiệp hoàn trả nợ.

Khi đi phân tích cần xem xét DN có phát sinh các khoản phải thu khó đòi hay các khoản phải trả quá hạn hay không vì như thế sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của DN.

1.3.3.2. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Khả năng thanh toán là khả năng sử dụng các nguồn lực của DN để ứng phó đối với các khoản nợ phải trả của DN theo thời hạn phù hợp. Thông qua phân tích khả năng thanh toán có thể đánh giá thực trạng khả năng thanh toán, các khoản nợ của DN, từ đó có thể đánh giá tình hình tài chính của DN, thấy được các tiềm năng cũng như nguy cơ trong quá trình thanh toán những khoản nợ của DN để từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời.

Các chỉ tiêu phân tích

-Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (hiện hành) Hệ số khả năng thanh

toán tổng quát =

Tổng tài sản Tổng Nợ phải trả

Chỉ tiêu này đo lường khả năng thanh toán một cách tổng quát các khoản nợ phải tả của doanh nghiệp. Khi hệ số này lớn hơn 1 tức là doanh nghiệp có khả năng thanh toán tổng quát; nếu hệ số này nhỏ hơn 1 tức là doanh nghiệp này đang gặp rủi ro, toàn bộ tài sản hiện có không đủ để thanh toán các khoản nợ dẫn đến việc mất khả năng thanh toán, có nguy cơ phá sản. Với DN hoạt động bình thường thì chỉ tiêu này thường lớn hơn 1.

- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh

toán nợ ngắn hạn =

Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có thể thanh toán được bao nhiêu lần nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hiện có. Nếu hệ số này lớn hơn 1 thì doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn; ngược lại nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp gặp rủi ro trong thanh toán nợ ngắn hạn (Nợ ngắn hạn đang được bù đắp bởi tài sản dài hạn)

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh Hệ số khả năng thanh

toán nhanh =

Tiền và tương đương tiền Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng các khoản tiền và tương đương tiền.

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời Hệ số khả năng thanh

toán tức thời =

Tiền và tương đương tiền Nợ đến hạn và quá hạn

Chỉ tiêu cho biết doanh nghiệp có khả năng thanh toán ngay bao nhiêu lần nợ quá hạn, đến hạn bằng các khoản tiền và tương đương tiền hiện có.

- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = EBIT Lãi vay phải trả

Chỉ tiêu cho biết toàn bộ lợi nhuận trước thuế và lãi vay sinh ra trong mỗi kỳ có thể đảm bảo cho doanh nghiệp thanh toán được bao nhiêu lần tổng lãi va phải trả từ huy động nguồn vốn nợ.

Sử dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu ở thời điểm cuối kỳ so với đầu kỳ, căn cứ vào kết quả so sánh độ lớn của từng chỉ tiêu hoặc chỉ tiêu TB ngành (nếu có) để đánh giá khả năng thanh toán của DN.

Số liệu để tính toán các chỉ tiêu này được sử dụng từ thông tin trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, phần tài sản, phần nguồn vốn. Thông tin trên

báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Thời điểm lấy số liệu là tháng 5/2021.

1.3.4. Phân tích kết quả và hiệu quả kinh doanh

1.3.4.1. Phân tích kết quả kinh doanh

Thông qua báo cáo kết quả hoạt động của doanh nghiệp, Các nhà phân tích tiến hành phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh sẽ cho chúng ta biết tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, nên khi nhìn vào tài liệu này các nhà đầu tư có thể thấy rõ nhất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhìn báo cáo kết quả kinh doanh sẽ cho ta thấy doanh thu trong kì là bao nhiêu? Lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận ròng của doanh nghiệp là cao hay thấp.Nếu các chỉ tiêu trên tăng lên chứng tỏ trong kì doanh nghiệp đang làm ăn tốt và trên đà phát triển, tăng trưởng và ngược lại.Nhìn kết quả sản xuất kinh doanh, các nhà đầu tư cũng có thể nhìn thấy rõ các khoản mục chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi quản lý doanh nghiệp, khấu hao, lãi tiền vay, thuế….

Nếu các khoản mục này tăng lên thì có thể đánh giá doanh nghiệp quản lý các khoản chi phí chưa tốt, hoặc công ty đang đầu tư quá mức cho các chi phí bán hàng, khuyến mại nhằm tăng doanh số bán hàng và nâng cao thương hiệu của công ty.

Ngoài ra, báo cáo kết quả kinh doanh cũng cho biết khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại ra sao cũng như trong tương lai thế nào.

Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh trong 1 kỳ cho ta thấy hoạt động nào đóng góp nhiều nhất vào kết quả và lợi nhuận của doanh nghiệp.Thông thường hoạt động chính đem lại khoản đóng góp lớn nhất. Khi so sánh với các kỳ trước đó, ta có thể thấy biến động tăng hay giảm của từng hoạt động.

1.3.4.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh

Khi phân tích hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp tùy thuộc vào mục tiêu quan tâm và tài liệu thu thập được để xác định phạm vi phân tích

phù hợp. Thông thường, các nhà quản trị doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm phân tích hiệu suất sử dụng vốn từ tổng quát đến chi tiết: Tức là hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh đến hiệu suất sử dụng vốn lưu động. Trong vốn lưu động xem xét tốc độ luân chuyển các loại vốn chủ yếu như: Tốc độ luân chuyển vốn hàng hóa, vốn thanh toán (các khoản phải thu) qua đó có biện pháp điều chỉnh tốc độ luân chuyển từng loại vốn một cách phù hợp để tối đa hóa mục tiêu tổng thể.

* Phân tích hiệu suất sử dụng vốn

Phân tích hiệu suất sử dụng tổng vốn

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 công ty CP (Trang 34 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)