Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 công ty CP (Trang 32 - 34)

Nguồn vốn Kỳ gốc Kỳ phân tích Kỳ PT so với KG Số tiền % Số tiền % Số tiền % (1) (2) (3) (4) (5) (6)=(4)-(2) (7)=(5)-(3) A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn B. Vốn chủ sở hữu I. Vốn chủ sở hữu II. NV và kinh phí khác Tổng cộng

(Nguồn: Nguyễn Năng Phúc, 2013)

Cùng với việc so sánh tổng nguồn vốn cũng như từng loại nguồn vốn giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc, các nhà phân tích còn tính ra và so sánh tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số, từ đó thấy được xu hướng biến động, mức độ hợp lý và tính tự chủ tài chính của doanh nghiệp.

Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn

=

Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn

x 100 Tổng nguồn vốn

Nhìn vào bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn ở trên, chúng ta có thể thấy được sự biến động tăng giảm cả về số tuyệt đối và số tương đối của các chỉ tiêu trong phần nguồn vốn của doanh nghiệp. Nếu phần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cao chứng tỏ doanh nghiệp có mức độ độc lập tài chính cao, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và người cho vay. Tuy nhiên không phải tỷ lệ của vốn chủ sở hữu cao bao giờ cũng tốt, bởi doanh nghiệp sẽ không thể sử dụng được đòn bẩy tài chính từ các khoản nợ chiếm dụng nên mất cơ hội đầu tư sinh lời.

1.3.1.2. Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản

Từ việc phân tích cơ cấu tài sản, các nhà quản lý sẽ nắm được tình hình đầu tư (sử dụng) số vốn đã huy động, biết được mức độ sử dụng vốn đã phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và mục đích kinh doanh của doanh nghiệp chưa.

Phân tích cơ cấu TS của DN được thực hiện bằng cách tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc hoặc giữa các kỳ với nhau về tỷ trọng của từng bộ phận TS chiếm trong tổng số TS. Tỷ trọng của từng bộ phận TS chiếm trong tổng số TS được xác định như sau:

Tỷ trọng của từng loại TS =

Giá trị của từng loại TS

x 100 Tổng giá trị TS

Qua tính toán tỷ trọng của từng TS chiếm trong tổng số TS để thấy được sự phù hợp của cơ cấu TS với ngành nghề KD. Thông thường các DN sản xuất có cơ cấu tài sản dài hạn cao hơn tài sản ngắn hạn, cơ cấu tài sản cố định cao hơn hàng tồn kho. DN thương mại thường có cơ cấu TS ngắn hạn cao hơn TS dài hạn cơ cấu hàng tồn kho cao hơn các TS ngắn hạn khác. Để phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp người ta thường lập bảng phân tích như sau:

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 công ty CP (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)